Tín Dụng Thương Mại Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Của Tín Dụng Thương Mại

16/01/2023

Bạn cần tiền gấp: F88 cho vay tới 30 triệu, lãi suất ưu đãi từ 1,1%, không giữ tài sản

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Tín dụng thương mại là gì? Ưu điểm của tín dụng thương mại và tầm quan trọng của tín dụng thương mại đối với xã hội như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.

Tín dụng thương mại là gì?

Trước hết, ta cùng tìm hiểu về khái niệm tín dụng thương mại nhé. Tín dụng được hiểu là sự thể hiện cho mối quan hệ “vay mượn” giữa bên vay và bên cho vay. Do đó, tín dụng thương mại là chỉ mối quan hệ tín dụng (vay - mượn) giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua hình thức giao dịch trả sau, mua bán chịu hoặc trả góp hàng kỳ, hàng tháng.

Tín dụng thương mại là gì

Tín dụng thương mại có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế

Cụ thể, doanh nghiệp cho vay sẽ bán trước cho bên doanh nghiệp đi vay một lượng hàng hóa trong khoảng thời gian được thỏa thuận. Bên vay có trách nhiệm hoàn trả số tiền cần bỏ ra để mua lượng hàng hóa đó. Kèm theo đó là phần lãi phí phát sinh khi vay mượn (tùy thuộc vào thỏa thuận đôi bên).

Ví dụ:

Công ty thủy hải sản X đang cần mua 10.000 bao cám công nghiệp từ công ty Y để sử dụng, nhưng chưa thể xoay được vốn để trả tiền cho bên bán là Y. Vì vậy, công ty Y đã cho công ty X mua chịu bao cám trong khoảng thời gian là 1 năm. Và đi kèm theo đó là điều kiện lãi phí đi được tính khi trả sau. Quan hệ giữa công ty X và công ty Y chính là tín dụng thương mại.

Ta còn có một số khái niệm khác:

  • Tín dụng thương mại còn được biết đến là một hình thức nợ ngắn hạn. Phát sinh từ doanh thu tín dụng và nó được coi là khoản phải thu của người bán và khoản phải trả của người mua. Thực chất đây là một nguồn tài trợ ngắn hạn không theo hình thức vay mượn. Là nguồn ngân quỹ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị/ công ty/ doanh nghiệp.

  • Tín dụng thương mại là do một nhà sản xuất cung cấp hàng hóa cho một hãng bán lẻ, người bán lẻ. Hoặc có thể được hiểu là do nhà sản xuất hay hãng phân phối cung cấp hàng hóa cho một hãng tiêu dùng công nghiệp. Và hai bên thỏa thuận trả tiền sau.

Tầm quan trọng của tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại có vai trò quan trọng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài xã hội nói chung và với các công ty/ doanh nghiệp nói riêng. Tín dụng thương mại giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện đẩy nhanh hoạt động sản xuất /sản phẩm hàng hóa, lưu thông hàng hóa/ sản phẩm và tạo ra các nguồn thu. Tín dụng thương mại giúp cho việc sản xuất của công ty/ doanh nghiệp không bị đình trệ do thiếu vốn tại thời điểm đó. Giúp các công ty/ doanh nghiệp/ đơn vị vận hành theo đúng quy trình. Đồng thời tạo sự thuận lợi trong mối quan hệ hợp tác cùng nhau phát triển của các đơn vị / doanh nghiệp kinh doanh.

Cách thức hoạt động của tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại bản chất là sự thể hiện mối quan hệ vay - mượn giữa hai doanh nghiệp/ công ty có tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất của nhau. Cụ thể hơn, bên đi vay cần hàng hóa của bên cho vay để vận hành việc sản xuất kinh doanh của mình. 

Sản phẩm cho vay ở đây là hàng hóa, với ý nghĩa hàng hóa được xem là một bộ phận của vốn và thông qua hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sẽ trở thành tiền. Việc mua hàng hóa trả sau để sản xuất kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp xoay vòng được vốn tốt nhất.  

Tín dụng thương mại ra đời và ngày càng phát triển lý do vì khách quan của nền kinh tế sản xuất kinh doanh. Các đơn vị cần hàng hóa để phục vụ cho việc vận hành sản xuất liên tục. Do vậy mà vốn có thể được mang đi xoay vòng, không đủ vốn tại thời điểm mua hàng hóa. Vì thế mà nhu cầu về tín dụng thương mại, mua chịu hàng hóa trong kinh doanh, sản xuất là rất lớn.

Nhược điểm và ưu điểm của tín dụng thương mại

1, Ưu điểm của tín dụng thương mại

  • Góp phần đẩy mạnh sự lưu thông hàng hóa và sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

  • Tín dụng thương mại tham gia vào quá trình điều tiết vốn giữa các doanh nghiệp một cách trực tiếp. 

  • Góp phần làm giảm thiểu khối lượng tiền mặt ở trong lưu thông. Giúp giảm chi phí lưu thông xã hội.

2, Nhược điểm của tín dụng thương mại 

  • Quy mô: Lượng giá trị cho vay bị hạn chế, chỉ giới hạn trong khả năng vốn hàng hoá mà bên doanh nghiệp có.

  • Thời gian: Thời gian của tín dụng thương mại thường khá ngắn, dưới 1 năm.

  • Điều kiện kinh doanh, chu kỳ sản xuất: Với thời gian không phù hợp với hai bên thì tín dụng thương mại sẽ không xảy ra.  

  • Về phạm vi: Chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp với nhau và độ uy tín doanh nghiệp lúc này được đặt lên cao nhất và hai bên phải quen biết, tin tưởng nhau.

  • Sự phù hợp: Tín dụng thương mại được cấp dưới hình thức hàng hoá. Vì vậy doanh nghiệp bán chịu chỉ có thể cung cấp cho những doanh nghiệp đang là đối tác làm ăn và có nhu cầu đối với loại hàng hóa đó mà thôi.

Tín dụng thương mại có nhiều ưu điểm và rất phổ biến hiện nay

Tín dụng thương mại có nhiều ưu điểm và rất phổ biến hiện nay

Nội dung hoạt động của tín dụng thương mại

  • Tín dụng thương mại là hình thức cho vay bằng mặt hàng là các loại hàng hóa. Hàng hóa cho vay là một bộ phận của vốn sản xuất chuẩn bị được đưa vào kinh doanh và sau đó chuyển hóa thành tiền. 
  • Người cung cấp và người mua đều là những doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Trong mối quan hệ ràng buộc này, người cung cấp sẽ là người bán chịu cho người mua đang có nhu cầu. 
  • Quá trình phát triển của tín dụng thương mại gắn liền với sự vận động của nền kinh tế xã hội. Bởi lẽ, vốn cho vay là một bộ phận vốn sản xuất kinh doanh. 

Cho nên, trong thời kỳ hưng thịnh của chu kỳ sản xuất, tín dụng thương mại rất phát triển. Ngược lại với thời kỳ khủng hoảng, thì số lượng tín dụng thương mại giảm.

Có các loại tín dụng thương mại nào hiện nay?

Có hai loại tín dụng thương mại phổ biến như sau:

  • 1, Tín dụng thương mại tự do: Tín dụng thương mại tự do được hiểu là loại hình tín dụng mà trong khoảng thời gian bên doanh nghiệp bán đang thực hiện chính sách chiết khấu cho loại mặt hàng hàng hóa bán ra.
  • 2, Tín dụng thương mại có chi phí: Tín dụng thương mại có chi phí được hiểu là loại tín dụng mà khi ấy các giao dịch cung - cầu không nằm trong khoảng thời gian được hưởng ưu đãi, chiết khấu và chi phí phải trả sẽ bằng phần trăm chiết khấu hàng hóa.

Thông thường các nhà quản trị tài chính thường đưa ra lời khuyên doanh nghiệp nên sử dụng loại tín dụng tự do, họ sẽ chỉ sử dụng loại tín dụng thương mại có chi phí khi phân tích chi phí vốn và chắc chắn rằng nó sẽ phải nhỏ hơn chi phí vốn có từ các nguồn khác.

Công cụ lưu thông của tín dụng thương mại

Thương phiếu

Cơ sở pháp lý xác định quan hệ vay - cho vay của tín dụng thương mại là giấy nhận nợ, được gọi là kỳ phiếu thương mại và mọi người thường gọi tắt là thương phiếu. Thương phiếu được hiểu là một chứng chỉ có giá trị. Tại đó ghi nhận yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định (mà bên bán trao đổi với bên mua) trong một thời gian đã thỏa thuận.

Đặc điểm của thương phiếu: Mang tính trừu tượng, có tính bắt buộc, khả năng lưu thông.

Phân loại thương phiếu trong tín dụng thương mại 

Dựa trên cơ sở người lập:

  • Thương phiếu do người mua (người đi vay mượn) lập ra gọi là lệnh phiếu.

  • Thương phiếu do người bán (người cho vay) lập ra gọi là hối phiếu.

Dựa trên phương thức ký chuyển nhượng ta có các loại sau: Thương phiếu vô danh, thương phiếu đích danh và thương phiếu ký danh.

Có nhiều loại thương phiếu trên thị trường

Có nhiều loại thương phiếu trên thị trường

So sánh tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại

Điểm giống nhau

  • Tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng đều là quan hệ tín dụng. Nó phản ánh quá trình sử dụng vốn lẫn nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả có lợi tức. Theo hình thức một bên ( người cấp) cấp tín dụng cho bên còn lại có nhu cầu (người hưởng).
  • Đều được sử dụng với mục đích phục vụ cho việc sản xuất và lưu thông các loại hàng hóa. Từ đó mà thu về lợi nhuận.
  • Đều có công cụ lưu thông. Các công cụ này được trao đổi, mua bán trên thị trường tài chính.

Điểm khác nhau

 

Tín dụng thương mại

Tín dụng ngân hàng

Bản chất

Hoạt động mua bán chịu trong một khoảng thời gian được thỏa thuận cụ thể giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Hoạt động vay tiền giữa Ngân hàng/đơn vị tài chính với các cá nhân/công ty/doanh nghiệp đang có nhu cầu về vốn

Đối tượng tham gia

Các doanh nghiệp/công ty sản xuất kinh doanh

Ngân hàng/tổ chức tín dụng, các cá nhân/tổ chức

Sản phẩm tín dụng

Hàng hóa

Tiền

Thời hạn vay, mượn

Ngắn hạn

Ngắn hạn - Trung hạn - dài hạn

Quy mô tín dụng

Hạn chế, phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, mối quan hệ giữa hai bên

Quy mô lớn, không phụ thuộc vào mối quan hệ hay loại hình kinh doanh cụ thể nào

Chi phí phát sinh

Thường không mất phí hoặc lãi suất rất ưu đãi, rất thấp

Có phí sử dụng vốn gọi là lãi suất

Công cụ lưu thông

Hợp đồng trả chậm, thương phiếu

Hồ sơ vay vốn, hợp đồng tín dụng

Trên đây là nội dung liên quan về tín dụng thương mại. Hy vọng nội dung hữu ích với bạn. Trong trường hợp cần sử dụng các dịch vụ về tài chính, nhất là dịch vụ vay tiền nhanh bằng tài sản cầm cố, bạn có thể vay tại F88 bằng cách click vào nút sau đây nhé:

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top