Chi tiêu hợp lý cho ngày ông Công ông Táo

07/02/2018

Tết ông Công ông Táo là ngày lễ quan trọng của người Việt Nam. Hàng năm cứ vào ngày này, các gia đình người Việt lại chuẩn bị làm mâm cúng, tiễn đưa ông Táo về trời. Việc chuẩn bị mâm cỗ rất quan trọng, thể hiện tấm lòng thành kính của con người đối với những bậc thần linh. Tuy nhiên, chi tiêu như nào cho hợp lý trong ngày này vẫn luôn là câu hỏi lớn của các bà nội trợ, cùng F88 tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này các bạn nhé!

Chi tiêu hợp lý vừa đủ

Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh mà mỗi gia đình có một cách chi tiêu khác nhau cho mâm cúng ông Công, ông Táo. Nhưng ở đâu thì tục lệ người Việt Nam cũng là ngày cả gia đình sum vầy, cùng ăn một bữa cơm đoàn viên.

Dạo qua các khu chợ Nghĩa Tân, Đồng Xa, các hoạt động mua bán diễn ra sôi nổi từ sáng sớm. Người dân nô nức đi mua sắm để chuẩn bị làm mâm cỗ.

Chị Hoàng Mai (người dân phố Mai Dịch, Cầu Giấy) chia sẻ: “Năm nào nhà mình cũng làm cỗ để cúng ông Công ông Táo, nên từ 20 đã chuẩn bị đồ lễ rồi”.

Khi được hỏi về chi tiêu cho ngày ông Công ông Táo chị Hoàng Mai chia sẻ: “Sáng nay mình mua 3 chiếc mũ, 3 bộ quần áo, 3 đôi giày, 3 chú cá chép giấy với giá 70.000 đồng/bộ. Giá năm nay không đắt hơn năm ngoái bao nhiêu, nếu mua bộ to đẹp giá sẽ từ 120.000 - 150.000 đồng/bộ".



Nhiều người để tiết kiệm ra chợ cóc mua hoặc mua những người gánh hàng rong, rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng. Theo chị Mai chia sẻ, mua ở chợ cóc, hoặc gánh hàng rong giá chỉ 25.000 - 30.000 đồng, loại to có giá 50.000 - 80.000 đồng/bộ.

Bà Định (phố Phan Văn Trường, Cầu Giấy) chia sẻ: “Ngày ông Công ông Táo, nhà bà làm mâm cỗ khoảng 1 triệu đồng. Ngoài tiền mua đồ vàng mã, bà còn mua 1 con gà và thứ khác để bày biện mâm cỗ. Chiều 23 cả gia đình bà gồm 2 con trai đều tập trung ăn uống tại đây”.

Hỏi giá gà bà Định chia sẻ: “Thực tế, có rất nhiều loại gà khác nhau. Nhưng đúng kiểu gà ta bà hay mua giá giao động từ 115. 000- 120. 000/kg. Đó là giá phổ biến trên thị trường hiện nay”.

Theo bà Định cũng như nhiều người, việc mua sắm cho ngày ông Công ông Táo là cần thiết và phải có. Tuy nhiên với gia đình bà năm nào cũng vậy, mọi thứ vừa đúng trình tự vừa đẹp mâm nhưng cũng ấm áp lòng.

Lãng phí và gây ô nhiễm môi trường

Dù biết, thờ cúng ông Công, ông Táo là một nét đẹp văn hóa của người Việt ta, nhưng thực tế, nhiều người lạm dụng ngày lễ để mua bán những loại vàng mã đắt tiền để thờ cúng, gây lãng phí tiền bạc, ô nhiễm môi trường. Nhiều người còn bày đặt cầu khấu, theo kiểu thái quá, mê tín dị đoan. Nhiều người không chỉ mua mũ mão, cá chép để hóa vàng, mà còn mua cả bộ xe ngựa, nhà cửa giá khủng tới hàng trăm triệu đồng,… Theo họ, như thế mới là thành kính.

Thả cá chép là phong tục tập quán tốt, nhưng tùy theo điều kiện hoàn cảnh mà chi tiêu khác nhau. Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, nhiều người dân Hà Nội thi nhau mua cá chép, rồi thả đầy các sông hồ vốn đã ít lại ô nhiễm, miễn nơi nào có nước là thả cá, nên cứ sau ngày này cá vàng, cá chép lại chết một cách oan uổng, xác nổi đầy gây ô nhiễm môi trường và lãng phí. Làm như thế này liệu có phải là thành kính hay không?

Nguồn: Internet

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top