17/04/2023
Bảo hiểm thai sản là một chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội. Đồng thời, nó cũng là một loại bảo hiểm được ký kết giữa người mua và phía công ty bảo hiểm trong trường hợp bạn mua tại công ty bảo hiểm. Bạn đang muốn biết bảo hiểm thai sản là gì? Các quyền lợi và điều kiện để tham gia bảo hiểm thai sản ra sao? Tiếp tục theo dõi nội dung bên dưới nha.
Bảo hiểm thai sản là quyền lợi mở rộng của bảo hiểm sức khỏe. Bảo hiểm thai sản giúp bạn được hưởng những quyền lợi chăm sóc sức khỏe trong suốt quá trình mang thai. Đồng thời được hỗ trợ các chi phí khám thai, sinh nở, viện phí, chi phí y tế,... trong nhiều trường hợp sức khỏe.
Hiện nay, các đơn vị bảo hiểm đều có cung cấp các gói bảo hiểm thai sản với hạng khác nhau, đi kèm mức phí phải trả và quyền lợi khác nhau. Bạn sẽ cần tìm hiểu kỹ càng từng loại bảo hiểm để có cho mình lựa chọn phù hợp với bản thân và gia đình.
Bảo hiểm thai sản luôn có nguyên tắc thời gian chờ. Tức là bạn cần mua bảo hiểm thai sản trước khi mang thai để các quyền lợi chăm sóc sức khỏe được hưởng đầy đủ nhất. Đồng thời, khoản tiền bảo hiểm được hưởng nhanh nhất.
Ví dụ thời gian chờ bảo hiểm thai sản là 12 tháng thì bạn cần mua bảo hiểm trước đó 12 tháng thì mới được bảo lãnh các chi phí liên quan tới mang thai và sinh nở.
Nắm được thời gian chờ của quyền lợi thai sản sẽ giúp bạn trong tinh thần sẵn sàng cho một kế hoạch sinh con tốt, yên tâm mang thai và không lo lắng quá nhiều về chi phí y tế mang thai.
Như thông tin đã được nhắc tới ở trên, bạn sẽ cần phải mua bảo hiểm từ trước khi mang thai thì các chế độ được hưởng mới chính xác và đầy đủ.
Bảo hiểm thai sản có thời hạn. Và thời hạn của hợp đồng bảo hiểm là một năm và đồng thời mỗi đơn vị bảo hiểm sẽ có các quy định riêng về thời gian chờ cho tới lúc bảo hiểm có hiệu lực. Thường dao động trong khoảng thời gian 9 đến 12 tháng. tính từ thời điểm mẹ bầu tham gia bảo hiểm.
Do vậy, ngay khi gia đình có ý định muốn có em bé, bạn đã phải tìm hiểu về các loại bảo hiểm thai sản trong kế hoạch sinh nở của mình rồi đó.
Thông thường, bạn sẽ cần mua bảo hiểm trước khi mang thai, trong khoảng 12 tháng trước đó, để có thể được hưởng quyền lợi bảo hiểm đầy đủ và chính xác nhất.
Trên thực tế, khi bạn đã mang thai, việc mua bảo hiểm thai sản vẫn được chấp nhận. Nhưng sẽ ở một mức độ nhất định và một số quyền lợi thai sản sẽ không có. Ngoài ra, lúc này mức phí để mua bảo hiểm cũng cao hơn là trước khi mang thai.
Hầu hết các loại bảo hiểm thai sản mà bạn mua khi đã mang thai sẽ chủ yếu nhằm hỗ trợ một phần nào đó chi phí cho mẹ bầu trong và sau khi sinh con. Vì vậy, mẹ bầu cần chấp nhận rằng, việc mua bảo hiểm thai sản khi đã mang thai là vẫn hoàn toàn có thể. Thế nhưng quyền lợi sẽ không được đầy đủ và sẽ chỉ nhận được mức hỗ trợ nhất định nhé.
Có thể bạn đã biết, khi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp thì việc đóng bảo hiểm xã hội là một phần trách nhiệm của người lao động và đơn vị nhận lao động. Trong đó, với nhân viên nữ, bảo hiểm thai sản là chế độ bắt buộc, nhằm đảm bảo quyền lợi về sức khỏe và thu nhập cho lao động nữ khi mang thai và hỗ trợ trong thời gian nuôi con. Một số quyền lợi của bảo hiểm thai sản:
Tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ an tâm chăm sóc thai nhi, thực hiện tốt chức năng làm mẹ và thực hiện công tác xã hội.
Tạo điều kiện cho lao động nam có thời gian chăm sóc, thực hiện nghĩa vụ của người chồng, người cha khi có vợ sinh con.
Hỗ trợ và đảm bảo thu nhập cho người lao động nữ trong thời gian hưởng thai sản.
Đảm bảo sức khỏe cho người lao động nữ và quyền lợi được chăm sóc của trẻ sơ sinh của người mẹ.
Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tạo ra nhằm bảo đảm quyền lợi và hỗ trợ một phần thu nhập của lao động, khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản với lao động nữ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết độ tuổi lao động,... trên cơ sở hàng tháng sẽ cần đóng một khoản phí nhỏ tương ứng với thu nhập vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Có hai hình thức tham gia bảo hiểm xã hội đó là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Để mẹ bầu được hưởng quyền lợi thai sản khi sinh con thì quyền lợi này chỉ có ở hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc do Nhà nước phát hành. Đây là loại hình bảo hiểm mà lao động nữ và người sử dụng lao động phải tham gia.
Hiểu đơn giản là, khi bạn đi làm tại các công ty, đơn vị đều được đóng bảo hiểm xã hội một phần nghĩa vụ. Doanh nghiệp sẽ hỗ trợ người lao động một phần, bạn đóng một phần và được hưởng đầy đủ các chế độ của bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà Nước. Quyền lợi thai sản khi sinh con là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội mà lao động nữ được hưởng khi đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ và đúng thủ tục theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản cho mẹ bầu là người tham gia phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Mức đóng bảo hiểm xã hội hiện tại là 34%, trong đó người lao động đóng 10,5%, phần còn lại do người sử dụng lao động đóng 23,5%. Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Theo đó, đóng mức tối thiểu vùng là 4.180.000 VNĐ (vùng I), số tiền đóng cụ thể hàng tháng trừ vào tiền lương là 4.180.000 x 10,5% = 438.900 VNĐ.
Như vậy, với lao động nữ khi sinh con được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là tổng cộng 6 tháng. Đồng thời, còn được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản khi sinh: Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Ví dụ,
Mức lương bình quân của 6 tháng trước khi nghỉ sinh của bạn là 4.180.000đ. Thì khi sinh con, bạn nhận được chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội đã đóng trước đó là 4.180.000 x 6 = 25.080.000đ. Ngoài ra, trong quyền lợi của bảo hiểm xã hội có các quyền lợi về y tế, ốm đau. Do đó, khi mang thai và trong suốt quá trình sinh con, bạn sẽ vẫn được hưởng các chế độ ốm đau nằm viện và thăm khám bệnh viện.
Trên đây là những nội dung giúp bạn hiểu về bảo hiểm thai sản là gì. Hãy đảm bảo bạn tìm hiểu thật kỹ hợp đồng và các điều khoản của bảo hiểm thai sản để đảm bảo quyền lợi tối đa nhất cho bản thân nhé.
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện