Khấu hao tài sản cố định là gì? Cách tính khấu hao tài sản cố định

10/05/2022

F88 giải ngân ngay 30 triệu trong 15 phút, không giữ tài sản, lãi suất 1.1%, điền đơn ngay!

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Khấu hao tài sản cố định là một khái niệm liên quan tới tài sản cố định và thường được sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khấu hao tài sản cố định là gì? Và cách tính khấu hao tài sản cố định. Cùng đi giải đáp thắc mắc trong bài viết này nhé!

Khấu hao tài sản cố định là gì?

Khấu hao tài sản cố định (với tên gốc tiếng anh là Depreciation of Fixed Assets) còn được gọi là hao mòn tài sản cố định. Được hiểu là giá trị tương đương với giá trị hao mòn tài sản cố định, phần khấu hao sẽ được tính vào giá thành sản phẩm.

Ví dụ: Doanh nghiệp mua thiết bị, máy móc nhằm phục vụ cho mục đích sản xuất trị giá 300 triệu và thời gian khấu hao tài sản là 10 năm => tỷ lệ 25%/năm (75 triệu/năm).

khấu hao tài sản cố định là gì

Khấu hao tài sản cố định hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn

Như vậy mỗi tháng doanh nghiệp cần trả thêm 75 triệu/12 tháng = 6.250.000 đồng vào tổng giá thành sản phẩm. Cụ thể hơn, trường hợp mỗi tháng sản xuất được 500 sản phẩm thì với mỗi sản phẩm sẽ cộng thêm 12.500 đồng. Và sau 10 năm, doanh nghiệp sẽ thu hồi đủ số tiền khấu hao đủ để mua mới 1 dàn máy móc trị giá 300 triệu.

Tài sản cố định có những loại nào?

Tài sản cố định được chia thành tài sản vô hình và tài sản hữu hình:

– Tài sản cố định vô hình là những loại tài sản mà không mang trong mình hình thái vật chất: Ví dụ như một số chi phí về quyền phát hành, bằng sáng chế, phát minh, liên quan trực tiếp tới đất sử dụng,...

– Tài sản cố định hữu hình được hiểu những tư liệu lao động tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như thiết bị, máy móc, nhà cửa, phương tiện vận chuyển, vật tư kiến trúc,...

Ý nghĩa của việc khấu hao tài sản

Việc khấu hao tài sản cố định nhằm mục đích để cho doanh nghiệp có thể tái tạo lại số vốn sản xuất. Phần giá trị hao mòn sẽ được chuyển giao vào giá trị của sản phẩm sẽ được xem là coi là một yếu tố của chi phí sản xuất. Nó thể hiện dưới hình thức gọi là tiền khấu hao tài sản cố định.

  • Nếu việc khấu hao tài sản cố định hợp lý, khi tài sản cố định đó hết thời gian có thể sử dụng, thì doanh nghiệp sẽ thu hồi được đầy đủ vốn cố định để xoay vòng vốn tiếp tục mua tài sản cố định khác thay thế
  • Không những vậy, việc doanh nghiệp tính khấu hao tài sản cố định cũng là cơ sở để tính toán việc tái đầu tư và tái sản xuất không ngừng nghỉ
  • Bên cạnh đó, khấu hao tài sản cố định còn là việc quan trọng để xác định giá của các thành sản phẩm và đánh giá rõ ràng kết quả hoạt động kinh doanh
  • Khấu hao tài sản cố định một cách hợp lý là biện pháp giúp doanh nghiệp có thể bảo toàn số vốn cố định của mình.

Khấu hao tài sản là việc mỗi doanh nghiệp cần làm

Khấu hao tài sản là việc mỗi doanh nghiệp cần làm

Cách tính khấu hao tài sản cố định

Có 4 cách tính khấu hao tài sản cố định là: Theo tháng phát sinh, theo đường thẳng, theo số dư giảm dần có điều chỉnh và theo khối lượng - số lượng sản phẩm. Chúng ta cùng đi vào cụ thể cách tính nhé!

Cách 1: Khấu hao theo tháng phát sinh

Áp dụng trong trường hợp mua tài sản cố định về dùng ngay trong tháng. Công thức được áp dụng như sau:

Mức trích khấu hao theo tháng phát sinh = (Mức trích khấu hao theo tháng / Tổng số ngày của tháng phát sinh) x số ngày sử dụng trong tháng

Trong đó: Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng phát sinh – Ngày bắt đầu sử dụng + 1

Cách 2: Khấu hao theo đường thẳng

Đây là phương pháp khấu hao theo mức ổn định hàng năm trong suốt khoảng thời gian sử dụng. Khấu hao theo đường thẳng được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đây là cách tính:

  • Hàng tháng. Mức trích khấu hao hàng tháng = Mức trích khấu hao hàng năm / 12
  • Hàng năm. Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản cố định / thời gian khấu hao

Lưu ý rằng: Thời gian trích khấu hao phải dựa vào khung quy định về thời gian trích khấu hao tài sản cố định theo Thông tư của Bộ Tài Chính số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 để xác định.

Cách 3:  Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Phương pháp này được áp dụng đối trong lĩnh vực công nghệ có sự phát triển nhanh chóng, có sự thay đổi và hoạt động hiệu quả. Đồng thời, thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Là loại thiết bị, máy móc, dụng cụ làm việc đo lường thí nghiệm
  • Là tài sản cố định mới với tiêu chí chưa từng qua sử dụng

Công thức áp dụng như sau:

Mức trích khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của tài sản cố định x Tỷ lệ khấu hao nhanh (%)

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đườn thẳng x hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%) = (1/thời gian trích khấu hao của tài sản cố định) x 100

Hệ số điều chỉnh được xác định theo thời gian trích khấu hao tài sản cố định được quy định:

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh được xác định theo thời gian trích khấu hao tài sản cố định được quy định:

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh

Đến 4 năm (t =< 4 năm)

1.5

Trên 4 – đến 6 năm (4 năm < t =< 6 năm)

2

Trên 6 năm (t > 6)

2.5

Trong những năm cuối cùng của khấu hao, khi mức khấu hao bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao được tính bình quân giữa số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định và giá trị còn lại, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định đó.

cách tính khấu hao tài sản cố định

Có 4 cách tính khấu hao tài sản cố định mà bạn cần phải nắm bắt

Cách 4: Tính khấu hao theo khối lượng, số lượng sản phẩm

Để phương pháp này được áp dụng thì sẽ cần thỏa mãn các điều kiện:

  • Cần xác định được tổng khối lượng, tổng số lượng sản phẩm được tạo ra bởi tài sản cố định đó
  • Tài sản cố định này phải liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm
  • Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm không được thấp hơn 100% công suất thiết kế

Công thức như sau:

Mức trích khấu hao hàng tháng/năm = Số lượng sản phẩm xuất trong tháng/năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của tài sản cố định / Số lượng theo công suất thiết kế

Trong trường hợp nếu công suất hoặc nguyên giá của tài sản cố định có sự thay đổi thì doanh nghiệp sẽ phải xem xét và xác định lại mức khấu hao của tài sản cố định của mình

F88 là đơn vị vay thế chấp tài sản uy tín

Vay tiền tại F88 trong trường hợp cần vốn mua tài sản cố định là lựa chọn được nhiều người khuyên dùng

Trong trường hợp bạn cần vay tiền để mua tài sản cố định phục vụ mục đích kinh doanh cho doanh nghiệp, công ty, tiệm bán hàng nhỏ của mình thì có thể tham khảo các gói vay online cầm cố tại F88. Các gói vay đa dạng như: vay bằng đăng ký xe máy, vay bằng đăng ký xe ô tô, bằng xe máy, bằng ô tô,... Bạn hãy nhanh tay click vào nút bên dưới để vay tiền mặt nhanh chóng nhé.

Với hơn 10 năm hoạt động trên thị trường và sở hữu gần 1000 phòng giao dịch thì F88 chính là nơi thuận tiện, dễ dàng giúp bạn có thể vay ở bất kỳ hơn đâu chỉ cần bạn cần. Tham khảo ngay trên website: f88.vn để biết thêm chi tiết.

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top