Cách chọn đối tác trong kinh doanh

23/08/2017

Chọn đối tác kinh doanh “tốt” là việc vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp hoặc bất kỳ cá nhân nào, bởi nó quyết định 50% tỷ lệ thành công. Một mối quan hệ đối tác tốt, bền vững có thể giúp doanh nghiệp, công ty đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời, được sự ủng hộ và đồng lòng thực hiện của tất cả các thành viên trong công ty... 

1. Kiểm tra bối cảnh

Hãy kiểm tra kỹ lưỡng các đối tác tiềm năng về mức độ cá nhân và chuyên nghiệp, nó sẽ cho bạn một ý tưởng tốt về việc có nên hay không bắt tay với họ để cùng xây dựng doanh nghiệp.

2. Đừng vội tin người

Một đối tác khi bạn để bàn về góp vốn làm ăn, mà chỉ nói về lợi nhuận. Hãy cân nhắc cẩn thận! Bởi vì sự thật kinh doanh không dễ như thế, xin thưa với bạn rằng: “Làm giàu rất khó” điều này giải thích số lượng người giàu luôn rất ít so với người nghèo. Vậy bạn cần lựa chọn đối tác như thế nào?

Đầu tiên bạn hãy nhìn ánh mắt người đó khi khi nói chuyện với bạn. Vì nếu bạn để ý thì khi họ nói dối, bạn hãy nhìn thẳng vào mắt họ, họ sẽ thấy bối rối. Nhưng nếu một người khi hợp tác với bạn mà nêu lên cả những khó khăn trong việc đó, người này nhiều khả năng là đối tác tốt

3. Ổn định tài chính cá nhân

Sự ổn định tài chính cá nhân sẽ đảm bảo rằng các đối tác kinh doanh của bạn có đầy đủ năng lực để chia sẻ khó khăn cũng như khuyến khích doanh nghiệp của bạn phát triển. Nếu đối tác nhấn mạnh rằng họ có thể cung cấp cho doanh nghiệp của bạn 100% thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã chọn lựa được đối tác tri kỷ đầu tiên.

4. Tầm nhìn và mục tiêu

Mục tiêu là các tiêu chí đặt ra cho doanh nghiệp của bạn cùng đối tác cùng hướng tới trong một khoảng thời gian nhất định. Hãy nghiên cứu những tiêu chí mà đối tác đề ra cùng định hướng của họ trong tương lai để xem liệu đối tác đó có tầm nhìn sâu rộng hay không? và các kế hoạch họ đề ra liệu có khả thi hay không?

5. Khả năng tương thích

Sự tương thích được thể hiện trong ý tưởng, lý tưởng và quan điểm kinh doanh. Bạn có thể chọn một đối tác không cùng chuyên môn nhưng đừng bao giờ chọn một đối tác không cùng quan điểm cũng như lý tưởng kinh doanh. Phong cách lãnh đạo và phương pháp kinh doanh của hai bên cần có sự tương thích để bổ trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Như vậy, quan hệ giữa đôi bên mới có thể đảm bảo trong bình yên.

6. Cái “tôi” cá nhân quá lớn. 

Ở giai đoạn đầu của sự liên kết thành lập doanh nghiệp, mọi việc có vẻ rất lý tưởng. Tất cả cùng thống nhất chúng ta sẽ làm cái này, làm cái kia, thực hiện ý tưởng, mục tiêu, kế hoạch nọ… Nhưng càng đi với nhau thì bạn càng phải bảo đảm rằng từ “hợp tác” được các bên hiểu và thực hành đúng nghĩa của nó. Vấn đề sẽ phát sinh khi một trong hai, hoặc cả hai, muốn nắm quyền kiểm soát trội hơn người kia. Và điều đó hoàn toàn không thể tồn tại, bởi vì trong quan hệ hợp tác, cả hai phải có quyền hạn tương tự, nếu không phải nói là công bằng.

7. Khả năng bổ sung và đóng góp

Khi bắt đầu vận hành một doanh nghiệp, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thiếu xót những kỹ năng cần thiết là điều khó tránh khỏi. Đó có thể là vấn đề về tài chính, nhân sự hoặc cơ sở vật chất. Vì vậy, hãy chọn lựa đối tác kinh doanh phù hợp – nơi có thể giúp doanh nghiệp của bạn vượt qua khó khăn bằng những khoản bổ sung tài chính kịp thời cũng như đóng góp vào công cuộc cải tạo cơ sở hạ tầng và phát triển mạng lưới kinh doanh mới (nếu cần).

8. Đạo đức và liêm chính

Đó là những tiêu chí nhân cách đối với người chủ đối tác mà doanh nghiệp của bạn muốn bắt tay hợp tác. Một nhà lãnh đạo có tài mà có đức sẽ không chỉ mang lại thành công cho doanh nghiệp của họ mà còn mang đến may mắn cho doanh nghiệp của bạn. Đạo đức trong kinh doanh cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tìm kiếm đối tác tri kỷ. Khi chủ đối tác của bạn là một người có đạo đức, bạn sẽ không chỉ tin tưởng mà còn tôn trọng họ. Sự tin tưởng, tôn trọng, bình đẳng và công bằng là những tiêu chí hàng đầu trong hợp tác kinh doanh.

nguon: internet

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top