17/01/2023
Lãi suất chiết khấu là thuật ngữ quen thuộc trong ngành tài chính - ngân hàng, nhưng không phải ai cũng biết. Nhất là những người không phải trong ngành. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được lãi suất chiết khấu là gì và công thức tính lãi suất chiết khấu.
Chiết khấu (tên tiếng anh là Discount) trong kinh doanh được hiểu là việc đơn vị bán giảm giá niêm yết của các loại mặt hàng sản phẩm/dịch vụ tương ứng một tỷ lệ phần trăm nhất định được quy định. Hiểu đơn giản, chiết khấu là khoản phụ cấp, trợ giá hoặc nhượng bộ về giá từ phía đơn vị bán cho người tiêu dùng.
Lãi suất chiết khấu được sử dụng như công cụ trong chính sách tiền tệ
Chiết khấu là chính sách được đưa ra để nhằm khuyến khích người mua đặt hàng và thanh toán ngay trong thời gian chiết khấu. Trong quá trình kinh doanh, chiết khấu có thể được coi là một khoản khấu trừ vào trong giá cả của doanh nghiệp. Người bán khấu trừ chiết khấu từ tổng hoặc tổng giá, còn người mua có nghĩa vụ phải trả số tiền ròng.
Lãi suất chiết khấu (tên tiếng anh là Discount rate) là lãi suất mà Ngân hàng Trung ương – NHTW tính trên các khoản cho vay đối với các ngân hàng thương mại để đáp ứng nhu cầu dòng tiền ngắn hạn hoặc bất thường của họ. Việc điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu được sử dụng như một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền.
Trường hợp này chúng ta có thể hiểu rằng các ngân hàng thương mại sẽ phải vay tiền từ Ngân hàng Trung ương để hoạt động. Vì lúc này, tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng đang không đủ hoặc không được đảm bảo ở mức an toàn. Vì vậy, các ngân hàng thương mại sẽ xem xét vay tiền của ngân hàng trung ương nhằm đề phòng nếu khách hàng của mình cần rút tiền.
Ngoài ra, bạn cũng có thể hiểu lãi suất chiết khấu đơn giản là một công cụ được sử dụng trong chính sách tiền tệ. Đây là căn cứ quan trọng giúp cho ngân hàng nhà nước điều chỉnh lượng cung tiền trên thị trường và số tiền mặt dự trữ đối với ngân hàng thương mại.
Tỷ lệ chiết khấu sẽ được do Ngân hàng Trung ương quyết định. Tuy nhiên thì, trên thực tế có khá nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng tới việc xác định lãi suất chiết khấu như sau:
Chắc hẳn bạn đã hiểu, lạm phát là sự gia tăng chung của mặt bằng giá cả của các loại dịch vụ/hàng hóa và sự mất giá của một loại tiền tệ nhất định theo thời gian. Khi lạm phát xảy ra, nó có tác động xấu đến tất cả mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của một quốc gia. Trong số đó, tác động đầu tiên mà lạm phát gây ra đó là ảnh hưởng đến lãi suất, bao gồm cả tỷ suất chiết khấu.
Để vượt qua thời kỳ suy thoái kinh tế này, để kích thích sự tăng trưởng tín dụng, ngân hàng Trung ương sẽ có xu hướng hạ lãi suất. Hành động này được hiểu là nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng thương mại. Ngược lại, để hạn chế lượng cung tín dụng đưa vào nền kinh tế, các ngân hàng trung ương thường nâng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát.
Như vậy, khi lạm phát dự đoán tăng thì kéo theo lãi suất chiết khấu cũng sẽ tăng theo. Chiều ngược lại, trường hợp lạm phát dự đoán giảm thì tỷ lệ chiết khấu cũng giảm theo.
Cung tiền được biết tới là tổng số tiền trên thị trường được sử dụng nhằm thanh toán cho các giao dịch. Trong đó, Chính phủ sẽ trực tiếp kiểm soát lượng cung tiền trên thị trường và ban hành những quy định cụ thể về giá trị đồng tiền. Cầu tiền là nhu cầu sử dụng tiền của các tổ chức, đơn vị, cá nhân, dùng làm phương tiện giao dịch, trao đổi, mua bán,…
Một khi cung và cầu tiền ở trạng thái mất cân bằng, NHTW sẽ có sự điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu nhằm ổn định lại thị trường. Nếu cung tiền tăng quá cao, lúc này để giảm lượng tiền lưu thông, Nhà nước sẽ tăng lãi suất. Điều đó sẽ giúp tránh các rủi ro không mong muốn khi cung và cầu mất cân bằng, khiến cho tình hình lạm phát không được kiểm soát tốt.
Lạm phát dự đoán tăng thì kéo theo lãi suất chiết khấu cũng sẽ tăng theo
Lãi suất chiết khấu có thể được tính bằng chi phí huy động hoặc trung bình trọng chi phí vốn. Với mỗi cách tính, chúng ta sẽ có công thức áp dụng riêng như sau:
1/ Phí huy động vốn (Funding Cost)
Chi phí huy động vốn - Còn được gọi là chi phí gọi vốn. Đây là tỷ lệ lợi tức mà người bỏ vốn mong muốn thu lại từ dự án. Nếu tính lãi suất chiết khấu dựa trên chi phí huy động vốn, ta sẽ có công thức sau:
Lãi suất chiết khấu = chi phí huy động vốn (Discount rate = funding cost)
Nói cách khác, lãi suất chiết khấu chính là chi phí cơ hội của vốn.
Ví dụ: Khi bạn rút tiền tiết kiệm với lãi suất 4% để đem đi đầu tư thì có thể tính lãi suất chiết khấu = 4%.
2/ Trung bình trọng chi phí vốn (Weighted Average Cost Of Capital, WACC)
Với cách tính dựa trên trung bình trọng chi phí có thể tính lãi suất chiết khấu như sau:
WACC = Chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp có 2 nguồn gọi vốn chủ yếu:
WACC có thể tính bằng chi phí vốn trung bình của hai nguồn vốn trên.
WACC = re * E/(E+D) + rD(1-TC)* D/(E+D)
Trong đó:
Tỷ lệ chiết khấu do Ngân hàng Trung ương thiết lập có ý nghĩa đặc biệt, ảnh hưởng tới các ngân hàng thương mại (NHTM). Cụ thể, tỷ lệ chiết khấu ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ tiền mặt tại các ngân hàng. Đây là cơ sở giúp các ngân hàng thương mại quyết định giữ tiền mặt cao hơn hay chỉ bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Các Ngân hàng thương mại luôn so sánh tỷ lệ chiết khấu với thị trường. Trường hợp lãi suất chiết khấu càng cao thì ngân hàng không thể dự trữ tiền ở mức tối thiểu bằng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Lý do là vì khi thiếu tiền dự trữ, Ngân hàng thương mại sẽ buộc phải vay tiền từ Ngân hàng trung ương nhằm bù vào khoản dự trữ bị thiếu.
Trong trường hợp lãi suất chiết khấu có xu hướng cao hơn thị trường và khi ấy số tiền Ngân hàng thương mại thu được từ các hoạt động cho vay cũng không thể bù đắp được số tiền mà Ngân hàng thương mại phải trả cho Ngân hàng trung ương để bổ sung dự trữ. Đặc biệt, các ngân hàng cũng có xu hướng tăng dự trữ nhiều tiền mặt hơn nhằm đảm bảo rủi ro sẽ không xảy khi khách hàng rút tiền.
Ngược lại, nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn so thị trường thì ngân hàng có thể tự do cho vay và việc dự trữ tiền mặt sẽ ở mức tỷ lệ bắt buộc. Đơn giản bởi vì, nếu thiếu thanh khoản ở thời điểm đó, các ngân hàng hoàn toàn có thể vay ngân hàng nhà nước với mức lãi suất nhẹ nhàng hơn mà không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.
Tỷ lệ chiết khấu ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ tiền mặt tại các ngân hàng
Tác động của chiết khấu đối với các ngân hàng thương mại là quá rõ ràng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn đây là công cụ vô cùng hữu ích của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Trung ương sẽ có nhiệm vụ ấn định tỷ lệ chiết khấu để điều tiết lượng tiền cung ứng. Như vậy, ngân hàng sẽ phải giảm lãi suất nếu muốn tăng cung tiền. Ngược lại, ngân hàng phải tăng lãi suất của mình nếu muốn giảm cung tiền. Đơn giản vì khi lãi suất tăng, các ngân hàng thương mại sẽ giảm cho vay và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm cho cung tiền trên thị trường giảm.
Trên đây là nội dung giúp bạn hiểu được lãi suất chiết khấu là, công thức tính lãi suất chiết khấu và các nội dung liên quan. Trong trường hợp đang cần được hỗ trợ về tài chính, bạn có thể tham khảo F88 bằng cách click vào nút sau đây nhé:
Chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích hàng đầu Việt Nam, trong đó có cung cấp sản phẩm cho vay bằng hình thức cầm cố tài sản. Với kinh nghiệm hơn 10 năm và sở hữu gần 1000 phòng giao dịch trải khắp toàn quốc. F88 chắc chắn là nơi uy tín, tin cậy dành cho bạn.
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện