Room tín dụng là gì? Xác định hạn mức room tín dụng

03/02/2023

Trước nay, room tín dụng là thuật ngữ quen thuộc của ngành tài chính nhưng ít người thực sự hiểu và nắm rõ về nó. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu room tín dụng là gì, cũng như hạn mức room tín dụng để bạn có thể hình dung được trọn vẹn hơn về khái niệm phổ biến này nhé!

Room tín dụng là gì?

Trong tiếng Anh, từ “room” hiểu theo nghĩa đen dịch sang tiếng Việt có nghĩa là căn phòng. Cụm từ này có thể dùng để chỉ phạm vi hay sức chứa của một không gian nào đó. Tuy nhiên, khi gắn với thuật ngữ tín dụng thì cụm từ “room tín dụng” lại có thể hiểu theo cách hoàn toàn khác.

Room tìn dụng là gì

Hiện nhiều người vẫn chưa biết room tín dụng là gì, quy định ra sao

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản room tín dụng chính là giới hạn cho vay, hay còn được hiểu là giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng. Cụ thể, ngân hàng sẽ căn cứ vào giới hạn cấp tín dụng để xem xét cho người dùng vay một khoản tiền nhất định, nằm trong giới hạn, phạm vi tài chính mà ngân hàng có thể cam kết cung cấp cho người vay.

Khái niệm “room tín dụng” vốn đã có từ lâu, nhưng chính thức xuất hiện tại thị trường Việt Nam vào năm 2011. Thời điểm ấy nền kinh tế nước ta đang phải trải qua một giai đoạn biến động lớn, với tỷ lệ lạm phát cực kỳ cao. Do đó, để hạn chế tình trạng lạm phát Ngân hàng nhà nước sẽ công bố room tín dụng vào đầu mỗi năm, từ đó quy định cụ thể giới hạn cấp tín dụng mà các ngân hàng được phép áp dụng.

Để nắm rõ hơn room tín dụng là gì, chúng ta cùng tìm hiểu một ví dụ cụ thể các bạn nhé: 

Chẳng hạn đầu năm 2022, hạn mức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng A là 10%, đồng thời có quy mô tín dụng là 100.000 tỷ đồng. Điều này có nghĩa là trong năm 2022, ngân hàng X được cấp tín dụng tối đa, theo cho phép là: 100000 x 110% = 110.000 (tỷ đồng).

Dựa trên mức quy định này, Ngân hàng nhà nước sẽ tìm cách phân phối tỷ lệ room tín dụng khác nhau áp dụng cho các ngân hàng thương mại trong nước. Tỷ lệ room tín dụng này sẽ được quyết định dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm sức khỏe tài chính lẫn hiệu quả quản lý tín dụng của các ngân hàng. 

Tiếp theo, chúng ta cùng đi sâu vào làm rõ các nội dung có liên quan đến room tín dụng các bạn nhé!

Vì sao Ngân hàng Nhà nước quy định room tín dụng?

Thực tế, room tín dụng được đặt ra với nhiều mục đích khác nhau. Ngân hàng nhà nước có thể quản lý chặt chẽ khả năng tăng trưởng, đồng thời kiểm soát được chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Đây là hai mục tiêu phổ biến và luôn được đặt song song với nhau. Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước còn quy định room tín dụng vì những lý do sau đây:

  • Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng: Việc sử dụng room tín dụng là cần thiết vì nó sẽ đặt ra một giới hạn an toàn áp dụng cho việc cấp tín dụng ngân hàng. Bởi lẽ trước khi có room tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã từng lên đến mức 30 – 50%. Đây là mức tăng trưởng quá cao, vượt quá khả năng quản trị của các ngân hàng thương mại nên dẫn đến nhiều hệ lụy cho ngành tài chính. Chẳng hạn như mất cân đối vốn, lạm phát hay mất khả năng thanh toán. 
  • Đảm bảo được chất lượng tín dụng: Room tín dụng ra đời còn giúp các ngân hàng ý thức được khả năng cho vay của mình là có hạn. Từ đó họ và sẽ cẩn trọng mỗi hơn khi lựa chọn khách hàng, lọc bớt được những khách hàng chưa đủ tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn cho vay được đặt ra chặt chẽ, kết hợp cùng việc ưu tiên các hồ sơ minh bạch sẽ giúp phân nào hạn chế phát sinh nợ xấu. 
  • Tác động đến khách hàng: Bên cạnh đó, người vay dù là cá nhân hay tổ chức khi có hiểu biết về room tín dụng thì cũng hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Họ biết rằng ngân hàng chỉ có thể cho vay trong khả năng có hạn, nên cũng sẽ có sự cẩn trọng về số tiền vay và phương thức sử dụng.

ý nghĩa của room tín dụng trong tài chính

Room tín dụng giúp giới hạn được số tiền ngân hàng có thể tuôn ra thị trường

Ngoài ra, các Ngân hàng nhà nước cũng có chính sách siết room tín dụng với mục đích nhằm hạn chế sự tăng trưởng quá mức của một số ngành nghề (điển hình như bất động sản hay chứng khoán) theo nhu cầu riêng.

Ngân hàng Nhà nước phân bổ room tín dụng ra sao?

Năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu định hướng tăng trưởng tín dụng vào khoảng 14%, theo quy định tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN (ngày 13/1/2022). Cụ thể, Chỉ thị nêu rõ 14% này có thể bao gồm những điều chỉnh sao cho phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. 

Con số 14% là mục tiêu định hướng được dựa trên các yếu tố:

  • Tăng trưởng tín dụng thực tế vào năm 2021 (đã đạt nắc 13,61% so với mức 12,17% của năm 2020)
  • Mục tiêu tăng trưởng GDP tầm khoảng 6,5%.
  • Mức lạm phát rơi vào khoảng 4%, cùng với dự toán ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 34/2021/QH15.

Căn cứ theo định hướng tăng trưởng tín dụng 14%, NHNN cho biết đã phân bổ mức tăng trưởng tín dụng 2022 cho từng tổ chức tín dụng trên hai cơ sở chính:

  • Thứ nhất, mức phân bổ được xác định theo đánh giá hoạt động cụ thể đối với từng tổ chức tín dụng. Đánh giá sẽ dựa trên các tiêu chí, cách tính điểm chi tiết tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN.
  • Thứ hai, dựa trên một số yếu tố cụ thể hóa chính sách cũng như triết lý hoạt động của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Chẳng hạn như tiêu chuẩn hạ lãi suất cho vay, nhằm mục đích hỗ trợ người dân lẫn doanh nghiệp, hoặc tiêu chí tổ chức tín dụng tham gia hỗ trợ xử lý các ngân hàng yếu kém,… 

hạn mức của room tín dụng là bao nhiêu

Hiện Việt Nam quy định room tín dụng với các ngân hàng ở mức 14%

Một số khái niệm khác liên quan đến room tín dụng 

Tỷ lệ phân phối room tín dụng là gì?

Tỷ lệ phân phối room tín dụng là con số quyết định dựa trên sức khỏe tài chính của hiệu quả quản lý tín dụng của một ngân hàng. Khi một Ngân hàng thương mại được phân chia mức tỷ suất tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, hoặc thấp hơn các ngân hàng thương mại trong cùng hệ thống, nghĩa là ngân hàng đó có mức rủi ro tài chính cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong quá khứ. Rủi ro này có thể đến từ việc ngân hàng cho vay không hợp lý, hoặc lớn gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu, hoặc tập trung quá nhiều vào các ngành có rủi ro cao (như trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản…).

Hết room tín dụng là gì? 

Hết Room tín dụng (hay cạn room tín dụng) cũng là một khái niệm có liên quan chặt chẽ đến room tín dụng. Chúng ta có thể hiểu đây là khái niệm dùng để chỉ trường hợp một ngân hàng đã sử dụng hết giới hạn tín dụng (do Ngân hàng nhà nước quy định) và không thể tiếp tục cho vay. Chẳng hạn như ngân hàng A được phép cấp tối đa 100.000 tỷ đồng thì khi dùng hết số tiền này sẽ gọi là hết room tín dụng. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngân hàng, cũng như tác động đến các cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay tín dụng.

Nới room tín dụng là gì?

Khi hết room tín dụng thì chưa phải là bước vào ngõ cụt. Ngân hàng nhà nước vẫn có cách tăng mức giới hạn cho vay của ngân hàng thương mại. Hành động này được gọi một cách đơn giản là nới hạn mức room tín dụng. 

Như chúng ta đều biết, khi hết room tín dụng thì ngân hàng sẽ không thể tiếp tục cho vay, hay không hoạt động bình thường được. Lúc này, Ngân hàng thương mại sẽ có nhu cầu nới room tín dụng. Tuy nhiên, nhu cầu nới hạn mức room tín dụng có được đáp ứng hay không sẽ chỉ được quyết định sau khi Ngân hàng nhà nước rà soát và kiểm tra, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn nhất định.

các đặc điểm của Room tín dụng

Khi hết room tín dụng, ngân hàng nhà nước vẫn có thể tìm cách nới room tín dụng

Cập nhật thông tin room tín dụng mới nhất

Theo báo cáo phân tích đối với ngành ngân hàng mới được công bố, hiện có khoảng 18 ngân hàng thương mại đã được Ngân hàng nhà nước nới lỏng hạn mức room tín dụng. Nhìn chung, chủ yếu Ngân hàng nhà nước vẫn đang ưu tiên các Ngân hàng thương mại có cơ cấu và hoạt động tín dụng lành mạnh. Bên cạnh đó, mục tiêu cơ cấu lại các tổ chức tài chính kém hiệu quả cũng được đề cao.

18 Ngân hàng thương mại được nới lỏng hạn mức room tín dụng sẽ chiếm khoảng 80% tín dụng của toàn hệ thống. Theo đánh giá của các chuyên gia, hạn mức tín dụng mới có thể sẽ đưa tổng tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 13% vào cuối năm 2023, tiệm cận với mục tiêu mà Ngân hàng nhà nước đặt ra là 14%. Điều đó chứng tỏ rằng việc trong năm 2023 có thêm đợt nới room tín dụng là vô cùng hạn chế

Với tình hình hiện nay, có thể nhận định rằng tăng trưởng tín dụng đang tiến triển với tốc độ chậm lại rõ rệt. Đó là lý do Ngân hàng nhà nước quyết định giữ mục tiêu 14% bất chấp việc nhiều nhiều ý kiến đề xuất nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống lên đến con số 15 – 16%. Điều đó cho thấy sự thận trọng của Ngân hàng nhà nước trước những biến động của nền kinh tế. Do đó, bản thân mỗi người khi tham gia thị trường cũng nên giữ tâm lý thận trọng, cẩn thận trong từng hoạt động tài chính.

Room tín dụng là những điều cần lưu ý

Cập nhật thông tin room tín dụng giúp bạn có kiến thức chắc chắn khi tham gia thị trường

Một vấn đề bạn cũng nên tìm và lưu cho mình một địa chỉ vay vốn uy tín để có thể nhanh chóng tìm đến mọi lúc mọi nơi, nhất là trong bối cảnh lạm phát kinh tế như hiện nay. Trên thị trường F88 đã và đang được đánh giá là một trong những tên tuổi hàng đầu, được lòng khách hàng lẫn giới chuyên môn trong lĩnh vực vay vốn.

F88 tung ra hàng loạt gói vay với luôn mong muốn cải tiến chất lượng dịch vụ hàng ngày, từ đó có thể đem đến cho khách hàng những giải pháp về kinh tế nhanh chóng, hữu ích nhất dành cho người dùng trong nước. Để thủ tục vay tiền gấp được nhanh chóng hơn, bạn cần chuẩn bị sẵn các giấy tờ, thủ tục cần thiết nhằm rút ngắn thời gian hoàn thiện hồ sơ vay tiền.

=> Bạn có thể tiền hành vay tiền nhanh chóng tại công ty F88 bằng cách click vào nút sau đây:

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm được room tín dụng là gì, hạn mức room tín dụng được quy định ra sao. Trong trường hợp cần tiền gấp, các bạn nên liên hệ F88 để được hỗ trợ tốt nhất!

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top