12/08/2022
Khi nói về tình hình kinh tế, giảm phát là một thuật ngữ thường dùng để phân tích tình hình, mối liên quan giữa giảm phát và suy thoái. Để hiểu rõ hơn giảm phát là gì, cùng theo dõi chia sẻ dưới đây nhé!
Giảm phát trong tiếng Anh là Deflation. Giảm phát là định nghĩa thể hiện sự giảm giá chung đối với hàng hoá và dịch vụ. Tình trạng giảm phát chỉ xảy ra khi tỷ lệ lạm phát giảm xuống dưới 0%. Giảm phát xảy ra một cách tự nhiên và dựa trên cung tiền của một nền kinh tế cố định.
Mặc dù lạm phát và giảm phát được nhắc đến nhiều trong hoạt động phân tích kinh tế nhưng rất nhiều người chưa nắm rõ về khái niệm này. Trong giai đoạn giảm phát, sức mua của tiền tệ và tiền lương cao hơn so với trước đây. Thực tế, giảm phát khiến chi phí danh nghĩa của lao động, vốn, hàng hoá và dịch vụ thấp hơn nếu không bị thu hẹp cung tiền. Điều này không có lợi và thiếu cân sức giữa quá trình lao động và tiêu dùng.
NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:
* Thông tin bắt buộc
Thời hạn khoản vay tối thiểu 3 tháng và tối đa 12 tháng.
Lãi suất vay trong hạn hàng năm tối đa 19,2%/năm
Ví dụ: Khách hàng vay bằng đăng ký xe máy 10.000.000đ trong 12 tháng với lãi suất vay là 1.6%/ tháng (chưa bao gồm các phí khác)
Vì sao giảm phát lại xảy ra là câu hỏi của rất nhiều người sau khi biết khái niệm về giảm phát. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm phát. Tuy nhiên có 2 yếu tố chủ yếu gây ra hiện tượng này là sự sụt giảm trong tổng cầu và tăng năng suất.
Khi lượng nhu cầu có khả năng tài chính của toàn bộ nền kinh tế đối với các hàng hóa cuối cùng sụt giảm dẫn đến hiện tượng giá cả bị đẩy xuống thấp. Nguyên nhân do chính phủ cắt giảm chi tiêu, thị trường chứng khoán thất bại. Khi đó nếu người tiêu dùng muốn tiết kiệm nhiều hơn thì các chính sách về tiền tệ sẽ bị thắt chặt kéo theo lãi suất tăng cao.
Khoa học và công nghệ tiến bộ giúp những công ty/doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Khi đó chi phí sản xuất giảm xuống kéo theo người tiêu dùng được hưởng lợi bởi giá bán của các sản phẩm sẽ giảm thấp hơn.
Nguồn cung đa dạng khi cùng một loại hàng hoá/ dịch vụ có thể có nhiều đơn vị cung cấp. Điều này dễ dẫn tới hạ giá sản phẩm để cạnh tranh với đối thủ. Các doanh nghiệp mới muốn tiếp cận cấu trúc vốn mới cần giảm giá sản phẩm thu hút người tiêu dùng khiến nguồn cung sản phẩm tăng. Hệ quả của hành động này sẽ dẫn đến giảm phát.
Các ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm cho nguồn cung tiền tệ trên thị trường. Việc giảm cung thường có mục đích rõ ràng hướng tới kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, nếu chính sách có vấn đề hoàn toàn có thể gây ra tác dụng ngược cho nền kinh tế.
Như vậy giảm phát có lợi hay có hại? Vì sao? Mời bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi!
Giảm phát gây ra nhiều biến động cho thị trường nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Giảm phát gây ảnh hưởng tích cực và cả tiêu cực tuỳ vào từng trường hợp.
Khi đặt trong tình hình hiện nay, giảm phát hình thành dựa trên công nghệ mới nên năng suất và sản lượng sẽ tăng khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng.
Giảm phát tạo những môi trường kinh doanh cởi mở, hạn chế tối đa hình thức mua bán độc quyền. Từ đó xây dựng thị trường tự do giúp nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Tận dụng được tối đa các nguồn lực và giúp người tiêu dùng nhận được những nguồn lợi lớn.
Mặc dù giảm phát có tác động tích cực lên nền kinh tế, tuy nhiên không thể phủ nhận những tiêu cực mà sự biến đổi này gây ra.
Lãi suất biểu hiện giá tiêu dùng trong hiện tại so với giá tiêu dùng trong tương lai. Giảm phát kéo dài sẽ kéo theo lãi suất thấp. Khi đó, sản lượng bị trì trệ và suy thoái, lãi suất thực tăng gây ra suy thoái mở rộng. Chính sách tiền tệ dần trở nên mất tác dụng nếu suy thoái kéo dài và giảm phát liên tục.
Giảm phát diễn ra khiến giá cả giảm, đồng tiền có giá hơn. Do đó nhà đầu tư sẽ giữ tiền và giảm bớt chi tiêu. Người lao động bị giảm lương do hàng loạt doanh nghiệp phải điều tiết bù trừ thiệt hại do tình trạng giảm phát gây ra. Tình trạng vỡ nợ, thất nghiệp, phá sản, giảm lợi nhuận,… có thể là hậu quả mà giảm phát để lại.
Có thể thấy, những tác động tiêu cực mà giảm phát gây ra nhiều hơn so với sự tích cực mà tình trạng này mang lại. Vì vậy, đã nhanh chóng có những biện pháp để phòng chống và giảm thiểu hiện tượng giảm phát:
Ngăn chặn tình trạng giảm phát bằng những chính sách dưới đây:
Thực chất, nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa giảm phát và lạm phát. Làm thế nào để phân biệt hai khái niệm này?
Dù rơi vào tình trạng giảm hay lạm phát cũng đều có ảnh hưởng không tốt tới kinh tế. Nếu quản lý tài chính không tốt dễ rơi vào trạng thái bị động. Khi gặp khó khăn về tài chính, ngoài vay ngân hàng thì người dân cũng có thể vay từ các nguồn cấp vốn khác. Thực tế không phải tất cả mọi người đều đủ điều kiện vay ngân hàng.
Do đó, nếu bạn rơi vào trạng thái bị động về tài chính, không thể vay ngân hàng, có thể tham khảo dịch vụ vay tiền nhanh tại F88. Với lãi suất cạnh tranh chỉ 1.1%/ tháng (chưa bao gồm các chi phí khác) cùng sự minh bạch và tin cậy, F88 trở thành một trong những đơn vị cho vay được tin tưởng nhất hiện nay.
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ vay vốn F88, vui lòng liên hệ hotline 1800 6388. Trên đây là những thông tin về hiện trạng giảm phát. Hi vọng mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc!
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện