Nợ Quá Hạn Là Gì? Phân Loại? Nợ Quá Hạn Phải Nợ Xấu Không?

28/06/2022

Bạn cần tiền gấp: F88 cho vay tới 30 triệu, lãi suất ưu đãi từ 1,1%, không giữ tài sản

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Nợ quá hạn là gì và nếu không trả được thì có phải là nợ xấu hay không? Đây là câu hỏi khiến nhiều khách hàng thắc mắc, gây nhầm lẫn và mập mờ… Do đó, bài viết này sẽ giải thích chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về nợ quá hạn, cũng như có phương hướng giải quyết trong trường hợp có nợ quá hạn chưa được thanh toán.

Nợ quá hạn là gì?

Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay (cá nhân hoặc tổ chức) nợ tổ chức tín dụng, khi không thể trả gốc và lãi đúng theo trên hợp đồng theo đúng ngày trả nợ được thỏa thuận trong hợp đồng. Tức là họ chưa thực hiện được hết các nghĩa vụ thanh toán nợ của mình khi thời hạn cho vay kết thúc.

Nhiều khách hàng đi vay vốn tại ngân hàng mà không nắm được nợ quá hạn là gì, dẫn đến tình trạng trễ nợ và gây ảnh hưởng đến quá trình vay vốn. Hiểu một cách đơn giản, nợ quá hạn chính là khoản tiền mà chủ thể đi vay còn nợ tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng. 

Chủ thể này có thể là cá nhân hoặc tổ chức, theo hợp đồng thì phải trả đúng hạn nhất định. Tuy nhiên, thực tế thì cá nhân hoặc tổ chức đó không có đủ tiền để trả đúng hạn, dẫn đến còn nợ một phần tiền gọi là dư nợ quá hạn. Số tiền này bao gồm cả tiền lãi và tiền gốc tính theo hợp đồng và có thể tăng dần theo số ngày trả chậm.

Đó là cách hiểu nôm na và đơn giản về dư nợ quá hạn. Thực tế, dư nợ quá hạn cũng được quy định ở một số nội dung pháp luật, chẳng hạn như Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Tại Điều 20 của Thông tư có quy định về nợ quá hạn với một số nội dung đáng chú ý như sau:

  • Tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng về việc thanh toán nợ quá hạn. 
  • Nội dung thông báo của tổ chức phải bao gồm những nội dung tối thiểu như: số dư nợ gốc bị quá hạn, lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn và thời điểm chuyển nợ quá hạn.
  • Lãi suất phạt quá hạn  không được vượt quá 150% lãi suất cho vay theo hợp đồng.

Thông thường, các tổ chức tín dụng hoặc đơn vị cho vay sẽ linh động thời gian, cho phép khách hàng đóng trễ từ 1 - 3 ngày. Song, nếu khách hàng vượt quá thời gian này thì có thể phát sinh nợ quá hạn.

Xem thêm: Các gói vay sinh viên phổ biến hiện nay

nợ quá hạn là gì

Nợ quá hạn được tính theo thời gian mà ngân hàng thỏa thuận từ trước trong hợp đồng.

Trong trường hợp đóng tiền trễ, thì nợ quá hạn sẽ được phân chia thành các nhóm nợ xấu (bao gồm 5 nhóm) để đánh giá lịch sử tín dụng của khách hàng. Nếu rơi vào nhóm nợ xấu số 5, bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi muốn vay vốn ở nơi khác.

Ví dụ về nợ quá hạn

Để hiểu rõ hơn dư nợ quá hạn là gì, chúng ta cùng tìm hiểu một ví dụ minh họa như sau.

  • Tình huống đặt ra: Anh A có vay một số tiền vốn ở Ngân hàng B, cụ thể là 1 tỷ đồng.
  • Tại hợp đồng do Ngân hàng B soạn có nội dung quy định ngày 25 hàng tháng sẽ là ngày đến hạn trả nợ định kỳ.  
  • Nếu quá thời hạn 10 ngày, tính từ ngày đến hạn trả nợ định kỳ (tức là ngày 25 hàng tháng), thì khoản nợ sẽ được chuyển sang nợ quá hạn. 
  • Số tiền nợ này phải tuân thủ theo quy định của Ngân hàng A và Pháp luật.

Từ tình huống trên, đặt trường hợp anh A đồng ý ký hợp đồng với Ngân hàng B thì có thể tiếp tục xảy ra những trường hợp sau:

  • Ngày 25/03/2022 là đến kỳ thanh toán nợ hàng tháng của anh A (theo hợp đồng đã thỏa thuận với Ngân hàng B).
  • Nếu anh An chưa có đủ tiền trả nợ và thanh toán cho ngân hàng thì anh được phép trễ trong vòng 10 ngày.
  • Nếu đến ngày 3/04/2022 mà anh mới tiến hành thanh toán thì không được xem là có dư nợ quá hạn.
  • Nếu đến ngày 25/04/2022 mà anh mới tiến hành thanh toán thì anh đã trễ hạn tận 1 tháng.

Xem thêm: Nợ xấu có vay thế chấp được không?

Nhiều khách hàng không hiểu rõ dư nợ quá hạn là gì dẫn đến những tình huống rắc rối.

Nhiều khách hàng không hiểu rõ dư nợ quá hạn là gì dẫn đến những tình huống rắc rối.

Do đó, bạn cần hiểu rõ dư nợ quá hạn là gì cũng như ghi nhớ hạn trả nợ định kỳ để thanh toán khoản vay đúng hạn cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nhé!

Phân loại nợ quá hạn

Thực tế, có nhiều cách để phân loại nợ quá hạn, chẳng hạn như dựa trên biện pháp bảo đảm hay dựa trên quy định của pháp luật. Chúng ta cùng tìm hiểu từng loại xem thử có gì đặc biệt nhé!

Phân loại dựa trên biện pháp bảo đảm

Nếu dựa vào biện pháp đảm bảo, ta có thể phân nợ quá hạn làm hai loại là:

  • Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo: Người vay dùng các tài sản (giấy tờ nhà đất, sổ tiết kiệm, hợp đồng công ty,…) để đảm bảo khi vay vốn ngân hàng. Trong trường hợp nếu khách hàng không thể trả được số tiền đã vay thì Ngân hàng có thể xử lý nợ dựa trên các tài sản đã thế chấp căn cứ theo hợp đồng.
  • Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo: Trường hợp này thì Ngân hàng sẽ cho khách hàng vay tiền dựa trên uy tín, mức thu nhập, lịch sử tín dụng… chứ không dùng tài sản để thế chấp.

Phân loại theo quy định pháp luật

Nếu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện thành thì có thể chia nợ quá hạn thành 05 nhóm như sau:

  • Nợ quá hạn đủ tiêu chuẩn: Là các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.
  • Nợ quá hạn cần chú ý: Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
  • Nợ quá hạn dưới tiêu chuẩn: Là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
  • Nợ quá hạn nghi ngờ: Là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
  • Nợ quá hạn có khả năng mất vốn: Là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Căn cứ vào 5 nhóm nợ quá hạn này mà bạn cũng có thể được xếp vào 5 nhóm nợ xấu. Vậy nợ quá hạn có phải là nợ xấu hay không? Chúng ta cùng giải quyết câu hỏi này ở nội dung cuối cùng nhé!

Xem thêm: Vay 20 Triệu Hỗ Trợ Nợ Xấu Có Được Không?

Có nhiều cách phân loại để tính toán dư nợ quá hạn.

Có nhiều cách phân loại để tính toán dư nợ quá hạn.

Nợ quá hạn có phải là nợ xấu hay không?

  • Đối chiếu quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NH thì nợ quá hạn mang hàm nghĩa rộng hơn và bao gồm cả nợ xấu. Nghĩa là, khi một khoản vay phát sinh quá hạn thì ngân hàng hoặc đơn vị cho vay sẽ căn cứ theo số ngày trễ hạn thanh toán mà phân loại khách hàng vào nhóm nợ xấu từ 1 đến nhóm 5.
  • Hiểu một cách đơn giản thì “nợ quá hạn” ám chỉ mức độ nhẹ còn “nợ xấu” là mức độ nặng hơn. Khi bạn đang nợ quá hạn thì có thể bạn chỉ mới trễ vài ngày chậm trả tiền, trong khi nợ xấu thì có thể thời gian đã lên đến vài tháng, hoặc cả năm chưa trả nợ.
  • Nếu bạn đang ở trường hợp “nợ quá hạn” thì vẫn có khả năng cứu vãn tình hình. Nhưng nếu rơi vào nợ xấu, đặc biệt là nợ xấu nhóm 5 thì khả năng bạn được tiếp tục vay vốn là rất thấp, thậm chí bằng không. Vậy nếu bạn rơi vào nhóm nợ xấu mà vẫn muốn vay tiền thì nên làm gì?

F88 chính là câu trả lời dành cho bạn. Đây vốn là đơn vị tài chính thuộc top đầu Việt Nam, có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực cầm đồ và vay vốn, hỗ trợ nhiều gói vay như: vay bằng ô tô, vay bằng xe máy, vay bằng di động, vay bằng trang sức,…

F88 là đơn vị vay thế chấp uy tín hàng đầu hiện nay

F88 được đánh giá là giải pháp tốt nhất dành cho khách hàng thuộc nhóm nợ xấu.

Điểm đặc biệt của F88 là không giới hạn khách hàng, hỗ trợ khách nợ xấu 100%. Ngay cả những ai chưa nắm rõ dư nợ quá hạn là gì thì cũng không cần lo lắng vì đội ngũ nhân viên của F88 sẵn sàng phục vụ các bạn tận tình nhất. Bạn hãy nhanh tay click vào nút bên dưới để vay tiền ngay nhé.

Với các gói vay của F88, khách hàng nợ xấu dễ dàng giải quyết nhu cầu kinh tế, nhận được tiền ngay trong tầm từ 15-30 phút thì thủ tục đơn giản. Chưa kể, F88 mở rộng đến gần 1000 phòng giao dịch trên phạm vi toàn quốc, cùng tổng đài chăm sóc khách hàng miễn phí sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc mọi nơi.

Hy vọng qua bài viết, các bạn đã nắm được dư nợ quá hạn là gì và một số nội dung liên quan. Trường hợp nếu bạn có nợ xấu mà có nhu cầu vay tiền, các gói vay của F88 chắc chắn sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn!

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top