09/01/2024
Bạn cần tiền gấp: F88 cho vay đa dạng hạn mức, lãi suất ưu đãi từ 1,6%, không giữ tài sản
Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.
Cầm đồ là hình thức cho vay đơn giản, nhanh chóng và gần gũi với người lao động phổ thông. Tuy nhiên, nhiều người lại e ngại cầm đồ rất dễ mất đồ, tức là dễ bị chiếm đoạt tài sản. Thực hư của việc này như thế nào? Liệu có kẽ hở nào khiến người đi vay dễ mất tài sản?
Về nguyên tắc, vay cầm cố tài sản hay vay cầm đồ không xét nợ xấu, không chứng minh thu nhập, hạn mức vay tính trên giá trị tài sản, giải ngân tức thì. Đây là điểm cộng so với vay thế chấp, tín chấp từ ngân hàng. Một số người thì cho rằng các ngân hàng cho vay thế chấp thì cần gì đi cầm đồ. Tuy nhiên, loại tài sản mà ngân hàng nhận thế chấp thường có giá trị lớn như ô tô, nhà đất trong khi các tiệm cầm đồ thì nhận nhiều kiểu tài sản, từ bình dân như điện thoại, máy vi tính, xe máy cho đến cao cấp như ô tô, nhà đất.
Một điểm cộng nữa là số lượng cửa hàng cầm đồ nhiều hơn ngân hàng nên người vay có nhiều lựa chọn hơn. Theo Bộ Công an, đến cuối năm 2021, cả nước có khoảng 27.000 cửa hàng cầm đồ trong khi chỉ có 37 ngân hàng và khoảng 10 ngân hàng quốc tế có chi nhánh tại Việt Nam. Đây là nguyên do vì sao cầm đồ gần gũi với người lao động phổ thông hơn ngân hàng.
>> Xem thêm: vay tiền bằng cavet ô tô
Tuy gần gũi là vậy nhưng nhiều người vẫn còn e ngại vay cầm đồ, chủ yếu bởi hai lý do, là thời gian vay và lãi suất vay. Cả hai lý do này đều dẫn tới cái kết chung là mất tài sản.
So với thời gian vay ngân hàng thì thời gian vay cầm đồ là ngắn hơn hẳn, chỉ khoảng 6 đến 12 tháng. Hiếm có chỗ nào cho vay 18 đến 24 tháng trong khi các ngân hàng thông thường cho vay từ 12 tháng đến 20 năm. Có hai nguyên nhân. Đầu tiên, vốn của tiệm cầm đồ luôn ít hơn nhiều lần so với vốn ngân hàng. Vốn của tiệm cầm đồ đến từ hai nguồn. Một là vốn tích lũy của chủ tiệm nhưng số vốn này chỉ đủ để kinh doanh các cửa tiệm nhỏ. Hai là vốn vay từ các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư. Chuỗi cầm đồ lớn nhất Việt Nam là F88 hoạt động dựa nhiều vào nguồn vốn vay này và mỗi khoản vay thường có giá trị từ 50 triệu đến 100 triệu USD. Tuy nhiên, số vốn trên cũng chưa thể so sánh với các ngân hàng. Do đó, cả F88 lẫn các cửa hàng nhỏ lẻ đều cho vay thời gian ngắn để tăng tốc độ luân chuyển vốn và phục vụ thêm nhiều khách hàng. Thứ nữa là thời gian hư hao tài sản. Những tài sản như xe máy, ô tô vốn được sử dụng hàng ngày nên chất lượng mau suy giảm, vòng đời lại ngắn nên nôm na là càng để lâu càng mất giá. Do đó, bên cho vay luôn muốn tất toán khoản vay sớm, đề phòng rủi ro vừa mất tiền mà vừa "ôm" những tài sản đang ngày một mất giá.
Hai là lãi suất vay cầm đồ luôn cao hơn lãi suất vay ngân hàng nên nhiều người gắn cầm đồ với tín dụng đen. Theo Thạc sĩ, Luật sư Đỗ Thị Hằng - Giám đốc văn phòng Hà Nội, Công ty Luật BFSC, thì việc so sánh dựa trên lãi suất rồi kết luận như vậy là không chính xác. Thứ nhất, cầm đồ là hoạt động được nhà nước quản lý, khác với tín dụng đen. Thứ hai, các công ty, cửa tiệm cầm đồ hiện cũng phải đi vay vốn, cũng phải trả lãi và họ buộc phải tính cả phần lãi đó vào lãi suất chung và toàn bộ chi phí trên được báo cáo cơ quan quản lý đầy đủ, rõ ràng. Hiện tại, lãi suất vay thế chấp ngân hàng giao động vào khoảng 8% - 18%/năm trong khi vay cầm đồ là khoảng 35%/năm, tương đương với lãi suất các khoản vay tín chấp cao nhất. Việc lãi suất cao khiến một số khách hàng chủ động bỏ tài sản nhưng sau đó lại nói rằng các cửa hàng cầm đồ chiếm đoạt tài sản đó.
Đầu tiên và quan trọng nhất là việc vay đúng số tiền mình cần, chi tiêu hiệu quả và có kế hoạch trả nợ rõ ràng. Tránh việc vay nhiều hơn số tiền mình thực sự cần rồi lại nặng gánh trả nợ và cuối cùng là mất tài sản. Nếu cố tình không trả nợ, không bàn giao tài sản cầm cố, khách hàng có thể bị kiện về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bị truy tố trước pháp luật, tương tự như khi bùng nợ ở các ngân hàng, công ty tài chính. Do đó, các chuyên gia luôn nhắc đi nhắc lại việc phải cân nhắc kỹ số tiền cần vay.
Tiếp đến, khi làm hợp đồng, người vay cần phải tìm hiểu chi tiết mọi khoản lãi phí cũng như yêu cầu cửa hàng cam kết những khoản lãi phí này. Trên thị trường, ngoài chuỗi cửa hàng F88 là luôn công khai, minh bạch mọi khoản thu thì hầu hết các cửa hàng nhỏ lẻ thường sẽ mập mờ các khoản lãi phí này. Chiêu trò hay gặp nhất là chỉ viết giấy ghi nợ thay vì lập hợp đồng cầm cố giúp dễ chèn ép khách, thậm chí qua mặt cơ quan kiểm tra. Hoặc có cửa hàng áp mức lãi suất 3.000đ - 5.000đ/triệu/ngày nhưng trước khi giải ngân thì trừ đứt một khoản tương đương 10% - 20% tổng số tiền vay, gọi phí cho vay. Hoặc cũng có nơi khi khách tất toán thì lại phải nộp thêm một khoản "trời ơi đất hỡi" khác thì mới được nhận lại tài sản. Do đó, việc hỏi kỹ thông tin là vô cùng quan trọng.
>> Xem thêm: vay bằng đăng ký xe máy
Dù thế nào đi chăng nữa, cầm đồ vẫn luôn là một hình thức vay gần gũi với người lao động phổ thông, vấn để là khi đi vay, họ cần chú ý tìm hiểu thông tin và lựa chọn đơn vị cho vay uy tín để tránh rủi ro.
Theo Dân Việt
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện