Những cái bẫy mà sinh viên năm nhất cần phải biết

05/09/2017

Vào đại học, tân sinh viên phải đối mặt không ít cạm bẫy khi tìm phòng trọ, bị lừa kiếm việc làm...Thậm chí, họ còn bị những đường dây lừa sinh viên vay tiền lãi suất cao để kinh doanh đa cấp. Lợi dụng sự nhẹ dạ, kinh nghiệm sống chưa nhiều kẻ xấu đã thực hiện các hành vi lừa đảo hết sức tinh vi. Dưới đây là một số chiêu lừa đảo phổ biến mà các em nên tránh:

Cái bẫy mang tên đa cấp:

Một chiêu trò đã trở nên quá phổ biến ở Hà Nội và các thành phố lớn khác, đó là bán hàng đa cấp. Những công ty đa cấp mở ra cho các bạn một viễn cảnh tươi đẹp đúng chuẩn việc nhẹ lương cao. Tất cả những gì bạn cần phải làm chỉ là đóng một khoản tiền cổ phần hoặc mua sản phẩm của công ty để bán lại cho những khách hàng khác. Và sau một thời gian ngắn ngủi, bạn sẽ nhận được hoa hồng cao gấp trăm lần so với số tiền ban đầu đã bỏ ra. Nếu lôi kéo được càng nhiều người tham gia vào cùng mạng lưới khách hàng thì càng có nhiều tiền.

Tất nhiên đó chỉ là lời nói suông và chiêu trò lừa đảo của những công ty bán hàng đa cấp. Một khi đã bị cuốn vào vòng xoáy này thì khó thể thoát ra được, thậm chí các bạn buộc phải lôi kéo thêm nhiều nạn nhân khác. Và cứ thế, tiền thì chẳng thấy đâu mà chỉ thấy nhiều bạn sinh viên bỏ học triền miên để tham gia vào “lớp dạy lãnh đạo” của chúng. Có rất nhiều bạn đã mất tất cả khi theo đuổi con đường làm giàu “siêu tốc” này.

Bởi vậy các bạn nên cảnh giác tuyệt đối với các lời mời chào tham gia hội thảo bán hàng, hội nghị kỹ năng mềm, cách làm giàu nhanh chóng… bởi đây chính là cái bẫy chúng giăng ra khiến bạn dễ dàng sập bẫy, đi theo con đường đa cấp.

Tệ nạn xã hội:

Xa gia đình cũng đồng nghĩa với việc không có ai quản thúc, nếu bạn không làm chủ được mình thì sẽ dễ dàng bị kéo tuột xuống những cái hố tệ nạn. Đơn giản nhất là trường hợp nghiện game đến quên ăn, quên ngủ và bỏ cả học để ôm cái máy tính cả ngày, bị rủ rê lôi kéo vào con đường lô đề, cờ bạc, chơi game….Tất nhiên, hệ quả là tình trạng học hành ngày càng sa sút, chưa kể sức khỏe và tâm sinh lý cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Xem thêm: Sinh viên vay tiền ở đâu?

Lời cảnh tỉnh với những công việc làm thêm quá dễ dàng:

Có một thực tế rằng, đa phần sinh viên đều tìm kiếm công việc làm thêm từ các trang mạng, rồi những tờ rơi quảng cáo về công việc nhẹ nhàng nhưng mức lương hấp dẫn. Điều đặc biệt ở những công việc đó là chỉ tuyển dụng sinh viên năm nhất hoặc năm hai, làm 2 – 3 giờ/ngày thoải mái mà kiếm được vài trăm nghìn. Tại sao vậy?

Thông thường những sinh viên năm đầu vẫn chưa có kinh nghiệm và chưa từng trải nên chúng sẽ dễ dàng lừa lọc tiền đặt cọc hoặc bóc lột sức lao động của bạn. Nên nhớ rằng ở đời không ai cho không ai thứ gì. Bạn sẽ được trả công xứng đáng cho những gì bản thân làm được. Đừng vội vàng tin vào những lời dụ dỗ làm công việc nhẹ nhàng như gấp phong bì để rồi bị lừa đảo trắng trợn mất tất cả tài sản.

Ngay cả những công việc rất tri thức như gia sư cũng cần phải chọn lọc kĩ lưỡng nơi uy tín, tin cậy. Bởi ngày càng có nhiều trung tâm môi giới gia sư “ma” mọc lên như nấm nhằm mục đích “bòn rút” những đồng lương ít ỏi của các bạn sinh viên đi gia sư. Hơn nữa, còn có vô số trường hợp sinh viên bị quỵt sạch tiền đặt cọc mà không thể đòi lại được.

Ngoài ra còn có vô số chiêu trò lừa đảo khác mà tân sinh viên cũng phải hết sức cẩn thận như móc túi, giả làm người thân để cướp tài sản, lừa mua đồ giá rẻ… Đề phòng những cạm bẫy ở chốn thành thị đông người thì trước hết các bạn sinh viên phải tự cảnh giác, cẩn thận mọi lúc, mọi nơi. Tránh tiếp xúc quá thân cận với người xa lạ, người có dấu hiệu khả nghi, không đứng đắn và đặc biệt là xây dựng lối sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn và thú vui chơi giải trí không phù hợp.

“Nghìn lẻ một” khó khăn khi tìm phòng trọ

Bên cạnh đó, xóm trọ thường nằm ở trong các ngõ ngách nhưng các bạn đừng tìm phòng trọ ở ngõ ngách sâu quá. Việc đến những phòng trọ đã hoặc đang có nhiều người thuê hơn là những phòng trọ ở địa điểm hẻo lánh, vắng vẻ cũng giúp chúng ta đảm bảo an toàn”.

Khi đến nơi, các bạn tân sinh viên phải gặp trực tiếp chủ trọ để hỏi cụ thể về giá phòng, diện tích sử dụng, điều kiện sinh hoạt, giá điện – nước hằng tháng, giờ giấc đóng cửa (nếu ở chung) hoặc hình thức tự quản (nếu không sống chung với chủ)… để tránh những nuối tiếc về sau.

“Sau đó, các bạn cũng nên khéo léo hỏi ý kiến thêm của các bạn đã trọ ở xóm đấy để có được phản ánh khách quan. Khi chuyển đến, mình cũng chốt ngay số điện, nước tránh phải trả thêm chi phí của người sử dụng trước đó

Ngoài ra còn có vô số chiêu trò lừa đảo khác mà tân sinh viên cũng phải hết sức cẩn thận như móc túi, giả làm người thân để cướp tài sản, lừa mua đồ giá rẻ… Đề phòng những cạm bẫy ở chốn thành thị đông người thì trước hết các bạn sinh viên phải tự cảnh giác, cẩn thận mọi lúc, mọi nơi.

Nguồn: internet

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top