Hệ Số Thanh Toán Là Gì? Cách Tính Hệ Số Thanh Toán Chính Xác

13/06/2022

Bạn cần tiền gấp: F88 cho vay tới 30 triệu, lãi suất ưu đãi từ 1,1%, không giữ tài sản

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Điều vô cùng cần thiết và quan trọng với các một doanh nghiệp chính là việc tuân thủ các nghĩa vụ tài chính. Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhằm biết được năng lực tài chính của tổ chức và cũng là để đánh giá mức độ tín nhiệm của các nhà đầu tư dành cho doanh nghiệp.

Cùng đi tìm hiểu về các hệ số thanh toán để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp là như thế nào nhé!

hệ số thanh toán là gì
Hệ số thanh toán phải ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là gì?

Trước khi đến với cách đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta cần hiểu được khái niệm về khả năng thanh toán là gì.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được hiểu là sự biểu hiện năng lực về tài chính mà doanh nghiệp sở hữu được để đáp ứng được nhu cầu thanh toán tất cả các khoản dài hạn hoặc ngắn hạn cho các tổ chức, cá nhân cho doanh nghiệp nợ hoặc vay.

  • Một doanh nghiệp mà khả năng thanh toán đạt mức cao, chứng tỏ doanh nghiệp đó thực sự có năng lực tài chính tốt. Và có thể bảo đảm khả năng chi trả tốt các khoản nợ của doanh nghiệp.

  • Nếu khả năng thanh toán thấp, có khả năng doanh nghiệp này đang gặp các vấn đề về tài chính và có nhiều rủi ro, thâm hụt hoặc thất thoát dẫn đến mất khả năng thanh toán trong dài hạn. Về tương lai, nếu doanh nghiệp không thể thanh toán các khoản nợ, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến việc phá sản.

Tại sao cần đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp?

Tiến hành đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ giúp chính doanh nghiệp đó hoặc các đối tượng quan tâm biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các hướng quản trị hay đầu tư, cho vay ngắn hạn hay dài hạn một cách thích hợp:

  • Tình hình tài chính tốt: Chứng tỏ năng lực hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản vay. Đồng thời, thể hiện được năng lực tài chính cao giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển.
  • Tình hình tài chính xấu: Doanh nghiệp hoạt động không tốt, kém hiệu quả. Do đó, các khoản nợ có thể sẽ không thể chi trả đúng hạn. Từ đó làm uy tín doanh nghiệp bị giảm sút và khi mất khả năng thanh toán thì rất có thể dẫn đến phá sản. Việc đánh giá khả năng thanh toán, tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất quan trọng. Vì từ những đánh giá đó mà chúng ta có thể đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình:
  1. Với nội tại doanh nghiệp: Thấy được bức tranh toàn cảnh về cơ hội, cũng như nguy cơ trong quá trình thanh toán những khoản vay. Cũng từ đó, có những biện pháp cải thiện dòng tiền đúng đắn, kịp thời xử lý các vấn đề khi mà khả năng thanh toán thấp.
  2. Với ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp: Đánh giá được doanh nghiệp đó có khi tới hạn có khả năng thanh toán các món nợ hay không. Sau đó, sẽ xem xét và đưa ra các quyết định hợp tác, đầu tư, cho vay để tránh những rủi ro về tài chính.

Các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Sự tồn tại của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc đáp ứng được các nghĩa vụ trả nợ, đặc biệt với các khoản nợ ngắn hạn. Nhóm hệ số thanh toán dùng để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp gồm 4 hệ số chính.

Dựa vào công thức tính toán ra kết quả của các chỉ số, chúng ta hoàn toàn có thể nhìn ra được năng lực tài chính của doanh nghiệp đó có đang tốt hay đang xấu.

1, Hệ số thanh toán ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán hiện thời.

Đây là hệ số thanh toán cho biết mỗi một giá trị nợ ngắn hạn sẽ được bù đắp bằng bao nhiêu giá trị tài sản ngắn hạn. Do đó, hệ số thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát nhất khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền mặt để đem đi thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp.

có bao nhiêu loại hệ số thanh toán
Việc đánh giá tình hình tài chính, khả năng thanh toán của một doanh nghiệp là rất quan trọng

2, Hệ số thanh toán lãi vay 

  • Hệ số thanh toán lãi vay dùng để phân tích khả năng thanh toán khoản nợ của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán lãi vay càng lớn thì doanh nghiệp càng chứng tỏ những dấu hiệu hoạt động tích cực, khả năng thanh toán khoản vay tốt. Ngược lại, trường hợp hệ số này thấp thì chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp thấp. 
  • Các nhà kinh tế học thường chọn mức hệ số 2 để đánh giá khả năng trả nợ lãi vay của doanh nghiệp. Nếu hệ số thanh toán lãi vay thấp hơn 2 thì đó được coi là lời cảnh báo về việc doanh nghiệp đang gặp phải các vấn đề về tài chính. Khả năng để doanh nghiệp này chi trả khoản vay trong trường hợp này là tương đối thấp.
  • Khi phân tích tài chính của một doanh nghiệp cần dựa vào chỉ số qua các năm để tiến hành so sánh và nhận thấy được những dấu hiệu thay đổi theo chiều hướng đi xuống hay đang đi lên. Thêm nữa, cần tìm hiểu thêm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ và nhìn nhận những tiềm năng trong tương lai để có thể đưa ra sự đánh giá khách quan nhất.
  • Như vậy dựa vào hệ số thanh toán lãi vay có thể đánh giá khả năng chi trả cho các khoản vay của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào hệ số này thì chưa thể nào đánh giá được tình hình tài chính của một doanh nghiệp vì hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định như chi phí trả tiền nợ gốc, chi phí cho cổ tức ưu đãi,…

3, Hệ số thanh toán bằng tiền

Hệ số này được dùng để đánh giá sát hơn tình hình thanh toán của doanh nghiệp.

Công thức tính: 

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = (Tiền + các khoản tương đương tiền) / Nợ ngắn hạn

Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền đang chuẩn, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư ngắn hạn khác, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn nếu có được dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong thời hạn 3 tháng mà không gặp bất kỳ rủi ro nào lớn.

Hệ số này đặc biệt hữu dụng khi đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khủng hoảng (khi mà hàng tồn kho không tiêu thụ được, các khoản đáng ra  phải thu thì lại khó thu hồi).

Tuy nhiên, một trong nền kinh tế ổn định, dùng hệ số thanh toán bằng tiền nhằm đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp rất dễ xảy ra sai sót. Bởi vì, một doanh nghiệp có lượng lớn nguồn tài chính không được sử dụng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó đã không sử dụng hiệu quả nguồn vốn.

cách tính hệ số thanh toán chính xác nhất
Áp dụng công thức để tính hệ số thanh toán

4, Hệ số thanh toán nhanh

a, Hệ số thanh toán nhanh là gì?

Hệ số thanh toán nhanh là một trong các chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 

Hệ số thanh toán nhanh (tên gọi tiếng anh: Quick Ratio) là chỉ số dùng để xác định khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn của doanh nghiệp thông qua việc chuyển hóa tài sản ngắn hạn sang tiền mặt mà không làm hao hụt lượng hàng tồn kho.

Thông qua chỉ số tài chính này có thể đánh giá khả năng tài chính của một doanh nghiệp. Hệ số thanh toán nhanh còn có tên gọi khác là hệ số thanh toán tức thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh, tỷ lệ thanh toán nhanh.

b, Công thức tính hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh được tính bằng công thức sau:

Tỷ số thanh khoản = (giá trị tài sản lưu động – giá trị hàng tồn kho)/ giá trị nợ ngắn hạn

Hy vọng bạn đã nắm bắt được rõ những thông tin cần thiết về các hệ số thanh toán đánh giá khả năng của doanh nghiệp. Trường hợp cần tiền vốn và muốn vay thế chấp, có thể tham khảo đơn vị F88. F88 đã có kinh nghiệm lâu năm (trên 10 năm) hoạt động tại thị trường và gần 1.000 chi nhánh phòng giao dịch trên toàn Việt Nam sẽ giúp bạn vay vốn tốt nhất và nhanh chóng nhất giải ngân chỉ với 30 phút. 

Các gói vay thế chấp tại F88 có lãi suất cực thấp, thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng chỉ từ 5-15 phút. Bạn hãy nhanh tay click vào nút bên dưới để vay tiền mặt nhanh nhé.

F88 đã có kinh nghiệm lâu năm (trên 10 năm) hoạt động tại thị trường và gần 1.000 chi nhánh phòng giao dịch trên toàn Việt Nam sẽ giúp bạn vay tiền online tốt nhất và nhanh chóng nhất giải ngân chỉ với 30 phút. 

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top