Thuế là gì? Các loại thuế phổ biến tại Việt Nam

28/02/2023

Thuế là gì, có bắt buộc không, bao gồm bao nhiêu loại? Đây là thắc mắc của không ít người. Để hiểu cụ thể hơn, bạn đọc hãy cùng F88 tìm hiểu nhé!

Định nghĩa của thuế là gì?

Thuế là một khoản thu bắt buộc từ Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân mà không bồi hoàn trực tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung.

Thuế là gì

Thuế là một điều rất quan trọng và được nhiều người quan tâm

Những đặc điểm của thuế

Mỗi loại thuế đều mang cho mình một tính chất riêng, tuy nhiên về cơ bản vẫn bao gồm những đặc điểm sau đây:

1/ Tính chất bắt buộc

Thuế mang tính bắt buộc, mọi tổ chức hay cá nhân đều cần nộp thuế. Thuế không giống các hình thức huy động tài chính khác của nhà nước, vì vậy bạn cần phân biệt điều này. Dù có muốn hay không thì bạn vẫn phải nộp đầy đủ thuế cho nhà nước.

2/ Tính chất quyền lực

90% nguồn thu của ngân sách nhà nước là từ thuế. Nếu không có thuế, nhà nước sẽ không có tiềm lực kinh tế, không thể duy trì hoạt động hay thực hiện chức năng của mình.

Vì vậy, việc thu thuế được đảm bảo thực hiện bằng nhiều cơ quan quyền lực. Đó là tổng cục thuế, cơ quan thuế địa phương. Nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3/ Không mang tính đối giá hoặc hoàn trả trực tiếp

Dù đã hay chưa nhận được lợi ích công cộng nào thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp, nộp vào ngân sách nhà nước. Sau đó, Nhà nước dùng ngân sách đó chi tiêu cho những mục đích cộng đồng.

4/ Tính chất vĩnh viễn

Việc nộp thuế cho nhà nước khác với việc cho nhà nước vay tiền. Vì vậy nhà nước không có nghĩa vụ hoàn trả nhằm phục vụ an sinh, xã hội.

Thuế có vai trò như thế nào?

Thuế được dùng để làm nguồn thu vào ngân sách nhà nước, cụ thể:

  • Thuế được dùng để tăng thu nhập vào ngân sách nhà nước, giải quyết các vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội. Góp phần làm nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất công cộng, phục vụ người dân.
  • Rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, giảm thiểu phân biệt tầng lớp trong xã hội.
  • Tăng trưởng phát triển kinh tế, xã hội của người dân, thúc đẩy nguồn nhân lực, tăng hiệu suất làm việc, đảm bảo công bằng xã hội,…
  • Việc nộp thuế phải được thực hiện một cách hợp pháp, minh bạch và công bằng.

Thuế được dùng để làm nguồn thu vào ngân sách nhà nước

Thuế được dùng để làm nguồn thu vào ngân sách nhà nước

Các loại thuế tại Việt Nam được phân loại thế nào?

1/ Phân loại thuế theo cách thu thuế

+ Thuế trực thu:

Đây là loại thuế mà nhà nước sẽ thu trực tiếp từ phần thu nhập của thể nhân hoặc pháp nhân với các tính chất sau:

  • Người nộp thuế cũng là người chịu thuế theo quy định của nhà nước.
  • Thuế trực thu là động lực và điều tiết trực tiếp tới thu nhập của người chịu thuế.

Có 4 loại thuế trực thu tại nước ta, bao gồm:

  • Thuế sử dụng đất nông nghiệp
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Thuế chuyển quyền sử dụng đất
  • Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

+ Thuế gián thu:

Đây là thuế được thu từ người sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hoá. Thuế gián thu mang những tính chất sau:

  • Người nộp thuế và người chịu thuế không phải một.
  • Thuế gián thu góp phần tạo nên giá cả của dịch vụ, hàng hoá do chủ kinh doanh, sản xuất phải nộp cho nhà nước. Người mua hàng mới là người chịu thuế.

3 loại thuế gián thu phổ biến tại nước ta, bao gồm:

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
  • Thuế xuất nhập khẩu

2/ Phân loại thuế theo tính chất hành chính

  • Thuế nhà nước: được nộp vào ngân sách nhà nước.
  • Thuế địa phương: được nộp vào ngân sách địa phương.

3/ Phân loại thuế theo tính chất kinh tế

  • Theo yếu tố kinh tế chịu thuế: đánh vào tài sản tiêu dùng, tài sản, thu nhập, doanh nghiệp;
  • Theo lĩnh vực kinh tế chịu thuế: Bất động sản, bảo hiểm thuế,…
  • Theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: Thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế đánh vào sản phẩm, hàng hoá, thuế hộ gia đình, thuế môn bài, lệ phí khác,…

các loại thuế phổ biến tại Việt Nam

Thuế cũng có rất nhiều loại

Tìm hiểu chi tiết các loại thuế phổ biến tại Việt Nam

1/ Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân thuộc loại thuế trực thu, đánh vào những cá nhân có thu nhập vượt mức khởi điểm cần đóng thuế. Đối tượng chịu thuế là các cá nhân có thu nhập cao, bao gồm:

  • Công dân Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài
  • Công dân Việt Nam sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
  • Công dân nước ngoài có thu nhập từ Việt Nam

2/ Thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT hay VAT là loại thuế được tính dựa trên khoản phát sinh tăng thêm hay chênh lệch từ hàng hoá dịch vụ trong quá trình sản xuất, lưu thông đến người tiêu dùng. Khi kê khai thuế giá VAT, doanh nghiệp có 2 cách thức. Bao gồm kê khai trực tiếp hoặc khấu trừ.

3/ Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng với chủ thể là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh và thuộc nhóm đối tượng chịu thuế theo quy định. Loại thuế này nhằm điều tiết nguồn cung là sản phẩm, dịch vụ không có lợi với người tiêu dùng.

4/ Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một khoản thuế trực thu dựa trên tổng nguồn thu của doanh nghiệp.

5/ Thuế sử dụng đất

Thuế sử dụng đất là nguồn thu đối với chủ thể sử dụng đất khi nhà nước đã giao đất. Người sử dụng đất là chủ thể có nghĩa vụ nộp tiền thuế này.

6/ Thuế xuất nhập khẩu

Đây là một loại thuế trực thu, áp dụng với cá nhân hoặc tổ chức. Mức thuế được tính dựa theo giá trị mặt hàng xuất nhập khẩu. Đối tượng chịu thuế là những mặt hàng xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước giao thương qua biên giới Việt Nam. Đối tượng nộp thuế áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu các hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá chịu thuế xuất nhập khẩu.

7/ Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là khoản thu từ những doanh nghiệp khai thác tài nguyên. Dựa trên sản lượng tài nguyên để tính thuế, thuế suất, giá tính thuế.

8/ Thuế bảo vệ môi trường

Pháp luật Việt Nam đã ban hành các quy định về việc thu thuế bảo vệ môi trường nhằm điều tiết hoạt động tác động đến môi trường.

9/ Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài (thuế môn bài) là loại thuế mà doanh nghiệp phải chịu nộp từ đầu năm cho vào quỹ ngân sách nhà nước nhằm mục đích nắm bắt, thống kê về các doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã, hộ kinh doanh,… Thuế môn bài được ghi nhận vào chi phí Quản lý doanh nghiệp.

10/ Lệ phí trước bạ

Thuế trước bạ để xác nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng về nhà đất, phương tiện vận tải,... Phải nộp thuế trước bạ khi chuyển dịch về quyền sở hữu tài sản nào được ghi tăng nguyên giá tài sản đó. Có thể hiểu, khi ai đó muốn đi đăng ký quyền sở hữu tài sản của mình thì phải nộp thêm một khoản phí là phí trước bạ cho cơ quan mà họ tới đăng ký.

Tóm lại, loại phí này áp dụng cho trường hợp thực hiện sang tên, đăng ký quyền sở hữu, chuyển nhượng về đất, xe cộ, hoặc tài sản nào đó. Mức thu này được tính dựa trên giá trị của tài sản được quy định.

Thuế là một phần không thể thiếu của mọi cá nhân và doanh nghiệp

Thuế là một phần không thể thiếu của mọi cá nhân và doanh nghiệp

Một số thuật ngữ khác trong phạm vi thuế

1/ Thanh tra thuế

Thanh tra thuế, kiểm tra thuế là cụm từ để chỉ những hoạt động kiểm tra hồ sơ khai thuế của tổ chức, doanh nghiệp dựa trên cơ sở nguyên tắc được quy định theo pháp luật.

2/ Đăng ký thuế

Theo Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019, Điều 6 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Thông tư 105/2020/TT-BTC đã quy định các đối tượng cần đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

3/ Khấu trừ thuế

Khấu trừ thuế là một thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên trong nghiệp vụ kế toán. Đây cũng là khái niệm khá quen thuộc trong phạm vi liên quan tới thuế.

4/ Thuế suất

Thuế suất là mức thuế cần phải nộp trên đơn vị xác định giá trị của mức thuế phải đóng đối với một đối tượng phải chịu thuế. Hiện nay thuế suất bao gồm 2 loại.

5/ Báo cáo thuế

Một khái niệm quen thuộc khác là báo cáo thuế. Làm báo cáo thuế là một nhiệm vụ của bộ phận kế toán tại mỗi doanh nghiệp và thực hiện vào thời gian cố định trong các tháng.

6/ Thuế phụ thu surcharge

Khi thực hiện vận chuyển hàng hoá xuất - nhập khẩu, ngoài những khoản chi phí chính thì cần phải đóng các loại thuế phụ thu surcharge. Nếu bạn đang làm việc trong công ty logistics, chắc hẳn không còn lạ lẫm với khái niệm này.

Tổng kết

Đối với đối tượng nộp thuế chậm, có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 59 Luật Quản lý thuế. Mức phạt cho đối tượng nộp thuế chậm là: 0.03%/ngày x Số tiền thuế chậm nộp.

Trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật, nếu cố tình vi phạm, tuỳ vào mức độ mà tương ứng với hình thức xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt hành chính đối với hành vi trốn thuế dao động từ 100 triệu đồng đến 10 tỷ đồng.

Bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP và Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Thuế chính là quyền và nghĩa vụ của mọi người

Thuế chính là quyền và nghĩa vụ của mọi người

Sau khi tìm hiểu thuế là gì cũng như các loại thuế phổ biến tại Việt Nam, rất hy vọng bạn đọc đã có thêm kiến thức cho cá nhân. Thực hiện nghiêm túc và tuân thủ quy định của pháp luật để tránh những hậu quả đáng tiếc. 

Nếu bạn đang gặp khó khăn về tài chính thì có thể liên hệ với F88 để được hỗ trợ vay tiền online với lãi suất cực kỳ thấp nhé.. Bạn có thể tiến hành vay nhanh chóng bằng cách click vào nút sau đây:

  • Hotline: 1800 6388 (miễn phí)
  • Website: f88.vn

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top