Thị phần là gì? 5 Cách gia tăng thị phần cho doanh nghiệp

13/04/2023

Thị phần thể hiện qua doanh số sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ của doanh nghiệp so với tổng lượng doanh số đã tiêu thụ trên toàn thị trường. Việc xác định đúng thị phần và từ đó tìm cách gia tăng thị phần giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình so với các đối thủ khác trên thị trường.

Vậy thị phần được hiểu như thế nào? Vai trò của nó ra sao? Cách tính thị phần chuẩn xác nhất để doanh nghiệp có thể áp dụng. Theo dõi nội dung bên dưới nhé. 

Thị phần có vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp
Thị phần có vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp

Thị phần là gì? 

Thị phần (tên gọi tiếng anh là market share) chỉ thuật ngữ sử dụng để biểu thị chỉ số phần trăm sản lượng tiêu thụ mà một công ty đã chiếm lĩnh được trên thị trường.

Thị phần là yếu tố quan trọng giúp đánh giá vị thế và khả năng cạnh tranh của mỗi công ty trên thị trường. Thị phần của một công ty lớn đồng nghĩa với việc công ty đó đang có lượng khách hàng lớn, thu lợi nhuận lớn và chiếm nhiều ưu thế cạnh tranh trong các lĩnh vực cùng ngành trên thị trường.

Để đạt được thị phần cao trên thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp phải có đường lối và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động giúp chiếm lợi thế trước đối thủ cạnh tranh. 

Nhìn chung, dù ở bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào thì công ty nào cũng đều muốn sở hữu thị phần càng nhiều càng tốt. Khi thị phần càng nhiều thì chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang làm ăn rất tốt, thu được nhiều lợi nhuận. Đồng thời, chiếm lĩnh ưu thế lớn trên thị trường.

Tuy vậy, muốn đạt được thị phần lớn không phải điều đơn giản. Mỗi ngày có rất nhiều đơn vị công ty khởi nghiệp phá sản, hoặc kinh doanh dậm chân tại chỗ.

Vai trò của thị phần với doanh nghiệp 

  • Doanh nghiệp chiếm được thị phần lớn sẽ có điều kiện ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Từ đó có thể cho phép các công ty phát triển quy mô hoạt động rộng lớn hơn, đồng thời cải thiện khả năng thu về lợi nhuận tốt. 
  • Tuy vậy, điều này không có nghĩa thị phần thấp là thất bại, là tiêu cực. Đối với các công ty mới bước chân vào thị trường, công ty nhỏ sẽ bị áp đảo về thị phần trước các đối thủ cạnh tranh tồn tại lâu năm trên thị trường. "Chẳng hạn Facebook có sự áp đảo hoàn toàn đối với các kênh mạng xã hội với quy mô trên toàn thế giới. Điều này rất dễ hiểu, tuy vậy nó cũng không có nghĩa các công ty khác không có cơ hội phát triển, chỉ là thị phần cũng những mạng xã hội khác sẽ bị thu hẹp đi."
  • Trong trường hợp thị phần trên thị trường ở mức thấp, các công ty có thể xem đây là một cơ hội để mình xem xét lại, xác định các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, đánh giá lại những ưu điểm, mặt hạn chế trong kế hoạch và chiến lược cạnh tranh của công ty mình. Qua đó, điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với đặc điểm thị trường mà doanh nghiệp đang hướng đến.
  • Thị phần là yếu tố mà bất kỳ công ty nào cũng quan tâm, nó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận thu về và ảnh hưởng tới sự tồn vong của mỗi doanh nghiệp.

Cùng điểm lại một số vai trò chính của thị phần mà chúng ta cần quan tâm nhé:

Phản ánh tốc độ phát triển của doanh nghiệp

Với trường hợp thị phần lớn, điều này chứng minh doanh nghiệp đang đạt hiệu quả kinh doanh tốt. Ngược lại, khi thị phần ít, cho thấy tốc độ phát triển chậm, doanh nghiệp cần cải thiện tình hình để không tụt lùi so với các đối thủ trên thị trường. 

Phản ánh năng lực cạnh tranh trên thị trường

Một khi xác định được chính xác thị phần mà công ty mình đang chiếm lĩnh trên thị trường thì có thể nhận biết vị thế, năng lực và khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực cùng ngành. Qua đó tìm ra cách triển khai các chiến dịch phát triển, tổ chức các hoạt động marketing cho phù hợp và lâu dài.

Tạo động lực xây dựng đội ngũ nhân lực phù hợp

Ngay khi khoanh vùng thị phần chiếm lĩnh của doanh nghiệp mình trên thị trường là bao nhiêu thì bạn sẽ có cơ sở để tạo động lực thay đổi đường lối phát triển hay bổ sung kịp thời nguồn nhân lực nếu cần thiết. Thị phần thấp đòi hỏi doanh nghiệp cần nhanh chóng có chiến lược hợp lý trước khi bị các đối thủ khác vượt mặt và thất bại buộc phải phá sản.

Nếu doanh nghiệp đã có thị phần cao và tốc độ phát triển ổn định thì việc xác định thị phần sẽ là động lực giúp doanh nghiệp phát triển hơn. Càng dễ dàng trong việc giữ vững ưu thế và phát huy từ ưu thế đang có.

Thị phần giúp doanh nghiệp xác định mình đang ở đâu trên bản đồ ngành rộng lớn
Thị phần giúp doanh nghiệp xác định mình đang ở đâu trên bản đồ ngành rộng lớn

Cách tính thị phần

Lưu ý khi tính thị phần:

  • Doanh nghiệp nên cẩn thận trong việc thu thập số liệu chính xác nhất. Điều này sẽ đem lại kết quả phản ánh đúng với thực tế và góp phần đưa ra được các nhận định và đường lối hiệu quả hơn.

  • Thị phần sẽ đại diện tỉ lệ phần trăm sản phẩm/dịch vụ được tiêu thụ trong toàn ngành ở một khoản thời gian xác định. Vì thế mà thời gian sẽ được tính theo đơn vị tháng hoặc theo năm.

  • Đơn vị tính của thị phần bắt buộc phải đồng nhất, đồng thời điểm. 

Ta có công thức tính thị phần doanh nghiệp như sau:

Thị phần = Tổng doanh số bán hàng của công ty / Tổng doanh số của thị trường.

Hoặc:

Thị phần = Tổng số sản phẩm bán ra của công ty / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.

Ví dụ:

Công ty A có sản phẩm kinh doanh chủ đạo là các khóa học theo hình thức online. Tổng thị phần khóa học bán ra là 2000 khóa học, trong đó thì công ty A bán được 400 khóa. Vậy, có thể doanh biết được rằng công ty A đang chiếm 20% thị phần khóa học online.

Công thức tính thị phần tương đối của doanh nghiệp

Thị phần tương đối thể hiện quy mô và lợi thế của một công ty so với các đối thủ khác trên thị trường. Khi tính ra được thị phần của công ty so với đối thủ, chủ công ty có thể đưa ra được đường lối, chiến lược phù hợp để tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị phần.

Thị phần tương đối = Tổng doanh số thu được của một công ty / Tổng doanh số của đối thủ cạnh tranh thu được trong thị trường.

Hoặc:

Thị phần tương đối = Tổng sản phẩm bán ra của một công ty / Tổng sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Cách giúp doanh nghiệp tăng thị phần

Một số cách để tăng thị phần cho doanh nghiệp bạn, bạn có thể áp dụng các cách sau: Đổi mới công nghệ, cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm củng cố lòng trung thành của khách hàng, hoặc mua lại đối thủ cạnh tranh.

Công nghệ mới

Đổi mới, bổ sung công nghệ mới là phương pháp giúp doanh nghiệp có thể tăng khả năng chiếm lĩnh thị phần. Khi doanh nghiệp tung ra thị trường hoặc công bố truyền thông về một công nghệ mới được áp dụng/cải tiến cho ra năng suất chất lượng, đem lại sự hài lòng cho khách hàng mà đối thủ cạnh tranh chưa có thì người tiêu dùng có khả năng bị thu hút nhanh chóng và thôi thúc họ mua hàng.

Thậm chí nếu công nghệ/ cải tiến đó đáp ứng được đúng mong muốn của khách hàng, họ có thể sẵn sàng chuyển hướng trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Khách hàng trung thành là nhân tố quan trọng quyết định chính ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp. Họ cũng là người sẵn sàng chào đón những cải tiến mới của thương hiệu.

Việc nâng cao trải nghiệm khách hàng sẽ đem lại sự hài lòng cao cho người tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ cảm thấy họ được vui vẻ, thoải mái khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Khi họ hài lòng về sản phẩm và nhận được sự trân trọng, họ sẽ tự nguyện trở thành khách hàng trung thành. Thị phần công ty cũng từ đó được củng cố.

Công ty cũng có thể đề phòng việc đối thủ sử dụng các chiến lược để thu hút và chiếm lĩnh thị phần của mình. Điều đặc biệt hơn, khi khách hàng hài lòng với công ty, họ sẽ có khả năng giới thiệu tới những người xung quanh về sản phẩm, dịch vụ của công ty. Từ đó, doanh nghiệp có thêm những khách hàng mới mà không phải tốn bất cứ chi phí PR, truyền thông nào cả.

Xây dựng chính sách giá cạnh tranh

Một trong những cách mà rất nhiều doanh nghiệp áp dụng phải kể đến giá sản phẩm. Doanh nghiệp áp dụng và triển khai chính sách giá cạnh tranh nhằm mục đích thu hút thật nhiều khách hàng đến mua sắm hơn nữa. Từ đó giúp gia tăng doanh số bán hàng hiệu quả.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, nên để có để đưa ra được chính sách giá phù hợp, doanh nghiệp cần xem xét nhiều yếu tố và các khía cạnh khác nhau rằng cân đối sự hiệu quả như là: Yếu tố thương hiệu, thị trường mục tiêu, chi phí sản xuất, đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp, chất lượng sản phẩm.

Mua lại đối thủ cạnh tranh

Mua lại đối thủ cạnh tranh là phương pháp gia tăng thị phần nhanh nhất hiện nay.

=> Việc mua lại này khiến doanh nghiệp trực tiếp có được lượng khách hàng hiện tại từ doanh nghiệp đối thủ. Đồng thời, làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường từ đó thị phần của công ty sẽ được phát triển nhanh chóng.

Tuy vậy, việc thu mua một công ty không phải là một việc mà doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí lớn hoặc rất lớn. Nên sẽ cần sự cân đối ngân sách, tính toán hợp lý và đưa ra kế hoạch phù hợp. 

Thậm chí là sau khi thu mua thì sẽ cần làm gì để tiếp tục phát triển công ty đã thu mua.

Có nhiều cách giúp doanh nghiệp tăng thị phần nhưng đòi hỏi một chiến lược rõ ràng
Có nhiều cách giúp doanh nghiệp tăng thị phần nhưng đòi hỏi một chiến lược rõ ràng

Phát triển phân khúc thị trường mới

Việc thâm nhập phát triển thị trường mới sẽ giúp cho doanh nghiệp có cơ hội gia tăng và mở rộng thị phần. Tuy vậy, thực tế rằng để thực hiện cách thức này đòi hỏi công ty phải có nhân sự năng lực thực hiện việc nghiên cứu nghiêm túc và hết sức kỹ lưỡng về mục tiêu thị trường sẽ mở rộng để đưa ra được chiến lược kinh doanh và quảng bá phù hợp nhất cho sản phẩm dịch vụ của công ty. 

Tuy nhiên, trước khi thực hiện cách này doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu kỹ càng về thị trường sẽ mở rộng để đưa ra chiến lược kinh doanh và truyền thông thương hiệu và sản phẩm phù hợp nhất.

Trên đây là những nội dung thông tin về thị phần và vai trò của thị phần với doanh nghiệp. Trong trường hợp cần được hỗ trợ về tài chính, bạn có thể tìm tới F88 - Chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích hàng đầu Việt Nam, trong đó có cung cấp sản phẩm cho vay bằng cách cầm cố tài sản. Tài sản cầm cố có thể là: Đăng ký/cà vẹt xe máy, đăng ký/cà vẹt ô tô, xe máy, ô tô. Chi tiết xem tại: https://f88.vn/.

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top