Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ Và 11 Nguyên Tắc Lập Báo Cáo

14/09/2023

F88 giải ngân ngay 30 triệu trong 15 phút, không giữ tài sản, lãi suất 1.1%, điền đơn ngay!

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ báo cáo tài chính và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Vậy báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì và những nguyên tắc mà người lập báo cáo này phải tuân theo là như thế nào?

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì?

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bản báo cáo tổng hợp ghi lại toàn bộ thu chi của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định. Báo cáo này sẽ phản ánh trình trạng đầu ra và đầu vào của các dòng tiền mà doanh nghiệp đang sở hữu, qua đó phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Giúp các nhà quản trị nắm bắt và phân tích mọi khoản thu chi của doanh nghiệp là ý nghĩa quan trọng nhất của báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhà quản trị cũng sẽ nắm được thực trạng lý do của sự chênh lệch giữa dòng tiền và và dòng tiền ra, từ đó có sự cân đối thu chi sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các nhà quản trị cũng có thể nhận định và đánh giá chính xác khả năng tạo ra tiền từ sức mạnh nội tại của doanh nghiệp hay từ sự tác động bên ngoài, từ đó ước lượng được khả năng trả nợ đúng hạn hay nhu cầu bổ sung vốn của doanh nghiệp hay thậm chí là tái lưu chuyển dòng tiền qua các dự án đầu tư có lợi khác.

Các phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp, dựa trên những quy định của thông tư 200 và thông tư 300. Cụ thể như sau:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp

Các dòng tiền vào và ra được xác định và trình bày bằng cách tổng hợp và phân tích trực tiếp từ các giao dịch thu và chi tiết của doanh nghiệp, cũng như từ các sổ kế toán là yêu cầu của phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp.  Khi tạo báo cáo về lưu chuyển tiền tệ, cần tuân theo các nguyên tắc này để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ pháp luật của báo cáo.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp

Đảm bảo các dòng tiền vào và ra được xác định, tính bằng cách sẽ điều chỉnh lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp để khỏi ảnh hưởng đến các khoản mục không phải bằng tiền và cả các khoản ảnh hưởng về tiền là yêu cầu quan trọng khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp. Cụ thể là:

  • Các khoản chi tiêu không thể thể hiện bằng tiền mặt như sự khấu hao của tài sản cố định và việc dự phòng tài chính.

  • Các biến động lãi, lỗ không liên quan đến giao dịch như sự biến động do tỷ giá hối khi doanh nghiệp chưa chính thức thực hiện giao dịch.

  • Các dòng tiền từ hoạt động đầu tư, bao gồm các giao dịch lãi lỗ đã được phân loại như việc bán bất động sản, cung cấp vay tiền và việc trả cổ tức cùng nhiều khoản khác.

  • Ngoài ra, còn có các khoản phí liên quan đến việc đi vay đã được ghi nhận…

Ngoài những điểm trên, còn có các dòng tiền đã được điều chỉnh dựa trên biến động vốn lưu động do hoạt động kinh doanh, kèm theo các khoản phí trả trước dài hạn và các khoản thu chi khác như lãi trả đã được thanh toán, thuế thu nhập doanh nghiệp đã được nộp và các biến đổi liên quan đến các khoản chi phí trả trước…

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Các nguyên tắc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Khi lập và trình bày các báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bộ phận kế toán thực thi cần chú ý các nguyên tắc sau:

1. Trong việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm và các kỳ bán niên, phải tôn trọng và tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán về "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ" và Chuẩn mực kế toán "Báo cáo tài chính giữa niên độ". Doanh nghiệp sẽ dựa trên bản chất của từng giao dịch để trình bày các dòng tiền tương ứng một cách thích hợp. Các chỉ tiêu không có dữ liệu thì không cần phải trình bày nhưng doanh nghiệp được phép sắp xếp lại thứ tự số liệu và phải đảm bảo không thay đổi mã số của các chỉ tiêu.

2. Các khoản đầu tư ngắn hạn được xem xét là tiền và được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ khi đáp ứng các tiêu chí có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành một số tiền cụ thể và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm lập báo cáo. Ví dụ về các loại tài sản như kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, hoặc chứng chỉ tiền gửi có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua.

3. Doanh nghiệp phải trình bày các dòng tiền trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo ba loại hoạt động cụ thể: Hoạt động kinh doanh, Hoạt động đầu tư và Hoạt động tài chính:

  • Dòng tiền từ Hoạt động kinh doanh là tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chính của doanh nghiệp và các hoạt động liên quan, ngoại trừ hoạt động đầu tư hoặc tài chính.

  • Dòng tiền từ Hoạt động đầu tư là tiền phát sinh từ việc mua sắm, xây dựng, thanh lý hoặc nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không được xem xét là tiền mặt.

  • Dòng tiền từ Hoạt động tài chính là tiền phát sinh từ các hoạt động có liên quan đến thay đổi vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.

4. Cách doanh nghiệp trình bày dòng tiền từ Hoạt động kinh doanh, Hoạt động đầu tư và Hoạt động tài chính trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nên được điều chỉnh sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh của họ.

5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần trình bày các dòng tiền một cách riêng biệt trong các trường hợp sau:

  • Thu tiền và chi tiền cho việc thuê thu hộ, chi thu hộ và trả lại tài sản cho chủ sở hữu.

  • Thu tiền và chi tiền cho các khoản giao dịch có chu kỳ ngắn, chẳng hạn như mua bán ngoại tệ, mua bán đầu tư, hoặc các khoản vay và cho vay ngắn hạn có kỳ hạn không quá 3 tháng.

6. Các giao dịch bằng ngoại tệ cần phải được quy đổi ra đồng tiền chính thức được sử dụng cho việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, dựa trên tỷ giá hối đoái tại thời điểm diễn ra giao dịch.

7. Các giao dịch liên quan đến đầu tư và tài chính mà không sử dụng trực tiếp tiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền không cần được bao gồm trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ví dụ:

  • Mua tài sản bằng cách nhận nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua việc cho thuê tài chính.

  • Mua một doanh nghiệp bằng cách phát hành cổ phiếu.

  • Chuyển đổi nợ thành vốn chủ sở hữu.

8. Các khoản mục tiền và tương đương tiền đầu kỳ, cuối kỳ và cách thay đổi tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến việc quy đổi tiền và các khoản tương đương tiền trong ngoại tệ hiện có ở cuối kỳ, cần được biểu đồ riêng trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Điều này giúp so sánh dữ liệu với các khoản mục tương tự trên Bảng Cân đối kế toán.

9. Doanh nghiệp phải trình bày giá trị, lý do của các khoản tiền và tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn mà doanh nghiệp nắm giữ nhưng chưa sử dụng do có các hạn chế pháp lý hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp phải tuân theo.

10. Trong trường hợp doanh nghiệp mượn tiền để thanh toán trực tiếp cho nhà thầu, bên cung cấp hàng hoá, dịch vụ (tiền vay được chuyển trực tiếp từ bên cho vay đến nhà thầu, bên cung cấp mà không thông qua tài khoản của doanh nghiệp), doanh nghiệp vẫn phải đưa các thông tin này trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

  • Số tiền vay được báo cáo là dòng tiền đầu vào từ hoạt động tài chính

  • Số tiền trả cho nhà thầu, bên cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc trả lại được báo cáo là dòng tiền đầu ra từ hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư, tùy thuộc vào từng giao dịch cụ thể.

11. Trong trường hợp doanh nghiệp có các khoản thanh toán bù trừ với cùng một đối tượng, cách trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Nếu các khoản thanh toán bù trừ liên quan đến cùng một dòng tiền thì nên trình bày chúng trên cơ sở thuần (ví dụ: trong giao dịch hàng đổi hàng không đồng loại...).

  • Nếu các khoản thanh toán bù trừ liên quan đến các dòng tiền khác nhau thì không nên trình bày trên cơ sở thuần, mà cần phải trình bày riêng biệt giá trị của từng giao dịch (ví dụ: bù trừ tiền từ việc bán hàng phải thu với khoản nợ vay...).

Đối với dòng tiền từ các giao dịch mua, bán lại trái phiếu chính phủ và các giao dịch REPO về chứng khoán: Bên bán nên trình bày chúng là dòng tiền từ hoạt động tài chính; Bên mua nên trình bày chúng là dòng tiền từ hoạt động đầu tư.

Trên đây là một số thông tin về ý nghĩa, vai trò của báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng những nguyên tắc thực hiện, trình bày báo cáo.

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top