11/01/2023
Rửa tiền là gì? hậu quả rửa tiền ra sao là những câu hỏi mà nhiều bạn hay thắc mắc nhưng không phải ai cũng có thể dễ dàng giải đáp.
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thật kỹ về các hình thức rửa tiền cũng như lịch sử ngành công nghiệp rửa tiền các bạn nhé!
Chúng ta nghe nói nhiều đến các hình thức rửa chén bán, rửa xe máy, rửa ô tô,… nhưng ai lại đem tiền đi rửa? Thực ra, rửa tiền là một cách nói bóng nói gió nhằm để chỉ việc biến đổi “tiền bẩn” thành “tiền sạch”. Bạn có thể hiểu hai khái niệm này như sau:
Tiền bẩn: Hay còn được gọi là tiền lậu, vốn là các loại tiền, tài sản có được do hoạt động phi pháp, trái pháp luật nhưng các cơ quan nhà nước chưa thể truy ra nguồn gốc phi pháp.
Tiền sạch: Là các loại tiền được phép lưu thông và sử dụng một cách bình thường trên thị trường và ngoài xã hội mà không gặp bất kỳ vấn đề nào. Nói cách khác, các loại tiền này là tiền hợp pháp, khó thể bị truy tố khi sử dụng.
Như vậy, rửa tiền chính xác là việc biến đổi các loại tiền phi pháp thành tiền hợp pháp, để từ đó các cơ quan nhà nước không thể truy ra nguồn gốc phi pháp hoặc không thể bắt được người sử dụng tiền phi pháp.
Vậy ai là người cần rửa tiền, ai thường xuyên rửa tiền? Chúng ta cùng tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến các đối tượng rửa tiền ở nội dung tiếp theo nhé!
Rửa tiền là một khái niệm nghe có vẻ gần gũi nhưng thực ra cũng rất xa lạ. Không phải ai cũng có thể rửa tiền và có khả năng đẻ rửa tiền. Hiện tại, chỉ có một nhóm người có thể và thường xuyên rửa tiền bao gồm các tổ chức khủng bố, buôn lậu, tham nhũng,… Chúng ta có thể tạm chia họ thành các nhóm như sau:
Những người buôn lậu: Từ buôn lậu ma túy, buôn lậu vũ khí cho đến buôn lậu vàng bạc,… đều có khả năng rửa tiền. Các hoạt động này đều là hoạt động phi pháp là có khả năng sinh lợi cao nên hình thức rửa tiền cũng phức tạp và đa dạng hơn.
Những người lao động bất hợp pháp: Họ mang ngoại tệ về Việt Nam và tìm cách rửa tiền thông qua việc chuyển đổi thành tiền Việt.
Những người tham nhũng: Họ bòn rút tiền của nhà nước và không mong muốn bị phát hiện, không còn cách nào khác chỉ có thể rửa tiền để có thể tiện bề tiêu xài.
Những người muốn trốn thuế: Những đối tượng này luôn có mức thu nhập khủng, lớn hơn rất nhiều lần so với thu nhập thông thường của công dân. Họ muốn giữ kín thu nhập thật sự nên tìm cách rửa tiền, ngay cả khi đồng tiền đó kiếm được là hợp pháp và chân chính.
Về cơ bản, các hình thức rửa tiền sẽ khác nhau tùy vào đối tượng cũng như mục đích của họ. Chẳng hạn, tiền bẩn có thể đến từ các doanh nghiệp làm ăn công khai nhưng muốn trốn thuế, chẳng hạn khi họ chuyển ngoại tệ từ nước này sang nước khác. Ngoài ra, cũng có thể có một số phương pháp khác nhau như làm giả hóa đơn, thành lập công ty ma, khai man khi thống kê thu nhập,…
Thậm chí, có nhiều trường hợp các đối tượng tham nhũng, rửa tiền, và kinh doanh bất hợp pháp còn có thể liên kết với nhau, hợp lực và tiếp sức để cùng che đậy cho nhau. Đơn cử, người tham nhũng thì cần có người rửa tiền giúp sức, hoặc người rửa tiền có thể là đồng phạm của người buôn lậu,… Song, hình thức rửa tiền nào cũng nhằm một mục đích cuối cùng là qua mặt các tổ chức chính phủ để dễ bề thoát khỏi lưới pháp luật.
Thực tế cho thấy, rửa tiền không phải là khái niệm mới xuất hiện mà đã có từ rất lâu đời. Từ một cá thể, một băng nhóm đến hàng loạt đối tượng phạm tội liên tục tìm cách rửa tiền với các hình thức rửa tiền khác nhau, dẫn đến một ngành công nghiệp rửa tiền đã ra đời và tồn tại đến tận ngày nay.
Lịch sử ngành công nghiệp rửa tiền có bước tiến mạnh mẽ kể từ thập kỷ 1990. So với giai đoạn trước, ngành công nghiệp rửa tiền có nhiều điều kiện thuận lợi xuất phát từ các thay đổi về thể chế, các chính sách tài chính và sự phát triển vượt bậc về công nghệ.
Kể từ đầu thập kỷ 1990, hầu hết mọi quốc gia đều có điều kiện để nới lỏng kiểm soát ngoại hối. Việc đổi nội tệ ra ngoại tệ ở nhiều nước là hoàn toàn tự do, không chịu bất cứ sự ràng buộc nào về mặt pháp lý. Trong khoảng từ 10-15 năm trở lại đây. số lượng tiền lưu hành toàn cầu đã thay đổi đến chóng mặt. Theo thống kê, lượng ngoại tệ hoán đổi hàng ngày có chiều hướng gia tăng, trung bình từ 590 tỷ USD (tính tại năm 1989) lên đến hơn 1.880 tỷ (tính đến năm 2004).
Chính vì có điều kiện thuận lợi, rất nhiều cá nhân đã dấn thân vào ngành công nghiệp rửa tiền, trở thành đối tượng rửa tiền thay cho người khác. Họ có thể là những luật sư, người giao dịch chứng khoán, người mua bán bất động sản, cũng có thể là cố vấn thuế vụ, kế toán... Đặc biệt, bộ máy rửa tiền ngày càng xâm nhập sâu vào nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Hậu quả rửa tiền vì thế cũng ngày càng tăng cao, ảnh hưởng sâu rộng đến toàn xã hội.
Theo thời gian thì hình thức rửa tiền cũng đã và đang có nhiều thay đổi. Các đối tượng ngày nay không còn dựa nhiều vào tiền mặt hay hệ thống ngân hàng. Đổi lại, họ cập nhật công nghiệp thông tin, tận dụng tối đa sức mạnh công nghệ, đồng thời sử dụng nhiều hơn các công cụ để chiếm lĩnh các thị trường tài chính khác (như chứng khoán, tiền ảo) hoặc thông qua hình thức rửa tiền “hàng đổi hàng” (chẳng hạn dùng ma túy để đổi lấy vũ khí).
Hơn nữa, tác động của cuộc cách mạng thông tin cũng khiến rất nhiều nước trở thành nạn nhân của tội phạm rửa tiền. Nhiều đối tượng lợi dụng triệt để mọi hình thức rửa tiền trong khi các cơ quan nhà nước lại chậm chạp, chưa thể nào khắc phục được hậu quả rửa tiền triệt để và dứt khoát.
Rửa tiền có mặt từ rất lâu và hậu quả rửa tiền vì thế cũng ảnh hưởng rất sâu rộng đến nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Một số bộ phận không nhận thức được hậu quả của rửa tiền là gì lại cho rằng chính nó đã giúp phát triển kinh tế. Theo họ, hình thức này chỉ là phản ứng hài hòa và hợp lý của mọi cá thể kinh tế. Bởi lẽ gần như không một ai thực sự muốn lấy tiền cá nhân để trả thuế nhà nước, trái lại hầu hết ai cũng muốn dùng tài sản của mình để tiếp tục sử dụng vào những hoạt động kinh doanh khác, nhằm đem lại nhiều lợi nhuận nhất.
Chính những ý kiến sai lầm này phần nào đã tiếp tay cho các hình thức rửa tiền phát triển và nở rộ. Tâm ly ban đầu là chạy theo lợi nhuận, dần dần ngày càng có nhiều người lợi dụng để trốn tránh luật pháp, từ đó hình thành nên các loại tội phạm rửa tiền. Một số hậu quả của rửa tiền có thể kể đến như:
Gây lãng phí cho xã hội: Hoạt động rửa tiền về cơ bản chính là nguồn gốc của các loại lãng phí, vừa gây lãng phí nguồn lực kinh tế của xã hội lại còn bóp méo, tác động xấu đến sự phân bố các nguồn lực ấy.
Tạo điều kiện phát triển tội phạm: Bên cạnh tội phạm rửa tiền như đã nói ở trên thì còn có thể sản sinh ra nhiều loại tội phạm khác như tội phạm tham nhũng, buôn lậu, khủng bố,…
Ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống kinh tế: Khi lưu thông thì luồng tiền bẩn cũng sẽ tác động không nhỏ đến các thống kê kinh tế, làm sai lệch các thông số cần thiết để đánh giá nền kinh tế của một quốc gia.
Gây bất công xã hội: Tiền bẩn và hoạt động rửa tiền cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phân bố thu nhập của người dân, từ đó làm khoảng cách giàu – nghèo ngày càng xa hơn và tạo nên nhiều bất công trong xã hội.
Những hậu quả khác: Bên cạnh đó, ảnh hưởng của mỗi loại tiền bẩn có khác nhau, chẳng hạn như tác động về tâm lý, về ý thức hệ, về vấn đề chính trị, lịch sử,… Song, nhìn chung thì đều không tốt và nên có biện pháp để bài trừ.
Rõ ràng hiện nay để hạn chế vấn đề này đòi hỏi cần có sự quyết tâm của mọi quốc gia, mọi công dân cũng như sự phối hợp toàn cầu. Tuy nhiên thực trạng cho thấy mỗi quốc gia hiện đang đánh giá tính ảnh hưởng của rửa tiền hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, với các nước chậm phát triển thì nạn tham nhũng rửa tiền là vấn đề đau đầu và quan trọng nhất, trong khi các nước phương tây thì khủng bố rửa tiền mới là vấn đề nhức nhối hàng đầu.
Theo ý kiến của các chuyên gia, mỗi quốc gia cần phải quy định lại thật chặt chẽ những nội dung về luật pháp. Đơn cử ở Việt Nam, dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền có những quy định chưa thật sự nghiêm khắc và chặt chẽ, nhất là trong vấn đề phong tỏa tài khoản. Một khi pháp luật có cơ chế chặt chẽ và nghiêm khắc thì vấn đề rửa tiền sẽ phần nào được hạn chế vấn nạn rửa tiền ngày một phát triển.
Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống rửa tiền đối với toàn bộ quần chúng nhân dân. Khi người dân ý thức được sự nguy hiểm và tác hại của rửa tiền thì cũng sẽ phối hợp với nhà nước để cùng chung tay chống rửa tiền.
Trường hợp nếu bạn cần vay vốn hoặc khi cần tiền gấp, bạn nên phòng thủ sẵn cho mình những địa chỉ vay vốn uy tín để có thể nhanh chóng tìm đến mọi lúc mọi nơi. Trên thị trường hiện nay, F88 đã và đang được đánh giá là một trong những tên tuổi hàng đầu, được lòng khách hàng lẫn giới chuyên môn trong lĩnh vực vay vốn.
=> Bạn có thể tiến hành vay tiền nhanh chóng tại công ty F88 bằng cách click vào nút sau đây:
F88 tung ra hàng loạt gói vay với luôn mong muốn cải tiến chất lượng dịch vụ hàng ngày, từ đó có thể đem đến cho khách hàng những giải pháp về kinh tế nhanh chóng, hữu ích nhất dành cho người dùng trong nước. Để thủ tục được nhanh chóng hơn, bạn cần chuẩn bị sẵn các giấy tờ, thủ tục cần thiết nhằm rút ngắn thời gian hoàn thiện hồ sơ vay tiền.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm được rửa tiền là gì, hình thức rửa tiền cũng như hậu quả rửa tiền. Trong trường hợp cần tiền gấp, bạn có thể liên hệ F88 để được hỗ trợ tốt nhất nhé!
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện