Vay tiêu dùng trả góp - những rủi ro cần chú ý

13/06/2024

Bạn cần tiền gấp: F88 cho vay đa dạng hạn mức, lãi suất ưu đãi từ 1,6%, không giữ tài sản

Ước tính khoản vay

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Bạn muốn vay:
20.000.000 đ
icon xe may Vay bằng xe máy
icon ô tô Vay bằng ô tô
5 triệu 300 triệu
Thời gian vay:
3 tháng
9 tháng
12 tháng
18 tháng
zoom-icon bang minh hoa chi phi vay
*Vui lòng check đồng ý!

Với nhiều người lao động phổ thông, lao động tự do thì vay tiêu dùng trả góp gần như là giải pháp tài chính duy nhất khi họ không thể đáp ứng một số điều kiện vay khắt khe của ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những lời quảng cáo dễ vay, dễ trả là những rủi ro cần chú ý.

Không cần tài sản thế chấp, không chứng minh thu nhập, hạn mức vay lên đến cả trăm triệu, cho cả những người trên 60 tuổi vay tiền, lãi suất cạnh tranh… là những lời quảng cáo liên tục xuất hiện ở khắp nơi, từ trên mạng đến ngoài đường khiến nhiều người có cảm giác việc vay tiền trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Trên thực tế, cũng đã có nhiều người lao động phổ thông, công nhân, tiểu thương đã tiếp cận được những khoản vay và từ đó, đời sống có ít nhiều cải thiện. Tuy nhiên, rủi ro đến từ các khoản vay như thế không phải là không có.

Vay tiêu dùng trả góp có phù hợp?

Vay tiêu dùng trả góp là một hình thức vay tín chấp, các tổ chức tín dụng sẽ dựa trên uy tín của khách hàng để phê duyệt khoản vay. Ở Việt Nam có 37 ngân hàng và 16 công ty tài chính, hầu hết đều có sản phẩm vay tiêu dùng trả góp. Tuy nhiên, với ngân hàng, đây chỉ là một trong những sản phẩm thì với công ty tài chính, đây là sản phẩm chủ lực, có khi chiếm tới 80% - 90% tỉ trọng vay.

Điều kiện vay khá đơn giản, không cần tài sản thế chấp, chỉ cần đáp ứng hai yêu cầu chính yếu là chứng minh thu nhập và không có nợ xấu bị ghi nhận tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC). Các ngân hàng thường ưu tiên duyệt vay những người nhận lương qua tài khoản của chính ngân hàng mình. Các công ty tài chính thì tinh giảm thủ tục hơn một chút, đặc biệt là việc chứng minh thu nhập nhưng nhìn chung, các điều kiện vay vẫn còn tương đối khắt khe. 

Giá trị các khoản vay tiêu dùng thường nhỏ hơn vay thế chấp tài sản nhưng cũng tương đương 10-15 lần mức lương hàng tháng của người vay. Thời gian vay là khoảng 5-6 năm, có nơi lên đến 10 năm. Đặc biệt, khách hàng không cần thuyết trình mục đích vay và khi được phê duyệt, họ có quyền sử dụng số tiền đó theo cách của mình mà tổ chức cho vay không can thiệp.

Rõ ràng, vay tiêu dùng rất phù hợp với người lao động nhưng nó cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định.

>> Xem thêm: Nợ xấu có vay được f88 không?

Những rủi ro khi vay tiêu dùng 

Lãi suất là mối quan tâm hàng đầu và có nhiều khả năng dẫn đến rủi ro. Hầu hết các đơn vị cho vay không công bố lãi suất cụ thể. Tuy nhiên, theo khảo sát thì lãi suất ở các ngân hàng cao nhất là 28% - 30%/năm, nếu là vay qua thẻ tín dụng thì lãi suất vào khoảng 35% trong khi ở các công ty tài chính là từ 30% - 40%/năm, thậm chí có gói vay trên 50%/năm. Việc lãi suất các khoản vay cao như vậy cũng là một sự rủi ro đáng kể bởi thu nhập hàng tháng của những người lao động phổ thông, lao động tự do thường không ổn định.

Dù chấp nhận mức lãi suất trên thì không phải ai cũng có thể chứng minh thu nhập, thậm chí nhiều người còn vướng nợ xấu. Với những người nợ xấu nhóm 2, tức là có lịch sử trễ hạn trả nợ từ 10 - 90 ngày, các ngân hàng hầu như không duyệt vay nhưng một số công ty tài chính thì thoáng hơn, vẫn có trường hợp vay được. Nếu là nợ xấu từ nhóm 3 trở lên, có lịch sử trễ hạn trả nợ trên 90 ngày, thì không đơn vị nào cho vay nữa. Đây được xem là rào cản và cũng là rủi ro bởi chỉ khi có việc gấp, những người lao động mới đặt vấn đề vay mà vay không được thì lỡ việc. 

Tại Việt Nam, vay tín chấp còn kèm theo một số rủi ro khác như việc nhắc nợ và thu hồi nợ. Các quy định pháp luật về việc này đã có nhưng chưa thực sự hỗ trợ hiệu quả các tổ chức tín dụng nên một số đơn vị đã lựa chọn giải pháp bán nợ cho bên thứ ba. Từ đó, những phiền phức liên quan đến việc đòi nợ xuất hiện, khiến nhiều khách hàng cảm thấy bất bình.

>> Xem thêm: Cách vay tiền theo bảng lương

Theo khảo sát của Merchant Machine (Anh quốc) năm 2021 thì 69% người dân Việt Nam chưa tiếp cận được các dịch vụ tài chính trong khi số lượng ngân hàng, công ty tài chính cho vay tiêu dùng còn hạn chế, chưa đáp ứng hết nhu cầu thị trường. Từ đó, nhiều đối tượng tự xưng các công ty tài chính đã đứng ra cho vay với lãi suất “cắt cổ”, từ 300%/năm đến cả nghìn %/năm. Song hành với mức lãi “chết người” này là hàng loạt vụ việc đòi nợ kiểu giang hồ khiến nhiều người lỡ vay tiền lao đao, khốn khổ. Người dân vẫn gọi các tổ chức này là tín dụng đen và sẽ là một rủi ro thực sự nếu người dân lỡ vướng phải tín dụng đen. 

Những rủi ro như trên khiến người lao động cần phải cân nhắc kỹ càng trước khi vay. Còn nhiều hình thức vay khác như vay thế chấp, vay cầm cố (cầm đồ). Nếu vay thế chấp yêu cầu khách phải có các tài sản lớn như nhà đất, ô tô cao cấp thì vay cầm cố chỉ yêu cầu các tài sản bình dân hơn là xe máy hoặc cùng lắm là các dòng ô tô phổ thông. Tuy nhiên, hiện nay một số cửa hàng cầm đồ hoạt động thiếu minh bạch khiến nhiều người có định kiến. Nếu vẫn lựa chọn vay theo hình thức cầm cố, khách hàng nên tìm hiểu, cân nhắc những địa chỉ cầm đồ hoạt động minh bạch, uy tín như các cửa hàng F88 để tránh trường hợp “tiền mất, tật mang”.

Theo Kinh tế và Sức khỏe

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top