Kinh nghiệm chọn mua một chiếc xe máy cũ chất lượng

02/03/2017

Để có kinh nghiệm chọn mua xe cũ chất lượng, giá tốt tại các hiệu cầm đồ là một điều không dễ dàng. Hầu hết mọi người đều không biết cách chọn mua xe cũ như thế nào để tiết kiệm chi phí và có một chiếc xe cũ thật ưng ý.

Bởi vì người mua chỉ chú ý đến giá cả, cũ hay mới, dựa vào công-tơ-mét, biển số, giấy đăng ký... nhưng trên thực tế những thông số này thường không chính xác.

Thuận lợi nhất trong việc mua xe máy cũ là biết rõ chiếc xe cũng như người sử dụng, qua đó cũng biết được ưu và nhược điểm của chiếc xe để tiện lợi cho việc vận hành, chăm sóc bảo dưỡng sau này. Nếu bắt buộc phải mua một chiếc xe lạ, người tiêu dùng nên lưu ý một số điểm sau:​

1. Kinh nghiệm chọn mua xe máy cũ

- Tổng thể chiếc xe: Để đánh giá chính xác tổng thể một chiếc xe đã qua sử dụng, cách chính xác nhất là chiếc xe phải được rửa sạch sẽ và quan sát dưới ánh sáng ban ngày. Theo kinh nghiệm chọn xe máy cũ, một chiếc xe còn tốt là phải "đều xe", nghĩa là tất cả các chi tiết, phụ tùng trên xe có độ mới/cũ đồng đều nhau. Một chiếc xe vận hành bình thường, ổn định không thể có những chi tiết quá mới hoặc quá cũ so với tổng thể chiếc xe.

-  Cần kiểm tra đăng ký của xe và đối chiếu với biển kiểm soát. Kiểm tra rõ ràng số khung, số máy, đây là công đoạn mà rất nhiều người mua xe ngại làm bởi những hàng số này dài và đôi khi nằm ở những khu vực rất khó nhìn. Chỉ một nhầm lẫn nhỏ trên giấy tờ với những con số cũng đã đủ đem lại rất nhiều điều phiền toái cho người sử dụng.

- Sơn xe: Quan sát màu sắc của sơn ở những chỗ khuất rồi so sánh với những nơi khác, nhìn theo chiều nghiêng của thân xe để có thể dễ dàng nhìn thấy những khu đã vực được "tút" lại bởi màu sơn và độ bóng sẽ không đều nhau. Nước sơn "gin", được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp thường không thể bị bong tróc, theo thời gian sử dụng, bề mặt sơn chỉ mòn dần đi.

- Động cơ: Động cơ là phần quan trọng nhất của chiếc xe và cũng là nơi khó kiểm tra nhất, động cơ xe còn tốt sẽ có những đặc điểm sau:

+ Bề mặt, hình dạng những con ốc trên động cơ không móp méo hay trầy xước.

+ Dễ khởi động, tiếng nổ chậm, đều (khi để garanti) và ổn định.Bất cứ một trục trặc nào của các bộ phận trong động cơ (ly hợp, xích cam,xúp-páp, tay biên...) đều có những tiếng động khác lạ đặc trưng khi động cơ vận hành.

+ Vặn hết ga mà không thấy khói ở ống xả

+ Sang số nhẹ nhàng (xe số). Động cơ hoạt động ngay khi kéo ga (xe ga).

+ Kiểm tra dầu bôi trơn sau khi động cơ làm việc (không được quá ít so với quy định, không được có ánh kim loại trong dầu)

Không cần phải biết quá nhiều về máy móc, động cơ, chỉ cần nắm được xe máy cũ ta định mua có những yếu điểm nào thì chị em ta có thể dễ dàng trả giá xe hơn.

- Điện, ắc quy: Nên yêu cầu người bán tháo cốp, mở yên để kiểm tra kỹ hệ thống điện, ắc quy, IC, đi-ốt nạp. Một chiếc ắc-qui còn tốt thể hiện ở việc khởi động xe dễ dàng, đèn xi-nhan/còi hoạt động ổn định khi xe không nổ máy.

- Giảm xóc: Để kiểm tra giảm xóc trước cần bóp chặt phanh trước rồi nhún mạnh nếu thấy tiếng kêu lục cục là giảm xóc đã kém hoặc bị chảy dầu, giảm xóc trước còn tốt có độ nhún sâu và êm ái, bề mặt ống nhún bóng sáng không có tỳ vết hay vệt dầu loang. Với giảm xóc sau, có thể kiểm tra bằng cách tải nặng (2 - 3 người) nếu không có tiếng kêu lạ, xe cân bằng, êm ái chứng tỏ chất lượng còn tốt.

- Cảm giác khi lái: Một chiếc xe tốt phải tạo cảm giác an toàn, êm ái khi vận hành. Máy xe hoạt động ổn định khi tải nặng, xe đi qua chỗ xóc không có tiếng kêu lạ. Nên kiểm tra hệ thống lái tại những đoạn đường thật phẳng để đánh giá độ cân bằng của xe. Những chiếc xe đã từng bị đâm mạnh hay có lỗi kỹ thuật sẽ không thể có độ cân chuẩn của xe.




h1.Mặc cả giá giữa người mua và bán

Phần cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng đó là thương lượng giá cả, đương nhiên trong một cuộc buôn bán ai cũng muốn mình là người hời hơn nhưng hãy chọn ra được mức giá phù hợp nhất. Có câu “tiền nào của nấy” nên đừng “sáng mắt” khi thấy ai rao bán.

Tuy là mua xe cũ nhưng nếu còn tốt thì chủ xe sẽ không dại gì mà bạn cho bạn với giá mềm, còn nếu như bạn thấy mắc thì có thể tìm cách kỳ kèo, mặc cả một ít.

Chỉ cần để ý và làm theo những kinh nghiệm mua xe máy cũ trên, bạn có thể sở hữu được chiếc xe cũ như ý.

2. Sau khi xong công đoạn chọn xe, bạn cần phải đọc tiếp những gạch đầu dòng dưới đây để chiếc xe đó thuộc về bạn 100%

- Chuẩn bị giấy tờ cần thiết

Việc mua bán 1 chiếc xe máy rất đơn giản, dễ nhất là người bán cho bạn là chính chủ của xe. Nếu nhờ người khác thì chủ xe phải làm Giấy ủy nhiệm và được địa phương xác thực.

Bên bán xe cần chuẩn bị: (1) Giấy tờ xe bản chính; (2) CMND + Hộ khẩu bản chính. Một số nơi sẽ đòi hỏi có thêm Giấy xác nhận độc thân nếu chưa lập gia đình, hoặc Giấy đăng kí kết hôn để loại trừ tranh chấp dân sự về sau (trường hợp này rất ít).

Với bên mua xe cũng cần chuẩn bị (1) CMND + Hộ khẩu bản chính; (2) Tiền mua xe và lệ phí sang tên xe.  

- Công chứng hợp đồng mua bán xe

Việc này sẽ do các Phòng công chứng tư quản lý. Chúng ta có thể tới bất cứ phòng công chứng tư nào cũng được, miễn là tiện lợi cho 2 bên, không quan trọng là ở địa phương người bán hay địa phương người mua.

Tới đó, sẽ có bàn làm hợp đồng mua bán xe giữa Bên mua và Bên bán. Phòng công chứng sẽ có nhiệm vụ là xác nhận hợp đồng này giữa 2 bên có giá trị, và thu một khoảng phí dựa trên % giá trị chiếc xe được mua bán. Hợp đồng sẽ được làm thành 3 bản chính, mỗi bên giữ 1 bản.

- Rút hồ sơ gốc của xe

Bước này chỉ thực hiện trong trường hợp Bên mua và Bên bán ở 2 tỉnh khác nhau, còn nếu trong cùng 1 tỉnh với nhau thì không cần.

Cả 2 bên sẽ cùng tới nơi mà chiếc xe đã được đăng kí lần đầu tiên, làm thủ tục rút hồ sơ gốc và bộ hồ sơ này sẽ giao cho bên mua để đi đăng kí sang tên cho xe.

Sau bước 3, giao dịch đã hoàn thành 1/2 và từ bước này thì Bên mua xe sẽ tự đi hoàn tất các việc còn lại. Bên bán sẽ giao cho Bên mua các thứ như Giấy đăng kí xe, Hồ sơ gốc của xe, Hợp đồng mua bán xe.




h2.Đi hoàn thành các thủ tục cho chiếc xe máy cũ

- Đóng thuế trước bạ lần tiếp theo cho chiếc xe

Chúng ta buộc phải đóng thêm 1 lần thuế trước bạ cho chiếc xe nếu thực hiện sang tên đổi chủ cho nó. Thuế trước bạ lần 2 cho xe máy khoảng 1% giá trị xe sau khi đã khấu hao theo thời gian.

Chúng ta phải đóng thêm 1 lần thuế trước bạ cho chiếc xe nếu thực hiện sang tên đổi chủ cho nó

Bên mua xe sẽ đến Chi cục thuế cấp Quận/Huyện nơi mình sinh sống để đóng thuế trước bạ cho xe. Cần chuẩn bị các giấy tờ kể trên như Giấy đăng kí xe, Hồ sơ gốc của xe (nếu có), Hợp đồng mua bán xe, CMND và tiền lệ phí, Phiếu khai phí trước bạ xe (phát miễn phí).

-Đi xét xe

Đây là bước cuối cùng, Bên mua xe sẽ đến Công an giao thông cấp Quận/Huyện nơi mình sinh sống để làm thủ tục này. Chúng ta nộp Tờ khai đăng kí xe máy, môtô đi kèm với các giấy tờ kể trên.

Sau khi xét xe xong, chờ tới ngày hẹn và tới lấy Giấy đăng kí xe mới.

>> Vay tien nong trong ngay 

nguon: internet

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top