Tài chính doanh nghiệp là gì? Cách quản trị như thế nào?

28/02/2023

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư luôn quan tâm hàng đầu tới tình hình tài chính doanh nghiệp. Để hiểu tài chính doanh nghiệp là gì, vai trò, chức năng như thế nào hay cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên học ngành tài chính doanh nghiệp thế nào, đừng lướt qua chia sẻ này nhé.

Tài chính doanh nghiệp là gì?

Tài chính doanh nghiệp (TCDN) được hiểu là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị. Nó phản ánh sự vận động và chuyển hoá các nguồn tài chính trong suốt quá trình phân phối. Nhằm tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ, hướng tới phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

tài chính doanh nghiệp là gì

Tài chính doanh nghiệp là lĩnh vực mà nhiều người quan tâm

TCDN là thuật ngữ được dùng để mô tả cho những công cụ, công việc quan trọng diễn ra trong hệ thống tài chính của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Cuộc sống xung quanh chúng ta cũng có rất nhiều ví dụ tài chính doanh nghiệp. 

Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò như thế nào?

TCDN đóng vai trò vô cùng quan trọng và là then chốt đối với mọi doanh nghiệp. Một số vai trò cơ bản của TCDN là:

  • Huy động vốn: Khai thác, thu hút các nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục, thường xuyên.
  • Sử dụng nguồn tài chính hiệu quả: Sử dụng và tối ưu nguồn vốn để hạn chế các chi phí sản xuất, chi phí lãi vay và nợ doanh nghiệp.
  • Kích thích thúc đẩy hoạt động kinh doanh: Đây là vai trò được thể hiện rõ ràng nhất. TCDN được sử dụng như đòn bẩy điều tiết, kích thích các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể vận dụng TCDN một cách khéo léo để đầu tư, xác định lãi suất, chiết khấu, hoa hồng, cổ tức, cổ phiếu, tiền lương, thưởng,… Nhằm mục đích tăng năng suất lao động và mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.
  • Kiểm soát và phân tích tình hình TCDN: Thông qua những báo cáo tài chính và thu chi hàng ngày, những người đứng đầu doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho tình hình kinh doanh của đơn vị mình.

Chức năng của tài chính doanh nghiệp là gì?

Về bản chất, tài chính doanh nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan tới việc huy động vốn. Nguồn vốn được sử dụng để đầu tư nhằm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp sẽ bao gồm những chức năng sau:

  • Phân phối: Có thể hiểu là phân phối tài sản, nguồn vốn, thể hiện ở việc huy động vốn và dùng số vốn đó để phát triển tối đa các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Đánh giá, giám sát và điều chỉnh phân phối vốn: Chức năng này còn được gọi vắn tắt là chức năng giám đốc tài chính. Với các nhiệm vụ cơ bản của chức năng này là đánh giá, giám sát và điều chỉnh nguồn vốn cho phù hợp. Thông qua những công cụ đo lường, đánh giá tình hình TCDN. Từ đó đưa ra nhận định và phân tích, những chiến lược phù hợp về tài chính cho từng thời kỳ của doanh nghiệp.

ý nghĩa của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là tất cả các hoạt động liên quan tới việc huy động vốn

Nguyên tắc hoạt động của tài chính doanh nghiệp

Tuỳ thuộc từng ngành nghề kinh doanh khác nhau mà những nguyên tắc hoạt động TCDN cũng khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì các doanh nghiệp đều phải tuân theo 3 nguyên tắc TCDN dưới đây:

  • Tôn trọng pháp luật: Đây là nguyên tắc tiên quyết và cơ bản nhất của hoạt động TCDN. Tất cả hoạt động tài chính từ quá trình lập dự án cho tới khi thực hiện đều cần chấp hành, tuân thủ tất cả những quy định của pháp luật hiện hành.
  • Có kế hoạch: Mọi hoạt động tài chính từ nhỏ tới lớn như huy động vốn, sử dụng vốn đều cần lập kế hoạch cụ thể. Bao gồm các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các hoạt động này phải đảm bảo tôn trọng pháp luật từ khâu lập dự án cho tới lúc thực hiện và hoàn tất.
  • Hiệu quả: Tổ chức TCDN cần phải tiến hành một cách hiệu quả để các hoạt động trong doanh nghiệp tích cực. Quá trình này sẽ làm ảnh hưởng thu chi của doanh nghiệp.
  • Cân bằng tài chính: Hoạt động TCDN phải được cân bằng rủi ro và tỷ suất lợi nhuận. Doanh nghiệp có thể áp dụng việc đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư, danh mục sản phẩm nhằm tạo ra sự cân bằng về tài chính doanh nghiệp.

quản trị tài chính doanh nghiệp như thế nào?

Tài chính doanh nghiệp cần được cân bằng

Quản trị tài chính doanh nghiệp

Tài chính là nguồn cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể hoạt động tốt, chắc chắn quá trình quản trị tài chính phải được thực hiện thật sự hiệu quả. Quản trị TCDN được thể hiện thông qua việc phân tích, báo cáo, quản lý TCDN.

1/ Phân tích tài chính doanh nghiệp

Đây là điều vô cùng quan trọng trong quản trị TCDN. Xác nhận rủi ro, yếu điểm và ưu thế của tài chính công ty thông qua việc phân tích tình hình tài chính. Việc phân tích này giúp doanh nghiệp có thể đánh giá hoạt động của mình đang ở giai đoạn nào. Đồng thời, dựa vào những số liệu cụ thể của bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính còn giúp doanh nghiệp dự báo tình hình tài chính trong tương lai.

2/ Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là 1 bảng báo cáo quan trọng, cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Thông qua báo cáo tài chính, các nhà lãnh đạo, nhà đầu tư có thể “bắt mạch” được tình hình “sức khoẻ” tài chính của công ty, dự án mình đang nắm giữ. Từ đó đưa ra những chiến lược cụ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

3/ Quản lý tài chính doanh nghiệp

Quản lý TCDN là quá trình được lập kế hoạch, kiểm soát, tổ chức và giám sát các nguồn tài chính hướng tới các mục tiêu chung cho tổ chức, công ty. Thông qua việc áp dụng những nguyên tắc chung đối với tài sản của doanh nghiệp để tối đa hoá lợi nhuận. Từ quản trị nguồn vốn có hiệu quả, kiểm soát những rủi ro tồn đọng trong công ty để đưa ra phương hướng khắc phục sao cho hợp lý.

Các tổ chức, công ty, doanh nghiệp có thể tuân thủ nguyên tắc sau để quản lý TCDN hiệu quả:

  • Luôn có phương án tài chính dự phòng: Doanh nghiệp nên xây dựng quỹ dự phòng khi dự án hoặc tình hình kinh doanh không thuận lợi. Điều này sẽ giúp hạn chế phải rơi vào khủng hoảng tài chính.
  • Giảm thiểu tối đa các khoản nợ: Đây là việc ưu tiên của các nhà kinh doanh chính. Bởi các khoản nợ chính là nền tảng tiềm ẩn khiến doanh nghiệp rơi vào áp lực trả nợ nếu tình hình kinh doanh không thuận lợi.
  • Dự báo và quản lý dòng tiền: Doanh nghiệp nên duy trì dự báo đồng tiền chi tiết hàng ngày, theo từng sản phẩm, mặt hàng dựa trên cơ sở luân phiên là 6 tháng tới. Khi quản lý dòng tiền chi tiết, doanh nghiệp có thể yên tâm phát triển bền vững nhất. Tất cả các khoản thu chi, vay vốn, tiền lương, chi phí đầu tư,… đều nên liệt kê chi tiết và theo dõi kỹ càng.

Các tổ chức, công ty đều cần quản lý tài chính doanh nghiệp

Các tổ chức, công ty đều cần quản lý tài chính doanh nghiệp

Cơ hội nghề nghiệp nào dành cho ngành quản lý tài chính doanh nghiệp?

Nếu bạn đang có ý định hoặc đang theo đuổi ngành quản lý tài chính doanh nghiệp nhưng còn hoang mang chưa biết ra trường sẽ làm nghề gì, hãy tìm lời giải đáp dưới đây nhé!

1/ Thẩm định tài chính

Thực hiện các việc liên quan tới thiết lập. Công việc này là thẩm định nguồn tài chính cho công ty/doanh nghiệp trong các dự án đầu tư. Ngoài ra, đối với vị trí thẩm định tài chính, bạn có thể làm việc tại các ngân hàng, thẩm định tín dụng doanh nghiệp.

2/ Giám đốc

Đây là ngành nghề được rất nhiều người hứng thú bởi nó có mức lương hấp dẫn. Để đảm đương vị trí này. bạn cần phải đáp ứng đầy đủ những kỹ năng của quản trị TCDN như:

  • Đánh giá và lựa chọn phương án huy động vốn, phân phối lợi nhuận phù hợp cho doanh nghiệp.
  • Đưa ra những phân tích, đánh giá tình hình tài chính khó khăn của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại. Từ đó phát hiện kịp thời các vấn đề và đề xuất các phương án cải thiện.
  • Thực hiện lập kế hoạch tài chính, xây dựng cơ chế quản lý nguồn tài chính cho công ty.
  • Nhận biết các rủi ro, nhân tố có thể làm ảnh hưởng xấu tới các hoạt động tài chính của công ty. Từ đó thiết lập hệ thống quản trị rủi ro, dòng tiền hiệu quả.

3/ Nhân viên TCDN

Đối với các bạn sinh viên mới ra trường thì đây là vị trí bắt đầu phù hợp. Với các công việc cần làm khá là đơn giản nhưng cũng học hỏi được không ít kinh nghiệm.

Để đảm đương chuyên nghiệp vị trí này, ngoài những kiến thức thực tế, bạn cần tham khảo thêm sách TCDN, chiến lược đầu tư và hoạt động kinh doanh chuyên ngành của các dự án, doanh nghiệp.

4/ Quản trị rủi ro tài chính

Công việc này thuộc bộ phận tài chính. Đối với các doanh nghiệp dù ở quy mô nào thì vấn đề quản trị rủi ro tài chính cũng đều vô cùng quan trọng. Chính vì thế, khi theo đuổi ngành tài chính doanh nghiệp, các bạn có thể trở thành nhân viên quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp cho công ty hoặc dự án.

Tài chính doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội việc làm

Tài chính doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội việc làm

Kết luận

Tài chính doanh nghiệp là một trong những kim chỉ nam để công ty phát triển. Luôn cần kiểm tra và đối soát kỹ lưỡng để hạn chế sự tránh lãng phí hay có ai đó “tham nhũng” tiền của công ty. Vì vậy, ngành học này hấp dẫn khá nhiều bạn trẻ ở thời điểm hiện tại.

Sau khi tìm hiểu tài chính doanh nghiệp là gì, hi vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức thú vị. Cũng như có thể giải đáp được những băn khoăn của mình về ngành nghề này.

Theo dõi F88 để liên tục cập nhật kiến thức tài chính hữu ích nhé. Ngoài ra, nếu bạn đang gặp khó khăn về tài chính thì có thể liên hệ với F88 để được hỗ trợ vay tiền gấp với lãi suất ưu đãi nhé. Bạn có thể tiến hành vay tiền nhanh chóng bằng cách click vào nút sau đây:

  • Hotline: 1800 6388 (miễn phí)
  • Website: f88.vn

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top