Vay cầm cố là gì? Tìm hiểu hợp đồng vay cầm cố tài sản

23/12/2022

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Vay cầm cố tài sản là hình thức vay vốn có nhiều đối lập so với vay tín chấp. Nếu như hình thức vay tín chấp thường xuất phát từ các ngân hàng thì vay cầm cố lại đến từ các công ty tài chính. Do đó, khi nhắc tới cầm cố tài sản, nhiều người vẫn còn khá “bán tín bán nghi” vì chưa thực sự hiểu rõ về hình thức vay này. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về chủ đề này qua bài viết sau đây nhé!

Hợp đồng cầm cố tài sản được hiểu là gì?

Hợp đồng vay cầm cố là gì? Căn cứ theo Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015, cầm cố tài sản là hình thức bên A (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên B (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong đó, nghĩa vụ của bên A là thanh toán khoản vay như cam kết, nghĩa vụ bên B là giải ngân và quản lý tài sản cầm cố cho tới khi bên vay hoàn tất khoản nợ.

vay cầm cố tài sản là gì?

Bạn nên tìm hiểu về hợp đồng trước khi quyết định vay cầm cố

Ví dụ: Bên B cho bên A vay tiền, để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả tiền, bên A sẽ cầm cố tài sản cho bên B. Quá trình cầm cố này được thực hiện thông qua hợp đồng, đó là hợp đồng cầm cố tài sản.

=> Bạn có thể tiền hành vay cầm cố tài sản uy tín và nhanh chóng tại công ty F88 bằng cách cick vào nút sau đây:

Các đối tượng trong hợp đồng cầm cố tài sản

Đối tượng của hợp đồng cầm cố tài sản căn cứ theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm các loại tài sản:

  • Tài sản là vật, tiền, giấy tờ với giá trị và quyền tài sản. Ví dụ như giấy đăng ký xe, điện thoại, phương tiện đi lại,...
  • Tài sản là bất động sản và động sản. Cả hai loại này đều có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

hợp đồng vay cầm cố tài sản

Bạn có thể cầm cố nhiều loại tài sản khác nhau tùy vào mục đích

Phân chia quyền và nghĩa vụ cho các bên tham gia hợp đồng cầm cố tài sản

Trong bất kỳ loại hợp đồng nào cũng đều có phân chia quyền và nghĩa vụ cho các bên liên quan. Và hợp đồng vay vốn cầm cố cũng không phải ngoại lệ.

Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản

* Quyền của bên cầm cố tài sản

  • Yêu cầu bên nhận cầm cố (bên cho vay) chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố được quy định trường hợp tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật Dân sự 2015. Tránh tình trạng bên nhận cầm cố tự ý sử dụng tài sản cầm cố làm tài sản bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
  • Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản và giấy tờ liên quan khi hoàn thành nghĩa vụ và chấm dứt hợp đồng.
  • Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường trong trường hợp tài sản cầm cố xảy ra thiệt hại trong khoảng thời gian hợp đồng còn hiệu lực.
  • Nếu bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo luật quy định sẽ được bán/ thay thế/ trao đổi/ tặng cho tài sản cầm cố.

Trường hợp bên nhận cầm cố đồng ý hay quy định luật khác có liên quan tới việc bên cầm cố được bán/ thay thế/ trao đổi hoặc được tặng cho tài sản đảm bảo. Lúc này giải pháp cầm cố chấm dứt kể từ khi bên mua tài sản/ nhận thay thế tài sản/ nhận tặng, cho tài sản xác lập quyền sở hữu đối với tài sản này (quy định tại Điều 161 của Bộ luật Dân sự 2015).

tìm hiểu về vay cầm cố tài sản là gì

Khi bạn cầm cố bạn cần thực hiện đúng nghĩa vụ của mình

* Nghĩa vụ bên cầm cố tài sản

- Giao tài sản cầm cố cho bên cung cấp vốn theo thỏa thuận hai bên.

- Nội dung này được phân tích rõ ràng tại Điều 31 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:

  • Thoả thuận về giao tài sản cầm cố có thể là việc bên cầm cố giao tài sản đảm bảo cho bên nhận cầm cố hoặc bên thứ ba giữ. Bên nhận cầm cố có thể giữ tài sản đảm bảo tại nơi có tài sản hoặc tại địa điểm do mình lựa chọn.
  • Trường hợp tài đảm bảo là vật có nguy cơ bị mất hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố phải thông báo cho bên cầm cố khi đang giữ tài sản đó. Yêu cầu bên cầm cố đưa ra giải pháp trong thời hạn hợp lý. Nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không đưa ra giải pháp thì bên nhận cầm cố cần lên phương án thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn.
  • Trường hợp tài sản đảm bảo là vật do bên thứ ba giữ có nguy cơ hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị cao thì quyền và nghĩa vụ giữa bên thứ ba và bên nhận cầm cố được thực hiện đúng như hợp đồng gửi giữ tài sản.
  • Quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Nghị định 21/2021/NĐ-CP không áp dụng nếu tài sản cầm cố có thể bị hao mòn tự nhiên.

- Báo với bên cho vay về quyền của bên thứ ba đối với tài sản đảm bảo (nếu có). Nếu không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền huỷ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại hay duy trì hợp đồng và chấp thuận quyền của bên thứ ba với tài sản cầm cố.

- Thanh toán chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ khi có thỏa thuận khác cho bên nhận cầm cố.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản

* Quyền của bên nhận cầm cố tài sản

  • Yêu cầu trả lại tài sản đối với người đang chiếm hữu, sử dụng trái phép tài sản đảm bảo.
  • Xử lý tài sản cầm cố theo như đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản nếu có thoả thuận.
  • Được thanh toán chi phí bảo quản tài sản khi trả lại tài sản cho bên cầm cố một cách hợp lý.

* Nghĩa vụ bên cầm cố tài sản

  • Bên cầm cố có trách nhiệm bảo quản, gìn giữ tài sản cầm cố. Nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản thì phải bồi thường cho bên giao tài sản.
  • Không được tự ý bán, trao đổi, tặng cho hay sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
  • Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản khi không có thỏa thuận nào khác.
  • Trả lại tài sản đảm bảo và những giấy tờ liên quan, nếu nghĩa vụ không được đảm bảo bằng cách chấm dứt cầm cố hay thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

địa chỉ vay cầm cố tài sản uy tín

Bạn nên chọn cơ sở vay cầm cố uy tín để đảm bảo quyền lợi của mình

Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ khi nào?

  • Hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài sản bắt đầu kể từ thời điểm giao kết. Trừ khi có thoả thuận khác hay luật có quy định khác.
  • Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản đảm bảo.
  • Trong trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo luật quy định thì việc cầm cố sẽ có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Khi vay cầm cố ở một đơn vị bất kỳ, khách hàng cần chú ý những vấn đề nêu trên hợp đồng thỏa thuận hai bên. F88 hiện nay là một trong những đơn vị uy tín trong lĩnh vực cho vay cầm cố. Khi vay cầm cố tại F88, khách hàng cũng được cung cấp đầy đủ các hợp đồng chứng từ liên quan với sự phân chia quyền và nghĩa vụ minh bạch, rõ ràng.

Tìm hiểu về F88 - chuỗi cửa hàng cung cấp dịch vụ tài chính tiện ích

F88 được biết đến là chuỗi cửa hàng cung cấp dịch vụ tài chính tiện ích, trong đó có cung cấp sản phẩm cho vay bằng hình thức cầm cố tài sản (tài sản cầm cố là đăng ký/cà vẹt xe máy, đăng ký/cà vẹt ô tô và ô tô). Kể từ ngày thành lập năm 2013 tới nay, các dịch vụ tại F88 vẫn được duy trì và nâng cao đáng kể về chất lượng.

=> Bạn có thể tiền hành vay cầm cố tài sản online tại nhà qua công ty F88 bằng cách click vò nút sau đây:

Nếu như trước đây, F88 chỉ cho vay truyền thống giấy trắng mực đen thì nay, hệ thống cũng đã nâng cấp thêm giải pháp vay trực tuyến. Lãi suất chỉ từ 1.1% (chưa bao gồm các chi phí khác: phí kho bãi, phí quản lý,…). Tuy nhiên phí này không đáng kể và được liệt kê rõ ràng trong hợp đồng hai bên. Khi làm hợp đồng vay, F88 sẽ cung cấp rõ ràng loại tài sản cầm cố, số tiền vay, quyền và nghĩa vụ của hai bên. Người vay nên rà soát thật kỹ các thông tin trong hợp đồng để tránh nhầm lẫn đáng tiếc.

F88 là đơn vị vay cầm cố tài sản uy tín hàng đầu hiện nay

F88 chính là đơn vị giúp bạn giải quyết mọi khó khăn tài chính hiệu quả, an toàn

Với uy tín trong suốt 10 năm qua, F88 đã không ngừng gây dựng và nỗ lực để cải thiện chất lượng dịch vụ. Mang tới khách hàng những trải nghiệm hài lòng và tin tưởng tuyệt đối. 

Nếu có bất kỳ thông tin nào liên quan mà bạn chưa nắm rõ, bạn có thể truy cập vào website: https://f88.vn/ hoặc liên hệ hotline: 18006388 của chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn nhé.

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top