Vốn pháp định là gì? Quy định mới nhất về vốn pháp định ngân hàng

15/09/2022

Vốn pháp định ngân hàng là khái niệm quan trọng nhưng nhiều người lại thường xem nhẹ và bỏ qua. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vốn pháp định là gì cũng như ý nghĩa của nó, để từ đó bạn có được kiến thức tài chính tốt hơn nhé!

Vốn pháp định là gì? 

Hiểu một cách đơn giản, vốn pháp định là nguồn vốn tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải có để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tùy thuộc vào mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khách nhau sẽ có quy định về mức vốn pháp định khác nhau. Số tiền vốn này do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định và phải đảm bảo đúng quy định của Nhà nước.

Để hiểu hơn vốn pháp định là gì, chúng ta cùng tìm hiểu một vài ví dụ về vốn pháp định như sau:

  • Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP thì vốn pháp định áp dụng đối với ngành kinh doanh bất động sản là 20 tỷ đồng.
  • Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP thì vốn pháp định áp dụng đối với kinh doanh dịch vụ hàng không là 30 tỷ đồng.
  • Theo quy định tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP và Nghị định 86/2016/NĐ-CP thì vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh chứng khoán là từ 10 tỷ đồng đến 165 tỷ đồng.
  • Theo Nghị định số 86/2019/NĐ-CP quy định thì vốn pháp định ngân hàng phải ở mức 3.000 tỷ đồng.

vốn pháp định là gì

Những người kinh doanh, thành lập doanh nghiệp cần phải nắm chắc vốn pháp định là gì?

Như vậy, bạn có thể thấy là số vốn pháp định pháp luật quy định cho các lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Nhà nước hoàn toàn nhận thức rõ tầm vai trò của vốn pháp định nên quy định khá cụ thể số tiền cần áp dụng đối với từng lĩnh vực. Số tiền này hoàn toàn có thể được thay đổi theo thời gian, tùy theo sự phát triển của xã hội cũng như những tác động ảnh hưởng của nền kinh tế.

Đặc điểm nổi bật của vốn pháp định là gì?

Để phân biệt nguồn vốn pháp định ngân hàng với các loại hình vốn đầu tư khác, các bạn có thể dựa vào các đặc điểm cơ bản như sau:

  • Về đối tượng áp dụng: Nhà nước quy định vốn pháp định sẽ được cấp đối với tất cả các chủ thể đang hoạt động kinh doanh, có thể bao gồm từ các cá nhân, tổ chức, pháp nhân, hộ kinh doanh gia đình…
  • Về phạm vi áp dụng: Nguồn vốn pháp định chỉ quy định cho các lĩnh vực, ngành nghề nhất định, không áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp. Nội dung này được nêu rõ trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTG ban hành cho hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
  • Về ý nghĩa pháp lý: Nguồn vốn pháp lý được quy định cụ thể với mục đích nhằm giúp các công ty, doanh nghiệp có thể tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn sau khi thành lập. Đồng thời, nguồn vốn pháp định còn có thể giúp doanh nghiệp phòng ngừa được những rủi ro không đáng có xảy ra trong quá trình kinh doanh.
  • Về thời điểm cấp giấy xác nhận: Giấy xác nhận vốn pháp định thường sẽ được cấp cho doanh nghiệp trước khi được cấp giấy phép thành lập.
  • Số tiền vốn pháp định: Theo quy định của pháp luật thì vốn pháp định sẽ có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng vốn góp, vốn kinh doanh. 

Số tiền vốn pháp định không thay đổi mà sẽ luôn cố định, theo pháp luật quy định.

Số tiền vốn pháp định không thay đổi mà sẽ luôn cố định, theo pháp luật quy định.

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh khác biệt, cụ thể mà sẽ có những trường hợp khác nhau. Chẳng hạn, có những ngành chỉ cần đăng ký vốn pháp định là đã có thể kinh doanh. Bên cạnh đó, cũng có những ngành còn cần phải thực hiện ký quỹ (ngoài việc đăng ký) để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh tránh rủi ro không đáng có. 

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Khi nghiên cứu, làm rõ vốn pháp định là gì, bạn sẽ nghe đến một khái niệm có vẻ tương đồng nhưng thực ra hoàn toàn khác, đó là vốn điều lệ. Cả vốn điều lệ lẫn vốn pháp định đều là số tiền vốn cần có ban đầu mà công ty phải sử dụng vào để có thể đăng ký kinh doanh. Thế nhưng, xét về bản chất thì hai nguồn vốn này là hoàn toàn khác nhau. Do đó, bạn cần phân biệt và tìm ra sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định là gì, từ đó không bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm. 

Đối với vốn pháp định, các bạn cần chú ý 3 nội dung:

  • Số vốn tối thiểu: Như tên gọi, vốn pháp định là số tiền do pháp luật (Nhà nước) quy định, do đó sẽ có những nội dung cụ thể về mức vốn tối thiểu áp dụng đối với từng ngành nghề khác nhau.
  • Tính cố định: Vốn pháp định là cố định, theo pháp luật quy định đối với từng ngành nghề cụ thể.
  • Thời điểm đăng ký: Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký vốn pháp định khi đang hoạt động kinh doanh hoặc trong các trường hợp cần phải ký quỹ. Nghĩa là nếu doanh nghiệp chưa hoạt động thì không cần vốn pháp định.

Cần phân biệt Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định để tránh nhầm lẫn không đáng có.

Cần phân biệt Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định để tránh nhầm lẫn không đáng có.

Trong khi đó, đối với vốn điều lệ sẽ có những đặc điểm như sau:

  • Số vốn tối thiểu: Nhà nước không có quy định cụ thể về mức tối thiểu và tối đa áp dụng với vốn điều lệ so với vốn pháp định.
  • Tính cố định: Vốn điều lệ không hề cố định mà có thể tăng lên hoặc giảm xuống trong suốt quá trình kinh doanh, tùy vào quy mô và sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Thời điểm đăng ký: Doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ ngay khi tiến hành thành lập doanh nghiệp.

Nhìn chung, chỉ cần dựa vào ba đặc điểm nêu trên là bạn đã có thể phân biệt được vốn điều lệ và vốn pháp định. Ngoài ra, các bạn có thể chú ý rằng thông thường vốn điều lệ sẽ phải cao hơn so với vốn pháp định. Tuy nhiên, mức cao ít hay nhiều còn tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh khác nhau.

Quy định mới nhất về vốn pháp định ngân hàng

Ngày 14/11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 86/2019/NĐ-CP có quy định nhiều nội dung liên quan đến vốn pháp định ngân hàng. Trong đó, Chính phủ quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài rất chi tiết và rõ ràng. Cụ thể, mức vốn pháp định ngân hàng áp dụng đối với các loại hình, tổ chức tín dụng như sau: 

  • Vốn pháp định ngân hàng thương mại: Theo quy định là 3.000 tỷ đồng.
  • Vốn pháp định ngân hàng chính sách: Theo quy định là 5.000 tỷ đồng.
  • Vốn pháp định ngân hàng hợp tác xã: Theo quy định là 3.000 tỷ đồng. 
  • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Theo quy định là 15 triệu đô la (USD) Mỹ.
  • Công ty tài chính: Theo quy định là 500 tỷ đồng.
  • Công ty cho thuê tài chính: Theo quy định là 150 tỷ đồng.
  • Tổ chức tài chính vi mô: Theo quy định là 05 tỷ đồng.
  • Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn: Theo quy định là 0,5 tỷ đồng.
  • Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường: Theo quy định là 1 tỷ đồng.
  • Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: Theo quy định là 01 tỷ đồng.

Chính phủ có một số thay đổi trong việc quy định tiền vốn pháp định ngân hàng.

Chính phủ có một số thay đổi trong việc quy định tiền vốn pháp định ngân hàng.

Bên cạnh đó, một thắc mắc mà nhiều người đặt ra khi đó là làm gì khi cần tiền đăng ký vốn pháp định? Theo các chuyên gia, các bạn nên lựa chọn những địa chỉ vay tiền online uy tín, giàu kinh nghiệm như F88. Đây là chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích hàng đầu Việt Nam, cung cấp hàng loạt dịch vụ tài chính trong đó nổi bật có dịch vụ vay cầm cố bằng tài sản. Bạn có thể tiến hành vay nhanh chóng bằng cách click vào nút sau đây nhé.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm và gần 1000 chi nhánh trên toàn quốc, F88 hỗ trợ khách hàng vay vốn đến tận 2 tỷ đồng chỉ trong vòng 30 phút (với gói vay cầm đồ bằng ô tô). Trường hợp bạn muốn vừa có tiền tiêu xài, vừa giữ lại xe để chạy thì có thể tham khảo gói vay cầm đồ bằng giấy tờ ô tô hoặc giấy tờ xe máy. Ngoài ra, F88 còn có hàng loạt gói vay khác phù hợp nhu cầu của từng đối tượng khác nhau.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm được vốn pháp định là gì, đặc điểm và ý nghĩa của nó, cũng như các quy định mới nhất về vốn pháp định ngân hàng. Trong trường hợp cần tiền gấp, các gói vay tiền nhanh của F88 là lựa chọn khó thể bỏ qua.

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top