14/09/2023
F88 giải ngân ngay 30 triệu trong 15 phút, không giữ tài sản, lãi suất 1.1%, điền đơn ngay!
NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:
* Thông tin bắt buộc
Thời hạn khoản vay tối thiểu 3 tháng và tối đa 12 tháng.
Lãi suất vay trong hạn hàng năm tối đa 19,2%/năm
Ví dụ: Khách hàng vay bằng đăng ký xe máy 10.000.000đ trong 12 tháng với lãi suất vay là 1.6%/ tháng (chưa bao gồm các phí khác)
Nhiều người vẫn đồn tai nhau rằng trái phiếu ngân hàng là kênh đầu tư ít rủi ro, nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, sự thật có phải như vậy và muốn đầu tư vào trái phiếu ngân hàng, nhà đầu tư cần phải có những gì trong tay?
Trái phiếu là một loại chứng khoán chứng nhận sự đóng góp vốn của người đầu tư, tức người cho vay, với đơn vị phát hành trái phiếu, cũng chính là người đi vay. Trong trái phiếu, đơn vị phát hành phải cam kết trả cho người đầu tư một khoản tiền mình đã vay với mức lãi suất được xác định rõ ràng trong một khung thời gian xác định. Đơn vị phát hành bắt buộc phải thanh toán toàn bộ số tiền gốc và lãi trên khi tới thời hạn đã được xác định trong trái phiếu. Đơn vị phát hành trái phiếu là bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào.
Trái phiếu ngân hàng là trái phiếu do các ngân hàng phát hành. Về cơ bản, các ngân hàng cũng là một doanh nghiệp và họ kinh doanh tiền bằng cách đi vay với lãi suất thấp và cho vay với lãi suất cao hơn. Các ngân hàng thường có nhiều kênh huy động vốn khác nhau như nhận tiền gửi tiết kiệm, phát hành cổ phiếu và phương thức được nhiều người chú ý trong thời gian gần đây chính là trái phiếu.
Trái phiếu ngân hàng được xem là một trong những trái phiếu hàng đầu, được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng.
Một số ưu điểm riêng có của loại hình trái phiếu này như:
Tuy nhiên, không phải là không có rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu ngân hàng. Một số rủi ro đáng chú ý là:
Trái phiếu Vietcombank chỉ phù hợp với các nhà đầu tư lâu dài nhưng mang lại lợi tức cao. Đợt phát hành đầu tiên trong năm 2002, ngân hàng này trả lãi suất 8.5%/năm; đợt phát hành thứ hai có lãi suất cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm trung bình 12 tháng 1%.
Lãi suất trái phiếu Techcombank hiện tại là hơn 7,1% /năm. Sau một năm có thể bán lại hoặc gia hạn thêm nếu có nhu cầu. Số tiền tối thiểu để đầu tư là 100 triệu đồng và kỳ hạn đầu tư là từ 6 tháng trở lên.
Trái phiếu có kỳ hạn trên 5 năm của Vietinbank có lợi suất hấp dẫn, được điều chỉnh định kỳ. Với khách hàng doanh nghiệp là 6,3% /năm và với khách hàng cá nhân là từ 4,5% – 5,2% với kỳ hạn từ 3 – 6 tháng. Khách hàng cũng có toàn quyền chuyển nhượng, thừa kế trái phiếu Vietinbank.
Đầu tiên, BIDV có thể mua lại trước hạn sau 1-5 năm với các loại trái phiếu có kỳ hạn 6 năm, riêng các trái phiếu 15 năm là sau 10 năm kể từ ngày phát hành. Nếu không chủ động mua lại, lãi suất mà BIDV trả cho nhà đầu tư trái phiếu sẽ rất cao. Lãi suất bình quân kỳ đầu tiên 7,45%/năm – cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm gần 2% và các kỳ sau cũng cộng thêm biên độ từ 0,6-1,2% /năm.
Nếu các ngân hàng khác cam kết lãi suất trái phiếu ngân hàng cao hơn 1% so với lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng thì ngân hàng Agribank cam kết lãi suất trái phiếu cao hơn 1,2% do đó, trái phiếu Agribank luôn hot.
Hình thức lãi suất trái phiếu MBBank được cố định trong 1 năm đầu tiên và được thả nổi trong 2 năm tiếp theo với biên độ 1%/ năm và mức lãi suất tham khảo là 9.9%/ năm.
Trái phiếu TPBank có kỳ hạn 3 năm với mức lãi suất cố định là 4,1%/năm.
Khách hàng có thể giao dịch mua trái phiếu ngân hàng ở các địa chỉ:
Chi nhánh giao dịch của các ngân hàng phát hành trái phiếu
Chi nhánh giao dịch của các công ty môi giới chứng khoán
Một số ngân hàng phát hành trái phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán vậy nên có thể mua tại đây.
Thủ tục mua trái phiếu rất đơn giản, chỉ gồm:
Giấy CMND bản gốc + bản photo
Giấy chứng minh mục đích mua trái phiếu
Giấy phép kinh doanh( nếu có)
Mẫu đơn mua trái phiếu theo mẫu của ngân hàng
Sau đó, nhân viên môi giới sẽ giúp khách hàng chuẩn bị nốt những hồ sơ và hướng dẫn khách chứng minh mình đáp ứng được các điều kiện chuyên sâu khác.
Ở Việt Nam thì việc phân loại trái phiếu đang dựa trên chủ thể phát hành trái phiếu. Ngoài trái phiếu ngân hàng do các ngân hàng phát hành thì còn hai loại trái phiếu thông dụng nữa là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành và trái phiếu do chính phủ phát hành.
Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ phát hành nhằm huy động vốn để mở rộng thị trường, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ. Trái phiếu doanh nghiệp cũng được chia thành nhiều loại như trái phiếu niêm yết và trái phiếu OTC. Ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp nhưng do một số đặc tính riêng mà trái phiếu ngân hàng được tách ra thành một dòng trái phiếu riêng. Trái phiếu doanh nghiệp có đặc điểm là lợi nhuận cao nhưng tính rủi ro cũng cao vì doanh nghiệp có thể mắc sai lầm dẫn tới phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.
Trái phiếu chính phủ, thực ra gọi đúng thì phải là công trái, là loại trái phiếu do chính phủ phát hành để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ. Việc chính phủ phát hành công trái còn có mục đích nhằm huy động tiền nhàn rỗi của người dân để phát triển đất nước. Công trái chính phủ có đặc điểm là lợi nhuận không cao như trái phiếu ngân hàng hay trái phiếu doanh nghiệp nhưng bù lại, độ an toàn thì rất cao bởi việc thay đổi hệ thống chính phủ là điều khó xảy ra hơn so với việc kinh doanh thất bại của doanh nghiệp hay ngân hàng.
Tiêu chí |
Trái phiếu ngân hàng |
Trái phiếu chính phủ |
Trái phiếu doanh nghiệp |
Đơn vị phát hành |
Ngân hàng |
Bộ Tài Chính |
Công ty, doanh nghiệp |
Mức độ |
Rủi ro thấp, có nhỉnh hơn trái phiếu chính phủ nhưng thấp hơn cổ phiếu |
Rủi ro thấp nhất trong cả 3 loại. Chủ yếu bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái. |
Rủi ro cao nhất, phụ thuộc vào tình hình tài chính công ty, vĩ mô thị trường... |
Lãi suất |
Khá cao và ổn định |
Thấp nhất |
Cao nhất |
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện