06/09/2022
Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối hướng đến ổn định tiền tệ. Từ đó ổn định, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu chính sách tiền tệ là gì nhé!
Chính sách tiền tệ (tiếng Anh: Monetary Policy) là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ. Từ đó làm ổn định nền kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển. Ngân hàng trung ương (Fed) là cơ quan tổ chức việc thực hiện các chính sách tiền tệ.
Chính sách tiền tệ giúp ổn định tiền tệ
Chính sách tiền tệ hướng tới ổn định giá cả, tăng trưởng GDP và giảm thất nghiệp. Chính sách tiền tệ có khả năng tác động vào thị trường tiền tệ để tác động đến tổng cầu và sản lượng. Đây là công cụ giúp ổn định kinh tế hữu hiệu đối với chính phủ.
Những hành động của Hệ thống Dự trữ Liên bang ảnh hưởng đến chi phí và khả năng tín dụng nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, toàn dụng lao động, ổn định giá cả và cân bằng thương mại với các quốc gia khác. Thông qua các quyết định về chính sách tiền tệ để điều tiết lãi suất và cung tiền quốc gia. Do ủy ban Dự trữ Liên bang và Ủy ban thị trường mở Liên Bang thực hiện.
Ủy ban gồm 12 thành viên (bảy thống đốc của ủy ban Dự trữ Liên bang), điều hành việc mua bán chứng khoán chính phủ tại thị trường mở cho 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang. Chủ tịch ủy ban Dự trữ Liên bang xuất hiện trước các ủy ban Quốc hội hai lần mỗi năm. Vào tháng 2 và tháng 7 để báo cáo những mục tiêu trong chính sách tiền tệ của Dự trữ Liên bang dựa trên yêu cầu của Đạo luật Humphrey- Hawkins 1978. Các mục tiêu được giám sát chặt chẽ đối với các chỉ báo về sự thay đổi trong chính sách tiền tệ.
Chính sách tiền tệ bao gồm các đặc điểm của tín dụng thắt chặt hoặc tín dụng nới lỏng. Khi Fed lo ngại nền kinh tế đang phát triển quá nhanh hay giá tăng quá nhanh thì sẽ thắt chặt các vị thế dự trữ bằng cách bán các chứng khoán chính phủ để thoát khỏi tình trạng này. Quá trình này giống như rút nguồn dự trữ.
Trái lại, nếu Fed thấy nền kinh tế tăng trưởng không đủ nhanh hoặc có nguy cơ suy thoái, thì Fed có thể bơm các khoản dự trữ mới vào hệ thống ngân hàng bằng cách mua chứng khoán từ những trung tâm giao dịch chứng khoán. Thay vì bán chứng khoán, Fed mua vào để mở rộng thay vì thu hẹp nguồn cung dự trữ ngân hàng. Do đó tạo điều kiện đáp ứng các yêu cầu dự trữ và thực hiện các khoản vay mới cho các ngân hàng dễ dàng hơn.
Ngoài chính sách tiền tệ, Fed còn kiểm soát tín dụng có lựa chọn để điều chỉnh chi phí tín dụng. Bao gồm những yêu cầu bảo chứng đối với những chứng khoán được mua thông qua nhà môi giới - thương nhân và sự thuyết phục tinh thần cao. Nhờ đó Fed cố gắng thuyết phục các ngân hàng tiếp tục theo các khuyến nghị của Fed qua sức ép không chính thức.
Chính sách tiền tệ được tiến hành bởi những chính sách chi tiêu và thuế. Hướng tới cân bằng tổng cầu trong nền kinh tế so với tổng cung, được đo bởi tổng sản phẩm quốc nội, việc làm và lãi suất. Từ đó giữ lạm phát và thất nghiệp ở mức kiểm soát.
Chính sách tiền tệ nên tìm hiểu kỹ để có thể tìm ra thời gian đầu tư đúng đắn
Ngân hàng trung ương thông qua chính sách tiền tệ tác động đến sự tăng/giảm giá trị đồng tiền của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định cần xem xét trên 2 mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ).
Tuy vậy, chính sách tiền tệ hướng tới sự ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát bằng không khiến nền kinh tế không thể phát triển được. Khi nền kinh tế trì trệ thì kiểm soát lạm phát ở một tỷ lệ hợp lý (ở mức một con số) sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế trở lại.
Chính sách tiền tệ nới lỏng hoặc thắt chặt ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có các nguồn lực xã hội và quy mô sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả. Từ đó liên quan trực tiếp tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận tỷ lệ lạm phát gia tăng.
Đây là mục tiêu mà chính phủ hoạch định trong chính sách kinh tế vĩ mô của mình để giữ cho nhịp độ tăng trưởng ổn định. Đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ để thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ.
Giữa các mục tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ bổ sung cho nhau, không tách rời. Tuy nhiên khi xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau, thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Để các mục tiêu trên hài hoà thì ngân hàng trung ương cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
Công cụ riêng biệt về chính sách tiền tệ là mua và bán chứng khoán thông qua hoạt động thị trường mở, lãi suất chiết khấu được thanh toán bởi các ngân hàng cùng những định chế tài chính khi họ vay từ một trong các Ngân hàng Dự trữ Liên bang của khu vực và quyền thiết lập các yêu cầu dự trữ cho các định chế tài chính.
Chính sách tiền tệ hướng tới mục tiêu ổn định dòng tiền
Là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Tương đương với việc Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng. Đồng thời tạo ra cơ sở bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của Ngân hàng thương mại.
Là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa với tổng số tiền gửi huy động. Mục đích để điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các Ngân hàng thương mại.
Là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại. Từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến tăng/giảm khối lượng tiền tệ.
Đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ. Sự thay đổi lãi suất thay vì làm tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưu thông thì có thể làm kích thích hoặc kìm hãm sản xuất. Công cụ lợi hại này là cơ chế điều hành lãi suất, được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương. Hướng tới sự điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng qua từng thời kỳ nhất định.
Công cụ này can thiệp trực tiếp để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Đây là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.
Tác động nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước. Thực chất tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông nên nó không phải là công cụ của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên trên nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi thì tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.
Tìm hiểu về chính sách tiền tệ giúp bạn dễ dàng thành công trong các quyết định đầu tư
Chính sách tiền tệ có mối quan hệ tương quan tới thị trường chứng khoán. Trên đây là một số chia sẻ liên quan tới chính sách tiền tệ.
Nếu bạn đang tìm kiếm doanh nghiệp phát hành trái phiếu tiềm năng, có thể tham khảo trái phiếu F88. Hiện F88 đang phát hành trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất lên tới 12%/tháng. Là hệ thống tiện ích tài chính vay tiền nhanh gồm gần 1000 phòng giao dịch, F88 trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho các nhà đầu tư. Liên hệ hotline 1800 6388 để được chuyên viên tư vấn hỗ trợ bạn!
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện