20/09/2022
F88 giải ngân ngay 30 triệu trong 15 phút, không giữ tài sản, lãi suất 1.1%, điền đơn ngay!
NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:
* Thông tin bắt buộc
Thời hạn khoản vay tối thiểu 3 tháng và tối đa 12 tháng.
Lãi suất vay trong hạn hàng năm tối đa 19,2%/năm
Ví dụ: Khách hàng vay bằng đăng ký xe máy 10.000.000đ trong 12 tháng với lãi suất vay là 1.6%/ tháng (chưa bao gồm các phí khác)
Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, chúng ta sẽ cần hiểu rõ về các thuật ngữ quan trọng liên quan. Thị giá cổ phiếu là thông tin quan trọng giúp đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Chắc hẳn nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về thị giá cổ phiếu, cũng như cách tính thị giá cổ phiếu là gì?
Thị giá cổ phiếu, còn gọi tắt là “giá thị trường”. Nó dùng để chỉ mức giá hiện tại hay là giá giao dịch khớp lệnh của cổ phiếu tại một thời điểm xác định. Đặc điểm của thị giá có thể bằng, thấp hoặc cao hơn giá trị sổ sách của cổ phiếu.
Thị giá cổ phiếu hay còn gọi là giá cổ phiếu
Mỗi doanh nghiệp giao dịch công khai. Khi cổ phiếu của họ được phát hành, đều được định giá (được gọi là một sự ấn định giá trị phản ánh lý tưởng giá trị của chính doanh nghiệp đó).
Giá cổ phiếu giao động lên xuống liên quan đến những yếu tố khác nhau, bao gồm: Các thay đổi trong nền kinh tế nói chung và những thay đổi trong các sự kiện chính trị, trong các ngành, hay những thay đổi về môi trường.
Trên thị trường chứng khoán, ở thời điểm cụ thể giá trị khớp lệnh của một cổ phiếu sẽ được hiểu là thị giá cổ phiếu tại thời điểm đó.
Ví dụ: Cổ phiếu FPT chốt phiên giao dịch trong ngày 8/3/2022 là 45.150 đồng/cổ phiếu, nghĩa là thị giá của cổ phiếu FPT tại thời điểm kết thúc phiên giao dịch ngày 8/3/2022 là 45.150 đồng.
Thị giá cổ phiếu sẽ có một số đặc điểm mà bạn cần quan tâm như:
Thị giá cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều tác động của thị trường và tình hình kinh tế xã hội như: lãi suất, tình hình chính trị,... Đồng thời sẽ biến động theo thời gian.
Thị giá cổ phiếu có thể bằng, cao hoặc thấp hơn mệnh giá cổ phiếu và giá trị sổ sách
Vì lợi tức của cổ phiếu thường không cố định mà thị giá cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào mức lợi nhuận thu được từ công ty cổ phần. Ngoài ra còn dựa vào chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp đó, do vậy nó là loại chứng khoán có độ rủi ro cao.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho thị giá cổ phiếu trên thị trường biến động mạnh hơn so với các loại cổ phiếu khác.
Thị trường chứng khoán được biết đến là nơi tạo ra nguồn lợi nhuận trong một khoảng thời gian dài Do đó, nó thu hút nhiều sự quan tâm từ những ai muốn đầu tư sinh lời từ số vốn ban đầu của họ. Để tính giá giao dịch khớp lệnh của cổ phiếu tại một thời điểm xác định hay thị giá cổ phiếu, ta nên hiểu được định giá cổ phiếu.
Định giá cổ phiếu là cách xác định liệu rằng cổ phiếu đó đang đáng giá bao nhiêu tiền? Nói cách khác, xác định giá giúp ta tìm được giá trị thực của cổ phiếu bằng cách áp dụng công thức tính giá trị nội tại của nó.
Định giá cổ phiếu là kỹ năng và kiến thức quan trọng khi muốn đầu tư cổ phiếu. Sau khi định giá, bạn có thể đưa đến các quyết định đầu tư nếu giá cổ phiếu rẻ hơn giá trị thực và có thể bán ra nếu giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực. Đây là nguyên tắc cơ bản khi giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để thu về lợi nhuận mong muốn.
Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ không thể bán cổ phiếu với mức giá bằng hoặc cao hơn giá trị thực. Lúc này, ta gọi đó là không thể thanh khoản.
Sẽ không có một công thức chung nào có thể định giá mọi cổ phiếu doanh nghiệp. Bởi lẽ mỗi loại hình, nội lực hay mỗi chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp,… lại cho một giá trị khác nhau. Bên cạnh đó, đôi khi có cả những loại cổ phiếu lại không thể định giá được.
Do đó, khi đầu tư cổ phiếu bạn nên chọn những phân khúc cổ phiếu phù hợp với khẩu vị rủi ro và tài chính của mình để định giá và đầu tư. Đồng thời, bạn cũng cần nắm được một số phương pháp định giá để có thể áp dụng linh hoạt với các loại cổ phiếu khác nhau.
Một số công thức tính định giá cổ phiếu phổ biến như sau:
Giá trị nội tại của bất cứ công ty nào cũng được xác định bởi dòng tiền ra và dòng tiền vào. Cũng do đó, ta có thể căn cứ vào yếu tố này để phần nào định giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Ta có công thức tính định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền như sau:
PV = FV / (1 + r)^n
Trong đó:
Dựa theo dòng tiền là phương pháp được nhiều nhà đầu tư ưu thích sử dụng. Nếu bạn là mới đầu tư cổ phiếu, đây chính là phương pháp định giá cơ bản mà bạn cần quan tâm.
Tuy vậy, công thức định giá cổ phiếu này thường ít được các nhà đầu tư lớn áp dụng bởi kết quả chỉ mang tính tham khảo chứ chưa thể hiện được chính xác giá trị thực của cổ phiếu.
Nắm bắt được công thức định giá cổ phiếu sẽ giúp bạn đưa tới quyết định đầu tư được chính xác hơn
Tỷ giá cổ tức hay chiết khấu cổ tức là tỷ lệ cổ tức trả bằng tiền mặt so với giá cổ phiếu. Chúng ta có công thức sau:
Chiết khấu cổ tức = Cổ tức bằng tiền / Thị giá
Khi trên thị trường xuất hiện một loại cổ phiếu nào đó trả cổ tức là 20%/ năm. Bạn nên hiểu, điều này có nghĩa là doanh nghiệp đó đang trả cổ tức bằng 20% so với giá trị thực (mệnh giá) của cổ phiếu.
Ví dụ:
Một loại cổ phiếu có giá trị thực là 30.000 VNĐ thì cổ tức 15% nghĩa là 3.000 VNĐ. Cổ tức 30% nghĩa là 6.000 VNĐ.
Phương pháp chiết khấu cổ tức để định giá cổ phiếu được coi là một trong các phương pháp định giá cổ phiếu cơ bản và hữu dụng. Nó cũng được nhiều nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm áp dụng.
Chỉ số P/B là viết tắt của từ tiếng anh - Price to Book Value Ratio (PBR). Chỉ số P/B được tính bằng cách phân tích giá cổ phiếu hiện tại gấp bao nhiêu lần so với tài sản ròng ghi trong báo cáo tài chính doanh nghiệp. T có công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B là:
P/B = Giá cổ phiếu thị trường / Thư giá của 1 cổ phiếu
Chỉ số Price to Book Value Ratio phù hợp trong việc định giá những doanh nghiệp có tài sản mang tính thanh khoản cao như các doanh nghiệp đầu tư, ngân hàng hay công ty tài chính. Tuy vậy, không phù hợp để định giá cổ phiếu của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ. Ngoài ra theo kinh nghiệm từ một số chuyên gia đầu tư, phương pháp P/B này không hữu hiệu đối với các doanh nghiệp có sức tăng trưởng nhanh.
Chỉ số PER hay còn gọi là chỉ số P/E. Nó được viết tắt của cụm từ tiếng anh là Price to Earning Ratio. Chỉ số PER được tính bằng số năm bạn hòa vốn trong quá trình đầu tư vào cổ phiếu của một công ty (với lợi nhuận không đổi). Công thức định giá cổ phiếu chỉ với công thức P/E:
PER = P / EPS
Trong đó:
Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu (EPS) được tính như sau:
EPS = (Lợi nhuận sau khi trừ thuế – Cổ tức của cổ phiếu với mức ưu đãi) / Tổng số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
Có thể hiểu, chỉ số PER thể hiện con số mà bạn sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để thu lại một đồng lợi nhuận. Khi chỉ số PER thấp, cổ phiếu đó đang bị định giá thấp. Nghĩa là doanh nghiệp này đang gặp vấn đề nào đó về tài chính. Tuy vậy doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận đột biến, có thể là nhờ nhận được khoản đầu tư thêm hoặc do bán tài sản,…
Ngược lại, chỉ số PER cao thể hiện triển vọng tương lai của một doanh nghiệp phát triển tốt, lợi nhuận ít nhưng mang tính chất tạm thời. Dựa vào điều này, bạn có thể căn cứ để đưa ra quyết định giao dịch cổ phiếu.
Định giá cổ phiếu là việc rất quan trọng khi bạn muốn đầu tư cổ phiếu một cách nghiêm túc
Thông thường thị giá cổ phiếu sẽ chịu tác động từ cả những nhân tố bên ngoài lẫn bên trong. Nó không cố định mà luôn biến động Và việc tăng giảm thị giá cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện