Hưởng Bhxh Khi Nghỉ Việc - 6 Quyền Lợi Không Thể Bỏ Lỡ

19/04/2023

Bảo hiểm xã hội là một yếu tố quan trọng nhằm bảo vệ lợi ích của người lao động. Chính vì vậy đây là vấn đề nhận được sự quan tâm đông đảo từ hầu hết những người lao động. Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh như nghỉ việc có được hưởng BHXH không, nghỉ việc có thể tự đóng bảo hiểm không,… 

Ngoài chế độ hưu trí, tử tuất, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc còn được hưởng chế độ thai sản, ốm đau, chế độ BNN- TNLĐ,... Hãy cùng F88 tìm kiếm câu trả lời rõ ràng nhất xoay quanh chủ đề này nhé.

Bảo hiểm xã hội là quyền lợi quan trọng của người đi làm
Bảo hiểm xã hội là quyền lợi quan trọng của người đi làm

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng quyền lợi gì?

Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh của Chính phủ, hướng tới mục đích chăm sóc sức khỏe, đảm bảo thu nhập cho người tham gia. Đặc biệt trong trường hợp không may xảy ra những biến cố do đau ốm, bệnh tật, thai sản, già yếu,...

Người tham gia có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức là đăng ký tự nguyện hoặc tham gia bắt buộc đối thuộc trường hợp nằm trong quy định pháp luật.

  • Người tham gia BHXH sẽ được hưởng 5 chế độ tương ứng là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Trong khi người tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng 2 quyền lợi là hưu trí và tử tuất.
  • Bên cạnh đó, người tham gia BHXH có thể rút BHXH 1 lần bất cứ khi nào và khi có yêu cầu gửi cơ quan BHXH. Như vậy, hiện nay người tham gia BHXH có thể được nhận tối đa 6 quyền lợi sau đây:

1.1. Quyền lợi khi ốm đau, bệnh tật

Quyền lợi này chỉ dành cho người thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định. Người tham gia sẽ được hưởng các quyền lợi sau đây khi ốm đau, bệnh tật:

(1) Số ngày nghỉ do nằm viện hoặc chăm sóc y tế. Thời gian này được căn cứ vào số năm đóng BHXH.

  • Thời gian tham gia BHXH dưới 15 năm: được nghỉ 30 ngày.

  • Thời gian tham gia BHXH 15 năm đến dưới 30 năm: được nghỉ 40 ngày.

  • Thời gian tham gia BHXH tối thiểu 30 năm: được nghỉ 40 ngày.

Trường hợp đặc biệt, lao động làm việc ở môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc khu có trợ cấp vùng tối thiểu 0.7 thì thời gian nghỉ được cộng thêm 10 ngày trong mỗi trường hợp. Tổng thời gian nghỉ không vượt quá 180 ngày.

(2) Người tham gia BHXH được được nhận tiền trợ cấp ốm đau. Nếu bệnh thông thường, mức trợ cấp bằng 75% tháng lương gần nhất trước khi nghỉ ốm. Nếu bệnh dài ngày cần điều trị thì hưởng mức thấp hơn, dựa trên thời gian tham gia BHXH.

Bảo hiểm xã hội bao gồm cả quyền lợi ốm đau của bạn
Bảo hiểm xã hội bao gồm cả quyền lợi ốm đau của bạn

1.2. Quyền lợi khi mang thai và sinh con

Người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ thai sản trong quá trình mang thai và sinh con theo quy định. Bao gồm số ngày nghỉ và tiền trợ cấp. Cả đối tượng người tham gia là nam giới có vợ sinh con cũng sẽ được hưởng quyền lợi này. Cụ thể như sau:

(1) Số ngày nghỉ thai sản:

  • Trường hợp khám thai: nghỉ 5 lần, mỗi lần 1 ngày, nếu khám nơi xa sẽ được nghỉ 2 ngày/lần.

  • Trường hợp sảy, nạo, hút hoặc phá thai, thai bệnh lý hoặc bị lưu sẽ được nghỉ theo tuổi thai: nghỉ 10 ngày với thai dưới 5 tuần, nghỉ 20 ngày với thai từ 5 tuần đến dưới 13 tuần, nghỉ 40 ngày với từ 13 tuần đến dưới 25 tuần. Thai từ tuần thứ 25 trở lên được nghỉ tối đa 50 ngày.

  • Nghỉ sinh con: trường hợp sinh thường và một con được nghỉ 6 tháng, cứ thêm một con thì được nghỉ thêm một tháng.

  • Nghỉ khi vợ sinh con: lao động nam được nghỉ 5 ngày nếu vợ sinh thường, 7 ngày nếu vợ sinh mổ hoặc con sinh non dưới 31 tuần.

  • Con chết sau sinh: con 2 tháng tuổi trở lên được nghỉ 2 tháng, dưới 2 tháng tuổi được nghỉ 4 tháng.

  • Người sinh con hộ được hưởng chế độ tới khi bàn giao trẻ, người nhận con nuôi được hưởng đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

  • Tránh thai: lao động nữ được nghỉ 7 ngày (biện pháp thông thường), 15 ngày (triệt sản).

(2) Số tiền trợ cấp thai sản được nhận. Đối với trường hợp sinh con, người lao động được hưởng 6 tháng bình quân lương tháng đóng BHXH. Ngoài ra, sẽ được thêm trợ cấp một lần tính bằng 2 lần mức lương cơ sở hiện hành. Lao động sau sinh nếu có sức khoẻ yếu sẽ được nghỉ 5 ngày khi sinh thường, 7 ngày khi sinh mổ.

1.3. Quyền lợi khi tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp

Người tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng chế độ này nếu không may gặp tai nạn lao động hoặc mắc các bệnh nghề nghiệp dựa trên quy định. Quyền lợi này được quy ra bằng tiền và thời gian nghỉ để phục hồi sức khoẻ.

Bảo hiểm xã hội sẽ chi trả nếu bạn mắc các bệnh về nghề nghiệp theo quy định
Bảo hiểm xã hội sẽ chi trả nếu bạn mắc các bệnh về nghề nghiệp theo quy định

1.4. Quyền lợi khi về hưu

Đối với chế độ hưu trí, người tham gia BHXH tự nguyện và bắt buộc đều được nhận. Tuy nhiên chỉ áp dụng với người tham gia đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu và thời gian đóng BHXH theo quy định.

1.5. Quyền lợi khi mất

Quyền lợi này được áp dụng với cả người tham gia BHXH theo hình thức bắt buộc và tự nguyện. Đối tượng thụ hưởng là người tham gia đóng BHXH và thân nhân của họ thông qua tiền trợ cấp gồm:

(1) Trợ cấp mai táng.

(2) Trợ cấp hàng tháng.

1.6. Quyền lợi rút BHXH 1 lần

Quyền lợi này được áp dụng với người đang tham gia đóng BHXH khi họ không có nhu cầu tiếp tục tham gia đóng BHXH để được hưởng các quyền lợi như đã đề cập như trên. Người tham gia bảo hiểm muốn rút BHXH 1 lần chỉ cần gửi yêu cầu đến cơ quan BHXH. Sau đó xét duyệt, nếu đủ điều kiện sẽ được nhận chế độ quyền lợi.

Bạn có thể rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi cần
Bạn có thể rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi cần

2. Sau nghỉ việc có thể tự đóng bảo hiểm xã hội không?

Dựa trên quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Bao gồm cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định về lao động;

  • Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

  • Cán bộ, công nhân viên chức; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

  • Công nhân quốc phòng - công an, người làm công tác khác thuộc tổ chức cơ yếu; lực lượng quân đội...;

  • Người đi làm việc ở nước ngoài dựa trên hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam;

  • Người quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã được hưởng tiền lương.

Mặt khác, dựa trên Khoản 4, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện phải là công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp tham gia BHXH bắt buộc.

Như vậy, người lao động khi nghỉ việc có thể tự đóng bảo hiểm cho mình dưới hình thức BHXH tự nguyện với các quyền lợi thuộc BHXH tự nguyện.

Bạn vẫn có thể đóng bảo hiểm xã hội sau khi đã nghỉ việc
Bạn vẫn có thể đóng bảo hiểm xã hội sau khi đã nghỉ việc

3. Người lao động nên làm gì để bảo toàn quyền lợi BHXH của mình sau khi nghỉ việc?

Nếu người lao động vẫn muốn tham gia BHXH sau khi nghỉ việc để hưởng đầy đủ 6 quyền lợi thì có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau:

3.1 Trường hợp người lao động nghỉ việc để tìm chỗ làm mới

Căn cứ theo Điều 61, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động khi nghỉ việc nếu vẫn chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH.

Nếu người lao động nghỉ việc ở đơn vị cũ để tìm công việc mới, nên lựa chọn việc bảo lưu thời gian tham gia BHXH.

Đồng thời, tại Khoản 5, Điều 3, Luật BHXH 2014 có quy định về việc bảo lưu thời gian đóng BHXH như sau:

  • Thời gian đóng BHXH được tính kể từ khi người lao động bắt đầu đóng BHXH cho tới khi dừng đóng.

  • Nếu người lao động đóng BHXH không liên tục thì thời gian tham gia BHXH là tổng thời gian đã đóng.

3.2 Trường hợp người lao động nghỉ việc hẳn và làm việc tự do

  • Nếu người lao động nghỉ hẳn, muốn chuyển sang làm việc tự do và không ký kết HĐLĐ với bất kỳ đơn vị, doanh nghiệp nào thì có thể lựa chọn hình thức tham gia BHXH tự nguyện. Với hình thức tham gia BHXH này, người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp nhất với thu nhập của mình.
  • Việc tham gia BHXH tự nguyện sẽ tiếp tục duy trì chế độ hưu trí và tử tuất cho người lao động. Ngoài ra Nhà nước cũng hỗ trợ một phần tiền đóng BHXH tự nguyện để khuyến khích người dân tham gia.
  • Dựa trên Khoản 1, Điều 87, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do người tham gia lựa chọn để đóng quỹ hưu trí và tử tuất. Mức đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Làm việc tự do vẫn có thể đóng bảo hiểm xã hội
Làm việc tự do vẫn có thể đóng bảo hiểm xã hội

Từ những chia sẻ trên, có thể thấy chế độ hưởng BHXH khi nghỉ việc rất quan trọng đối với quyền lợi người lao động. Ngoài BHXH kể trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm các gói bảo hiểm khác của F88 tại đây.

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top