Cách phân biệt kinh tế vĩ mô và vi mô cho người mới

27/02/2023

F88 giải ngân ngay 30 triệu trong 15 phút, không giữ tài sản, lãi suất 1.1%, điền đơn ngay!

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Vĩ mô được dùng để mô phỏng tầm rộng lớn hay rất lớn. Tuỳ vào cách sử dụng thì vĩ mô có thể là thuộc loại danh từ hoặc tính từ. Vi mô nhỏ hơn, thuộc phạm vi của vĩ mô. Để hiểu kinh tế vĩ mô là gì cùng sự khác biệt chi tiết với kinh tế vi mô, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Định nghĩa về kinh tế vĩ mô - vi mô là gì?

Kinh tế vi mô  có tên tiếng Anh là Microeconomics. Đây là ngành của kinh tế học nhằm nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Ghi lại quá trình xác định giá và lượng của các đầu vào nhân tố cùng sản phẩm trong các thị trường cụ thể. Phân tích kinh tế vĩ mô nghiên cứu cách thức phân bổ nguồn lực kinh tế khan hiếm cho những mục đích sử dụng khác nhau. Từ đó tìm cách phát hiện các yếu tố chiến lược để đưa ra quyết định việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả.

kinh tế vĩ mô và vi mô là gì

Kinh tế vĩ mô và vi mô đều là những khái niệm bạn cần quan tâm

Kinh tế vĩ mô có tên tiếng Anh là Macroeconomics. Đây là môn khoa học về nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế tổng thể của toàn bộ nền kinh tế.

Nội dung của khái niệm kinh tế đã mở rộng cùng sự phát triển của xã hội và nhận thức con người. Kinh tế là một lĩnh vực hoạt động trọng yếu của xã hội loài người, tạo ra giá trị và tác động vào thiên nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội.

Dựa trên góc độ, phạm vi và sự tương tác giữa các hoạt động kinh tế thì kinh tế học được chia thành hai bộ phận quan trọng: Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô.

Phân biệt kinh tế học vĩ mô và vi mô

1/ Kinh tế học vĩ mô

Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu, phân tích những vấn đề bao trùm toàn bộ nền kinh tế. Bao gồm tăng trưởng kinh tế, sản lượng quốc gia, thất nghiệp, lạm phát, các chính sách kinh tế quốc gia, thương mại quốc tế, tổng cung, tổng cầu,… Nền kinh tế được nghiên cứu một cách tổng thể thống nhất.

  • Mục tiêu nghiên cứu: Giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố như thu nhập quốc gia, sản lượng, lạm phát, tiêu dùng, thất nghiệp, buôn bán đa quốc gia, tài chính đa quốc gia tiết kiệm và đầu tư. Các mô hình và dự báo mà kinh tế học vĩ mô đưa ra được cả chính phủ với các tập đoàn lớn sử dụng để phát triển và đánh giá các chính sách kinh tế cũng như các chiến lược quản trị.
  • Phạm vi nghiên cứu: tổng sản phẩm, chu kỳ kinh tế, việc làm, lạm phát, tăng trưởng, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ,…
  • Phương pháp nghiên cứu: Kinh tế học vĩ mô sử dụng phương pháp mô hình hoá. Gần như mỗi một hiện tượng kinh tế vĩ mô đều được mô tả bằng một mô hình riêng với những giả thiết riêng.
  • Các trường phái kinh tế học vĩ mô: Trường phái tổng hợp, Trường phái tân cổ điển, Chủ nghĩa Keynes, Chủ nghĩa kinh tế tự do mới, Trường phái cơ cấu,…

Kinh tế vĩ mô nghiên cứu sự ảnh hưởng của các khoản chi tiêu đến tổng cầu. Sự tác động của chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa đến tổng cầu, sự tương tác giữa tổng cung và tổng cầu tạo nên các cán cân bằng kinh tế vĩ mô thế nào?

cách phân biệt kinh tế vĩ mô và vi mô

Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu những vấn đề bao trùm toàn bộ nền kinh tế

2/ Kinh tế học vi mô

Nếu như kinh tế học vĩ mô nghiên cứu tổng thể thì kinh tế học vi mô đi sâu nghiên cứu, phân tích các tế bào kinh tế cụ thể. Tức là nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các tế bào kinh tế có ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển của nền kinh tế.

Kinh tế học vi mô và vĩ mô tuy được nhìn nhận trên nhiều góc độ khác nhau nhưng đều là những bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế học. Chúng không thể chia cắt mà bổ sung cho nhau. Trong thực tiễn kinh tế và quản lý kinh tế, nếu chỉ đơn thuần giải quyết những vấn đề kinh tế vi mô, quản lý kinh tế vi mô hay sản xuất kinh doanh mà không điều chỉnh kinh tế vĩ mô, quản lý nhà nước về kinh tế thì nền kinh tế vẫn bất ổn định và không thể phát triển được.

=> Nếu bạn đang có nhu cầu vay vốn để đầu tư kinh doanh thì có thể tiến hành vay tiền nhanh chóng tại cọng ty F88 bằng cách click vào nút sau đây:

Kinh tế học vi mô nghiên cứu các hành vi của chủ thể kinh tế. Bao gồm doanh nghiệp, hộ gia đình,… trên một thị trường cụ thể.

  • Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích cơ chế thị trường thiết lập ra giá cả tương đối giữa các mặt hàng và dịch vụ. Sự phân phối được sử dụng nhiều cách khác nhau giữa các nguồn tài nguyên giới hạn. Phân tích thất bại của thị trường khi vận hành không hiệu quả, mô tả những điều kiện cần có trong lý thuyết cho việc cạnh tranh hoàn hảo.
  • Phạm vi nghiên cứu: Những lý luận cơ bản cho kinh tế học. Bao gồm cung, cầu, giá cả, thị trường; Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, người sản xuất; Các yếu tố sản xuất: Lao động – vốn – Tài nguyên; Cấu trúc thị trường; Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường; Các lý luận về trao đổi, phúc lợi kinh tế, về thất bại thị trường,…
  • Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô hình hoá, phương pháp phân tích cận biên, phương pháp so sánh tĩnh,…

Kinh tế vĩ mô nghiên cứu sự chọn lựa của người tiêu dùng: Với ngân sách hạn chế, người tiêu dùng lựa chọn hàng hoá và dịch vụ sao cho tối đa hoá độ thoả dụng; Hộ gia đình cần mua bao nhiêu hàng hoá, cung cấp bao nhiêu giờ lao động; Hay nghiên cứu hành vi của doanh nghiệp, tập trung xem xét quyết định trong việc lựa chọn yếu tố đầu vào, sản lượng để tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp; doanh nghiệp đã thuê bao nhiêu lao động và bán bao nhiêu hàng hoá. Cũng có thể là nghiên cứu các thị trường cụ thể, bao gồm thị trường lao động, đất đai, vốn, mô hình thị trường theo sự cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo, độc quyền,…

Kinh tế học vi mô đi sâu nghiên cứu, phân tích các tế bào kinh tế cụ thể

Kinh tế học vi mô đi sâu nghiên cứu, phân tích các tế bào kinh tế cụ thể

Kinh tế vĩ mô và vi mô giống – khác nhau ở điểm nào?

1/ Giống nhau

Không thể phủ nhận, kinh tế vĩ mô và vi mô bổ sung cho nhau và không thể chia cắt được. Theo đó, kinh tế vĩ mô sẽ điều chỉnh khi cần thiết trong nền kinh tế về quản lý nhà nước. Lúc này không thể thiếu sự góp mặt của cả sự quản lý kinh tế vi mô để đảm bảo tính ổn định và phát triển bền vững.

2/ Khác nhau

 

 

Kinh  tế vĩ mô

Kinh tế vi mô

Định  nghĩa

Kinh tế vĩ mô nghiên cứu trên bình diện tổng thể, bao gồm cấu trúc, đặc điểm, hành vi của cả nền kinh tế nói chung.

Kinh tế vi mô nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng, hộ gia đình có sự tham gia trong nền kinh tế và doanh nghiệp. 

Đối tượng nghiên cứu

Phân tích tổng hợp các biến số kinh tế

Phân tích cá thể các biến số kinh tế

Ứng dụng

Ứng dụng cho những vấn đề lớn và môi trường bên ngoài

Ứng dụng cho các hoạt động nội bộ

Phạm vi nghiên cứu

Toàn bộ các sản phẩm, chu kỳ kinh tế, tăng trưởng, lạm phát, việc làm, vai trò trong việc ổn định kinh tế vĩ mô từ chính phủ,…

Các lý luận cơ bản trong kinh tế, lý thuyết hành vi từ người tiêu dùng và người sản xuất, thị trường trong các yếu tố sản xuất, cấu trúc thị trường,…

Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp mô hình hoá

Sử dụng phương pháp mô hình hoá, phương pháp so sánh tĩnh, phương pháp phân tích cận biên,…

Tầm quan trọng

Giúp duy trì mức ổn định giá chung, giải quyết các phát sinh chính trong nền kinh tế: giảm phát, lạm phát,…

Giúp xác định mức giá của sản phẩm dựa trên những yếu tố sản xuất trong nền kinh tế

Hạn chế

Không phù hợp và chính xác khi áp dụng lên một cá nhân mà phải dựa trên kết quả từ tổng thể

Dựa trên những giả định không thực tế

Kinh tế vĩ mô và vi mô đều có những ưu - khuyết điểm riêng

Kinh tế vĩ mô và vi mô đều có những ưu - khuyết điểm riêng

Pháp luật kinh doanh bất động sản có vai trò thế nào trong việc thực hiện các công cụ vĩ mô?

Bất động sản là loại tài sản có giá trị lớn, nên việc quản lý của Nhà nước là cơ sở để bảo đảm an toàn cho các giao dịch. Mọi bất động sản đều được Nhà nước quản lý, bao gồm đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng, các biến động. Mọi giao dịch bất động sản đều cần có sự giám sát của Nhà nước, nhất là trong khâu đăng ký pháp lý.

Sự tham gia của Nhà nước vào thị trường bất động sản thông qua yếu tố pháp luật sẽ giúp thị trường ổn định và an toàn hơn. Giá trị bất động sản sẽ cao hơn khi được đăng ký pháp lý theo đúng pháp luật. Chúng được tham gia vào tất cả các giao dịch bao gồm mua bán, chuyển nhượng, trao đổi, góp vốn liên doanh, cổ phần, cho thuê, thế chấp,… Ngoài ra, thông qua kiểm soát thị trường bất động sản, thông qua các giao dịch bất động sản mà Nhà nước còn tăng được nguồn thu ngân sách từ thuế.

Vậy, vai trò của việc thực hiện các công cụ vĩ mô trong quá trình áp dụng pháp luật kinh doanh bất động sản là:

  • Quản lý tốt thị trường bất động sản, từ đó góp phần kích thích sản xuất phát triển, tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước.
  • Quản lý thị trường bất động sản một cách hiệu quả sẽ đáp ứng nhu cầu bức xúc ngày càng gia tăng về nhà ở cho nhân dân.

Thị trường nhà ở chiếm tỷ trọng lớn trong thị trường bất động sản, vì vậy rất sôi động và có nhiều cơn sốt về đất cũng như nhà ở. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống người dân. Do đó, phát triển và quản lý có hiệu quả sẽ giúp bình ổn thị trường nhà ở, giá nhà ở đảm bảo phù hợp với thu nhập của người dân.

Kinh tế vĩ mô và vi mô đều có những ưu - khuyết điểm riêng

Bạn nên tìm hiểu kỹ các khái niệm về kinh tế để kinh doanh, đầu tư được tốt hơn

Như vậy, sau khi tìm hiểu, phân tích chi tiết về kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô, bạn đọc đã có thể phần nào hiểu được tầm quan trọng của hai thuật ngữ này đối với cuộc sống thực tế của con người. Theo dõi F88 để liên tục cập nhật kiến thức tài chính hữu ích nhé.

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp khó khăn về tài chính vần vay tiền gấp thì có thể liên hệ với F88 để tìm ra cách giải quyết vấn đề của mình dễ dàng hơn nhé. 

Hotline: 1800 6388 (miễn phí)

Website: f88.vn

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top