Nợ Dài Hạn Là Gì? Cách Tính Nợ Dài Hạn Chính Xác

23/02/2023

Chắc hẳn bạn không khỏi thắc mắc nợ dài hạn là gì? Hiểu về nợ dài hạn và cách tính nợ dài hạn sẽ giúp doanh nghiệp xác định và phân tích được cấp trúc nợ nội tại của doanh nghiệp mình. Để từ đó mà dễ dàng hiểu sâu hơn về cấu trúc tài chính.

Nợ dài hạn được hiểu như thế nào?
Nợ dài hạn được hiểu như thế nào? 

Nợ dài hạn là gì?

Nợ dài hạn (tiếng anh gọi là Long term Debt hoặc Long term Liabilities). Được hiểu là loại tín dụng có thời hạn vay dài hơn 5 năm. Vay dài hạn đáp ứng nhu cầu đầu tư lâu dà của các đơn vị, doanh nghiệp. Nhằm có vốn để mở rộng quy mô kinh doanh, sản xuất, cải tiến trang thiết bị và cơ sở hạ tầng,...

Hiểu về nợ dài hạn giúp người đi vay và cả đơn vị cho vay xác định được sức mạnh tài chính doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những quyết định vay vốn hoặc cho vay vốn thỏa mãn điều khoản. Đây là điều cần thiết để các nhà đầu tư có thể tránh việc mua trái phiếu của một doanh nghiệp nào đó đang không đủ khả năng thanh toán. 

Nợ dài hạn bao gồm những khoản nào?

Nợ dài hạn của doanh nghiệp thường bao gồm các khoản sau: 

  • Thuê và thuê mua.

  • Nợ lương hưu.

  • Các khoản thuế hoãn lại.

  • Trái phiếu.

  • Các khoản vay.

Đi vào hiểu cụ thể hơn từng khoản mục. 

Thuê và thuê mua

Nhiều công ty lựa chọn các phương án đi thuê máy móc, phương tiện nhà máy,... hoặc cho thuê, tài trợ và thuê mua nhà máy, phương tiện và phần cứng khác.

  • Điều này cho phép doanh nghiệp có được thiết bị mới và tốt nhất để đáp ứng khả năng xây dựng, vận hành được hiệu quả.
  • Đồng thời, không phải trả trước những khoản chi phí lớn.

Nợ lương hưu

Mặc dù nhân viên, người lao động doanh nghiệp bạn có thể chưa đủ tuổi nghỉ hưu.

  • Nhưng với tư cách là người sử dụng lao động, doanh nghiệp có nghĩa vụ pháp lý phải đóng phần lương hưu cho tất cả nhân viên của mình.
  • Các khoản nợ lương hưu trong tương lai này sẽ được tính vào các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp.

Các khoản thuế hoãn lại

Nhiều doanh nghiệp và thương nhân đã tận dụng các khoản thanh toán thuế hoãn lại do Cơ quan thuế và hải quan cung cấp để giúp họ quản lý tốt hơn dòng tiền của mình.

  • Nếu khoản nợ phải trả trong năm tài chính cuối cùng của bạn trải dài hơn 12 tháng các khoản thanh toán thuế hoãn lại của bạn được phân vào mục khoản nợ dài hạn.

Trái phiếu và ghi chú 

Trái phiếu là cổ phiếu nợ của doanh nghiệp.

  • Nhà phát hành - Là doanh nghiệp có nghĩa vụ trả gốc và lãi cho người sở hữu khi trái phiếu đáo hạn vào một ngày trong tương lai.
  • Trái phiếu phải trả về mặt chức năng cũng giống như trái phiếu, mặc dù chúng có thời gian đáo hạn ngắn hơn.

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tài sản

Chỉ xem xét các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp, trong khi tổng số nợ trên tài sản bao gồm bất kỳ khoản nợ nào mà doanh nghiệp đã tích lũy.

Ví dụ, ngoài các khoản nợ như thế chấp, tổng tỷ lệ nợ trên tài sản còn bao gồm các khoản nợ ngắn hạn như tiện ích và tiền thuê. Cũng như bất kỳ khoản vay nào cần phải đến hạn thanh toán mà có thời hạn dưới 12 tháng. Tuy nhiên, cả hai tỷ lệ đều bao gồm tất cả tài sản của một doanh nghiệp. Những tài sản này bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình.

Khoản cho vay

Từ các khoản vay khởi nghiệp, cho tới các khoản vay bắc cầu để giữ cho dòng tiền của doanh nghiệp luôn ổn định.

  • Thì các doanh nghiệp thường sử dụng các khoản vay để làm nguồn bứt phá và ổn định hoạt động của họ.
  • Các hợp đồng cho vay kinh doanh có thể mất nhiều năm để giải quyết và có thể có tác động lâu dài đến dòng tiền và lợi nhuận lên toàn bộ doanh nghiệp. 
Nợ dài hạn có tác động lớn tới doanh nghiệp
Nợ dài hạn có tác động lớn tới doanh nghiệp 

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Cách sử dụng nợ dài hạn 

Nợ dài hạn là một công cụ hữu ích giúp phân tích và quản lý trong việc áp dụng các tỷ số tài chính. Phần nợ dài hạn của doanh nghiệp sẽ được tách ra vì đây là phần cần được trang trải bằng các tài sản có tính thanh khoản cao hơn. Chẳng hạn như tiền mặt. 

Nợ dài hạn có thể được thể hiện hạch toán bởi nhiều hoạt động khác nhau như thu nhập ròng từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, thu nhập đầu tư trong tương lai hoặc tiền mặt từ các hợp đồng nợ mới. Có một số cách mà doanh nghiệp có thể sử dụng nợ dài hạn đó chính là: 

Phân tích quản lý trong việc áp dụng các tỷ số tài chính

Doanh nghiệp sử dụng các khoản nợ dài hạn cho mục đích phân tích khi họ áp dụng các tỷ lệ nợ. Nợ dài hạn được tách biệt vì nó phải được trang trải bằng các tài sản khác có tính thanh khoản cao hơn hoặc trang trải bằng tiền mặt. Một số hoạt động khác nhau được sử dụng để thanh toán các khoản nợ dài hạn của một doanh nghiệp là: Thu nhập ròng kinh doanh chính, tiền từ các hợp đồng nợ mới, thu nhập đầu tư trong tương lai. 

Tìm và áp dụng các tỷ lệ nợ

Nợ dài hạn là cần thiết để xác định các tỷ lệ nợ và cân đối với lợi nhuận tổng thể của doanh nghiệp. Ví dụ, tỷ lệ nợ dài hạn trên tài sản có khả năng thể hiện tình hình tài chính của một công ty, cũng như phản ánh được khả năng đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu tài chính. Biểu diễn bằng tỷ lệ phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi các khoản vay và nợ dài hạn khác. Để tìm tỷ lệ phần trăm chính xác ta có thể áp dụng công thức sau:

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tài sản = Tổng tài sản/Nợ dài hạn (còn gọi là nợ phải trả)

  • Tỷ lệ nợ trên tài sản của một doanh nghiệp giảm liên tục có thể mang ý nghĩa là doanh nghiệp càng ngày phụ thuộc vào việc sử dụng nợ để chi trả cho các hoạt động kinh doanh. 
  • Tỷ lệ nợ trên tài sản ở mức tốt nhất có thể thay đổi tùy theo ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy, tỷ lệ nợ dài hạn trên tài sản thường được coi là tốt khi nó > 0,5. 
  • Tỷ số nợ (như tỷ số khả năng thanh toán) so sánh nợ phải trả với tài sản. Các tỷ lệ này có thể được sửa đổi để chỉ ra sự so sánh giữa tổng tài sản với các khoản nợ dài hạn. Nợ dài hạn so với tổng vốn chủ sở hữu cung cấp cái nhìn sâu sắc liên quan đến đòn bẩy tài chính và cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp. 
  • Nợ dài hạn so với nợ ngắn hạn cũng cung cấp cái nhìn sâu hơn về cơ cấu nợ của đơn vị. 

Cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc nợ

Khi so sánh các khoản nợ dài hạn với tổng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp ta có thể hiểu sâu hơn về cấu trúc tài chính nội tại.

  • So sánh các khoản nợ với số vốn chủ sở hữu cho thấy một doanh nghiệp sẽ sử dụng các khoản nợ này như thế nào.
  • Tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động, có thể sử dụng phép so sánh này như một phép đo mức độ rủi ro.
  • Theo đó, rủi ro phản ánh khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.

Cách tính nợ dài hạn 

Tính toán được khoản nợ dài hạn giúp các nhà giao dịch xác định được cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Từ đó, có những quyết định đánh giá khả năng và cơ hội phát triển của mã cổ phiếu thuộc doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán để đầu tư.

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn phản ánh thực lực tài chính hiện tại, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp hoặc cách sử dụng hợp lý tỷ lệ đòn bẩy giúp công ty phát triển. Nói một cách dễ hiểu thì đây là tỷ lệ đo lường phần trăm của công ty sẽ cần thanh lý để trả cho những khoản nợ dài hạn của mình.

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nguồn tài sản = nợ dài hạn/tổng tài sản

Trong đó, tổng tài sản bao gồm tài sản hiện tại, tài sản cố định và các tài sản khác.

Nợ dài hạn phản ánh thực lực của một công ty trong việc sử dụng vốn
Nợ dài hạn phản ánh thực lực của một công ty trong việc sử dụng vốn

So sánh nợ ngắn hạn và nợ dài hạn 

Nội dung so sánh

Nợ ngắn hạn

Nợ dài hạn

Thời gian thanh toán

Thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc căn cứ theo một chu kỳ kinh doanh sản xuất thông thường. 

Thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc căn cứ theo chu kỳ kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Mối quan hệ với tài sản

Tài sản hiện tại phải có đủ để bù đắp vào những khoản nợ hiện tại.

Tài sản sở hữu trong dài hạn phải đủ để bù đắp các khoản nợ dài hạn.

Các chỉ tiêu phản ánh

  • Phải trả người bán ngắn hạn.
  • Người mua trả tiền trước ngắn hạn.
  • Bao gồm thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước.
  • Chi phí phải trả cho nhân viên.
  • Chi phí phải trả các khoản ngắn hạn.
  • Phải trả nội bộ trong tầm ngắn hạn.
  • Chi phí cần trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng.
  • Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn.
  • Các khoản phải trả trong ngắn hạn khác.
  • Vay và nợ thuê tài chính trong thời gian ngắn hạn.
  • Các khoản dự phòng mà doanh nghiệp sẽ phải trả ngắn hạn.
  • Bao gồm cả các quỹ khen thưởng và phúc lợi. 
  • Quỹ bình ổn giá doanh nghiệp. 
  • Các giao dịch liên quan tới việc mua bán lại trái phiếu Chính phủ. 
  • Phải trả người bán trong khoảng thời gian dài hạn. 
  • Người mua trả tiền trước dài hạn.
  • Các chi phí phải trả trong dài hạn. 
  • Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Phải trả nội bộ trong thời gian dài hạn.  
  • Doanh thu của doanh nghiệp chưa thực hiện dài hạn.
  • Các khoản phải trả dài hạn khác.
  • Vay và nợ thuê tài chính dài hạn.
  • Trái phiếu chuyển đổi.
  • Cổ phiếu ưu đãi.
  • Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
  • Dự phòng phải trả trong thời gian dài hạn.
  • Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

Trên đây là các nội dung đề cập tới khái niệm nợ dài hạn, cách tính nợ dài hạn và giúp bạn hiểu hơn về các kiến thức liên quan. Trong trường hợp cần được hỗ trợ về tài chính, bạn có thể tìm hiểu về F88 - Chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích hàng đầu Việt Nam, trong đó có cung cấp sản phẩm cho vay bằng cách cầm cố tài sản (cà vẹt/đăng ký xe máy, cà vẹt/đăng ký xe ô tô, cầm cố ô tô).

=> Bạn có thể tiến hành vay tiền nhanh chóng bằng cách click vào nút sau:

Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động liên tục và phục vụ hàng trăm nghìn người dùng, sở hữu gần 1000 phòng giao dịch trên khắp cả nước thì F88 tự tin là nơi đáng để bạn tin tưởng và gửi gắm mỗi khi cần. Tham khảo thông tin sản phẩm tại website: https://f88.vn/.

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top