Cán cân thương mại là gì, có vai trò gì với nền kinh tế?

27/02/2023

Nói về kiến thức tài chính, cán cân thương mại là một cụm từ quen thuộc không thể không nhắc tới. Cán cân thương mại nằm trong một mục của tài khoản vãng lai về cán cân thanh toán quốc tế – Balance of payment. Mà loại cán cân này còn đóng vai trò vô cùng quan trọng ở mọi quốc gia nào. Hãy cùng F88 tìm hiểu kỹ hơn cán cân thương mại là gì trong chia sẻ dưới đây nhé.

Cán Cân Thương Mại Là Gì?

Cán cân thương mại hay còn gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, cán cân thương mại mang giá trị dương. Nếu có thâm hụt, cán cân thương mại mang giá trị âm (thâm hụt thương mại). Tuy nhiên, cần lưu ý những khái niệm xuất - nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế vì chúng bao gồm cả hàng hoá và dịch vụ.

Cán cân thương mại là gì

Cán cân thương mại

Hệ thống tài khoản ghi lại toàn bộ nghiệp vụ thanh toán, bảng đối chiếu giữa tổng số các khoản thu chi về thương mại của một quốc gia với các quốc gia khác trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm,...). Thể hiện các khoản thu và chi từ nước ngoài dựa trên cơ sở các hoạt động thương mại, tính bằng ngoại tệ chuyển đổi. Nói cách khác, cán cân thương mại là bảng cân đối giữa thu xuất khẩu và chi nhập khẩu của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.

Cán cân thương mại vô cùng quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của một quốc gia về thương mại trên thị trường quốc tế. Cho phép đánh giá và phân tích mối liên hệ giữa khả năng sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của xã hội (cả hàng hoá và dịch vụ). Cán cân thương mại là một bộ phận của cán cân thanh toán, còn được gọi là bảng cân đối thương mại, cán cân thương mại quốc tế.

Công thức cán cân thương mại

Cán cân thương mại (CCTM) = Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu – Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu

Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất - nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) và mức chênh lệch giữa xuất khẩu với nhập khẩu. Khi mức chênh lệch lớn hơn 0, suy ra cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, nếu mức chênh lệch nhỏ hơn 0 sẽ dẫn tới thâm hụt cán cân thương mại. Nếu bằng 0, cán cân thương mại đang ở trạng thái cân bằng.

vai trò của cán cân thương mại là gì

Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất - nhập khẩu

Đối với nền kinh tế, cán cân thương mại có vai trò như thế nào?

Xuất nhập khẩu là hoạt động trọng tâm ở mọi quốc gia, là nguồn thu nhập chính của địa phương trong quốc gia và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Cán cân thương mại có sức ảnh hưởng tới sản lượng trong nước (xuất khẩu ròng là thành tố của GDP), liên quan tới việc làm và cán cân đối ngoại. Cán cân thương mại như là một yếu tố để các quốc gia nhìn ra được những thay đổi trong việc xuất nhập khẩu và mức độ chênh lệch trong các thời gian cụ thể.

Trong đó:

  • Cán cân thương mại phần nào thể hiện sự cung cầu tiền tệ của một quốc gia, sự thay đổi hối đoái của đồng nội tệ trên đồng ngoại tệ.
  • Cán cân thương mại có thể thể hiện được khả năng cạnh tranh của một quốc gia trên thị trường quốc tế.
  • Từ tình hình của cán cân thương mại, chúng ta có thể đưa ra kết luận về tình trạng cán cân vãng lai, đồng thời nền kinh tế vĩ mô cũng chịu ảnh hưởng.

Vì vậy mọi đất nước đều cần phải sử dụng cán cân thương mại mới có thể đưa ra được các chính sách và những phương án thích hợp, hiệu quả để đảm bảo cho nền kinh tế vĩ mô của quốc gia đó.

=> Nếu bạn là người đang có nhu cầu vay tiền để đầu tư kinh doanh thì có thể tiến hành vay tiền nhanh chóng bằng cách click vào nút sau đây nhé:

Ngoài ra, cán cân thương mại còn thể hiện mức đầu tư, thu nhập và tiết kiệm của một quốc gia trên cán cân thanh toán. Nếu cán cân thương mại có thâm thụt thì nghĩa là quốc gia đó đã chi nhiều hơn là thu, tiết kiệm ít hơn đầu tư. Từ đó có thể đưa ra được những chính sách để cải thiện tốt hơn, đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định, lâu dài.

Cán cân thương mại có sức ảnh hưởng tới sản lượng trong nước

Cán cân thương mại có sức ảnh hưởng tới sản lượng trong nước

Những yếu tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại

1/ Nhập khẩu

Hoạt động nhập khẩu có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc vào xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0.2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0.2 đồng cho hoạt động nhập khẩu.

Bên cạnh đó, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hoá sản xuất trong nước và nước ngoài. Nếu giá cả trong nước giảm tương đối so với giá thị trường quốc tế, nhập khẩu sẽ giảm đi và ngược lại. Ví dụ, nếu giá xe đạp sản xuất tại Việt Nam tăng đáng kể so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe Nhật hơn, dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng.

2/ Xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác. Bởi xuất khẩu của quốc gia này chính là nhập khẩu của quốc gia khác. Do đó nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bán hàng. Vì vậy trong các mô hình kinh tế, người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định.

3/ Tỷ giá hối đoái

Đây là nhân tố rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hoá sản xuất trong nước với thị trường quốc tế. Khi tỷ giá đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hoá nhập khẩu cũng sẽ trở nên rẻ hơn. Trong khi giá hàng xuất khẩu lại đắt hơn đối với người nước ngoài. Vì vậy, khi tỷ giá đồng nội tệ tăng sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu, khiến xuất khẩu ròng giảm.

Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm, xuất khẩu sẽ có lợi và nhập khẩu gặp bất lợi, dẫn đến xuất khẩu ròng tăng lên.

  • Ảnh hưởng của dòng vốn cán cân thương mại: Đây là một trong những yếu tố của tài sản quốc gia, phụ thuộc vào chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm trong nền kinh tế. Mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được bù đắp bởi các dòng vốn đầu tư nước ngoài như: FDI, ODA, FPI, kiều hối và vốn vay thương mại khác.
  • Ảnh hưởng của thu nhập: Khi thu nhập trong nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá cũng tăng theo. Trong khi đó, khi kinh tế nước ngoài tăng trưởng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước khác của họ cũng tăng, kéo theo xuất khẩu của đối tác thương mại tăng theo. Do đó, cán cân thương mại cũng phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế.
  • Tỷ lệ trao đổi: Biểu hiện giá mà một quốc gia có thể chấp nhận trả cho hàng hoá nhập khẩu với giá xuất khẩu của nước đó. Hiểu theo cách khác là tỷ số giữa giá xuất khẩu với giá nhập khẩu. Tỷ lệ trao đổi có ảnh hưởng đến cán cân thương mại.
  • Phá giá tiền lệ (nâng giá): Giảm hoặc tăng tỷ giá hối đoái được chính phủ ủng hộ, dẫn đến tăng giá hàng nhập khẩu và giảm giá hàng xuất khẩu của quốc gia. Từ đó, tạo ra một khoản thặng dư trong tài khoản vãng lai của cán cân thương mại.
  • Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế: Các chính sách thuế, bảo hộ hàng hóa trong nước, chính sách liên quan đến phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu cũng ảnh hưởng mạnh tới cán cân thương mại. Những rào cản này hạn chế một số mặt hàng nhập khẩu nhằm cải thiện cán cân thương mại. Ngoài ra, cán cân thương mại còn phụ thuộc vào chiến lược phát triển công nghiệp của quốc gia và cơ cấu của nền kinh tế.

4/ Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới cán cân thương mại

  • Các chính sách đối với thương mại của chính phủ.
  • Thu nhập của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
  • Chu kỳ kinh tế của đất nước và thế giới.

Cán cân thương mại cũng chịu nhiều ảnh hưởng khi nền kinh tế thay đổi

Cán cân thương mại cũng chịu nhiều ảnh hưởng khi nền kinh tế thay đổi

Nguyên nhân nào dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại?

1/ Sự chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư

Khi đầu tư tăng cao dẫn tới chính sách tiền tệ nới lỏng, làm giảm lãi suất trong nước và tăng đầu tư trong nước. Mức tiết kiệm thấp đồng nghĩa với việc người dân sẽ có mức tiết kiệm thấp. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán và bất động sản tăng trưởng nóng cũng làm cho người dân có cảm giác giàu hơn, tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm.

2/ Do lạm phát gia tăng

Lạm phát tăng cao cũng tác động mạnh mẽ lên cán cân thương mại. Trên thực tế, khi tỷ giá đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu cũng trở nên rẻ hơn. Còn đối với giá hàng xuất khẩu thì lại đắt hơn (bao gồm cả hàng hoá và dịch vụ). Quy luật này cũng hết sức tự nhiên.

3/ Bắt nguồn từ thâm hụt ngân sách

Việc thâm hụt ngân sách dẫn tới sự thâm hụt cán cân vãng lai. Ở Việt Nam, tình trạng thâm hụt cán cân thương mại chủ yếu do nước ta tập trung theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Đồng thời suy thoái kinh tế cũng khiến chính phủ tăng chi ngân sách để đảm bảo thực hiện được mục tiêu. Ngoài ra, một nguyên nhân khác là do các dự án đầu tư tràn lan mà không thu lại hiệu quả gì.

4/ Xuất phát từ cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu

Ở Việt Nam, cơ cấu hàng hoá cũng là vấn đề thương mại tạo thương mại (tăng tỷ lệ xuất khẩu đồng nghĩa tăng tỷ lệ nhập khẩu do 2/3 giá trị xuất khẩu là nguyên liệu nhập khẩu) mà năng lực cạnh tranh của hàng hoá trong nước còn thấp. Hơn nữa, nước ta còn chưa gia nhập hoàn toàn vào chuỗi giá trị trong khu vực mà chỉ là nơi lắp ráp.

5/ Chính sách giảm thuế nhập khẩu

Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đã và đang bắt đầu thực hiện theo chính sách giảm thuế nhập khẩu với các cam kết trong thoả thuận thương mại khu vực và WTO. Sự cắt giảm thuế nhập khẩu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thâm hụt cán cân thương mại.

Thâm hụt cán cân thương mại là điều không ai mong muốn

Thâm hụt cán cân thương mại là điều không ai mong muốn

Sau khi tìm hiểu cán cân thương mại là gì, những tác động đối với nền kinh tế, hi vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức thú vị về tài chính.

Nếu bạn đang cần được hỗ trợ về tài chính thì có thể liên hệ với F88 để tìm ra cách giải quyết vấn đề của mình dễ dàng hơn nhé. 

Hotline: 1800 6388 (miễn phí)

Website: f88.vn

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top