01/06/2024
Bạn cần tiền gấp: F88 cho vay đa dạng hạn mức, lãi suất ưu đãi từ 1,6%, không giữ tài sản
Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.
Việc “bùng nợ” đã và sẽ gây ra những hậu quả kinh hoàng. Pháp luật đã có những quy định rõ ràng về hình phạt dành cho những đối tượng cố tình “bùng nợ”, xúi dục “bùng nợ”. Tuy nhiên, vẫn có những người vì khó khăn thật sự mà chưa trả được nợ, họ cần phải làm gì?
Việc “bùng nợ” và hướng dẫn “bùng nợ” là phạm pháp mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều đến tổ chức cho vay và những người không liên quan khác.
Với tổ chức cho vay, việc bị “bùng nợ” luôn là một thiệt hại khủng khiếp. Thậm chí, một lãnh đạo công ty tài chính từng than thở rằng lợi nhuận cả trăm khoản vay có khi chẳng bù đắp được một khoản bị bùng. Vì thế, khi “bùng nợ” trở nên rộng khắp, nhiều công ty tài chính bắt buộc phải siết chặt cho vay, thậm chí hạn chế giải ngân trong một thời gian ngắn dẫn đến đình trệ hoạt động của công ty.
Một số đối tượng “bùng nợ” thường bao biện rằng do các công ty cho vay nặng lãi hoặc do cách đòi nợ không hợp pháp. Pháp luật đã có quy định cụ thể về lãi suất và tất cả các công ty tài chính, cửa hàng cầm đồ đều thường xuyên được cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát. Nếu cho vay với lãi suất cao, vi phạm pháp luật thì lập tức bị xử lý, điển hình như việc công an Thanh Hóa mới đây đã bắt nhiều đối tượng cho vay nặng lãi tại huyện Thọ Xuân để truy tố trước pháp luật. Còn nếu các đơn vị cho vay có sai sót mang tính hệ thống khi thu hồi nợ thì cơ quan công an sẽ vào cuộc, thu hồi giấy phép, không cho hoạt động. Nếu chỉ là sai sót cá nhân khi làm việc, như trường hợp của chuỗi cầm đồ F88, cá nhân làm sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và công ty cũng sẽ có giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng. Dù thế nào đi chăng nữa, không có lý do nào có thể bao biệt cho việc “bùng nợ”.
Kinh tế khó khăn, nhiều người bị ảnh hưởng, nặng nề nhất là nông dân, lao động tự do, phổ thông… Nhiều người trong số họ khó đáp ứng được các điều khoản vay từ ngân hàng nên thường bị từ chối cho vay. Khi gặp khó khăn, họ chỉ còn trông cậy vào các công ty tài chính, thậm chí là các cửa hàng cầm đồ. Việc các đối tượng “bùng nợ” và hướng dẫn nhau “bùng nợ” sẽ khiến nhiều đơn vị xiết chặt, thậm chí là dừng cho vay sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Nôm na là họ cần tiền nhưng chẳng ai cho vay nên họ chẳng biết xoay đâu ra tiền để giải quyết khó khăn. Tất nhiên, bất cứ tổ chức cho vay nào cũng sẽ đề cao lợi nhuận doanh nghiệp nhưng không thể phủ nhận rằng việc cho đối tượng khách hàng trên vay tiền cũng chính là đem lại cơ hội vượt qua khó cho họ. Chỉ có điều, cơ hội đó đang càng ngày càng ít đi bởi những “con sâu là rầu nồi canh”.
Nhìn rộng hơn, việc người dân không vay được tiền và các tổ chức tín dụng không dám cho vay cũng đã khiến thị trường tài chính bị chững lại, các kế hoạch, mục tiêu phát triển của chính phủ bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, rất cần sự can thiệp mạnh mẽ, kịp thời của công an và các cơ qua pháp luật nhằm hạn chế làn sóng “bùng nợ” này.
Cũng không thể phủ nhận thực tế rằng trong số những thành viên của các group dạy “bùng nợ” kia không có những người gặp khó khăn thật sự. Có thể họ bị mất việc làm do các yếu tố khách quan như sức khỏe, bị thất nghiệp… Khi ấy, số tiền phải trả hàng tháng trở thành một thứ gánh nặng, đôi khi là quá sức với họ. Trong trạng thái đó, họ rất dễ sa ngã vào những lời đường mật “tư vấn cách bùng nợ an toàn” mà không biết rằng việc làm ấy sẽ mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho họ và gia đình khi bản thân còn vướng vào vòng lao lý.
Trong những trường hợp như thế, người đi vay cần tỉnh táo thực hiện các việc sau:
Chủ động liên hệ với tổ chức cho vay để cập nhật tình hình bản thân sau đó làm đơn đề nghị xin giãn nợ hoặc gia hạn thời gian trả nợ. Tất cả các đơn vị cho vay đều có chính sách giãn nợ cho khách hàng hoặc gia hạn thời gian trả nợ một cách hợp lý.
Nếu khách hàng vay theo hình thức tín chấp, đầu tiên cần xác định là bản thân sẽ bị ghi nhận thông tin nợ xấu trên Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC) và sẽ rất khó khăn để tiếp tục vay tiền. Tiếp theo là tuyệt đối không được bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Nếu bỏ trốn, khách hàng sẽ bị khép vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Chủ động phối hợp với đơn vị cho vay tìm cách khắc phục.
Nếu khách hàng vay theo hình thức thế chấp tài sản, cần chủ động bàn bạc với đơn vị cho vay về quy trình xử lý, thanh lý tài sản. Suy cho cùng, việc không trả được nợ dẫn đến phải thanh lý tài sản là phù hợp với quy định pháp luật. Không nên vì khó khăn mà “bùng nợ” để rồi vi phạm pháp luật, vướng vào vòng lao lý mà đã lâm vào lao lý thì cơ hội để lao động, lấy lại tài sản gần như không còn.
Nếu khách hàng vay theo hình thức cầm cố tài sản, cách thức xử lý cũng tương tự với hình thức thế chấp tài sản.
Mỗi đơn vị cho vay sẽ có một phương án giải quyết các trường hợp không đủ điều kiện trả nợ riêng nhưng tất cả đều dựa trên tinh thần hỗ trợ khách hàng và hạn chế đưa nhau ra tòa. Do vậy, việc quan trọng nhất cần làm khi mất trả năng trả nợ là chủ động liên hệ chặt chẽ với đơn vị cho vay để tìm giải pháp xử lý, khắc phục. Ngoài ra, cũng có nhiều đơn vị cho vay luôn thể hiện tinh thần “cho vay có trách nhiệm” ngay từ khi khách hàng đề nghị vay vốn thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh của khách để đưa ra những gói vay phù hợp, không vì lợi nhuận mà cho vay bất chấp, vượt quá khả năng chi trả của khách; luôn kết nối chặt chẽ với khách hàng theo cách mà pháp luật quy định để hỗ trợ kịp thời, đề ra các giải pháp khắc phục trong các trường hợp ngoài ý muốn…
Chỉ khi cả đơn vị cho vay và khách hàng cùng nâng cao ý thức, chủ động và chân thành tìm giải pháp khắc phục thì hoạt động “bùng nợ” mới không tái diễn, qua đó vừa đem lại cơ hội vượt qua khó khăn cho khách hàng, vừa giúp doanh nghiệp tài chính phát triển ổn định.
F88.vn
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện