Thang Điểm Tín Dụng Có Cản Trở Người Nghèo Vay Vốn?

15/10/2023

Thang điểm tín dụng là công cụ hữu hiệu giúp các ngân hàng, công ty tài chính kiểm soát được rủi ro nợ xấu. Tuy nhiên, câu hỏi được nhiều người đặt ra là liệu nó có đang cản trở cơ hội vay vốn của những người có hoàn cảnh khó khăn, cần vốn để mưu sinh thoát nghèo?

Thang điểm tín dụng – công cụ hữu ích của tổ chức tín dụng?

  • Để hiểu về thang điểm tín dụng và hiểu vì sao nó là công cụ hữu ích của các tổ chức tín dụng thì cần phải hiểu điểm tín dụng là gì.
  • Về cơ bản, điểm tín dụng là số điểm phản ánh lịch sử và uy tín của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức khi vay vốn từ ngân hàng hay công ty tài chính.
  • Tại Việt Nam, việc chấm điểm tín dụng khách hàng dựa trên các tiêu chuẩn và quy tắc quốc tế và dựa trên quá trình phân tích hồ sơ tín dụng. Không phải các ngân hàng hay công ty tài chính mà Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (viết tắt là CIC) trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới là người chấm điểm tín dụng. Các tổ chức tín dụng có trách nhiệm nhập thông tin tín dụng của khách lên hệ thống của CIC để cơ quan này chấm điểm.
  • Dựa trên số điểm mà CIC chấm, các tổ chức tín dụng sẽ đánh giá được uy tín của khách hàng rồi từ đó phê duyệt hoặc không phê duyệt các khoản vay. Theo thông lệ, số điểm tín dụng càng cao thì càng dễ được duyệt vay.

Thang điểm tín dụng là những mức điểm số dùng để đánh giá độ uy tín của người vay tiền. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chia thang điểm tín dụng thành 5 mức và 5 mức này cũng tương đương 5 cấp độ nợ xấu mà nhiều người hay nhắc đến.

  • Mức điểm thấp nhất là từ 150 – 321 điểm, tương đương với nợ xấu nhóm 5, là mức rủi ro cao nhất và không đủ điều kiện để vay vốn.
  • Mức điểm thấp thứ hai là từ 322 – 430 điểm, tương đương nợ xấu nhóm 4, không đủ điều kiện vay vốn do không đủ khả năng trả nợ.
  • Mức điểm thứ ba là từ 432 – 569 điểm, tương đương nợ xấu nhóm 3, đủ điều kiện để vay vốn nhưng cần xem xét kỹ hạn mức và điều kiện đi kèm, lãi suất khoản vay trong trường hợp này sẽ cao vì vẫn tồn tại nhiều rủi ro.
  • Mức điểm thứ tư là từ 570 – 679 điểm, tương đương nợ xấu nhóm 2, có độ rủi ro thấp, có khả năng trả nợ đúng hạn.
  • Mức điểm cuối cùng là từ 680 – 750 điểm, là tương đương nợ xấu nhóm 1, là mức điểm rất tốt, đáp ứng đủ điều kiện vay, khả năng trả nợ đúng hạn cao, có uy tín tín dụng cao …

Không chỉ căn cứ vào điểm và thang điểm tín dụng của khách hàng để phê duyệt khoản vay, các tổ chức tín dụng còn ấn định nhiều vấn đề khác liên quan đến khoản vay như có chính sách ưu đãi cho khách hàng có điểm tín dụng cao, cụ thể là giá trị khoản vay cao hơn, lãi suất khoản vay thấp hơn và thời gian cho vay dài hơn. Đó là lý do vì sao các chuyên gia đều thống nhất rằng điểm cùng thang điểm tín dụng là công cụ hữu ích của các ngân hàng, công ty tài chính.

Thang điểm tín dụng có cản trở cơ hội vay của người nghèo?

Thẳng thắn thừa nhận rằng thang điểm tín dụng có tác động tới cơ hội vay vốn của người đang trong hoàn cảnh khó khăn. Có thể nhận diện những tác động đó như sau.

  1. Nếu khách hàng chưa từng vay vốn ngân hàng, tức là lịch sử tín dụng trắng, ngân hàng hay công ty tài chính sẽ đánh giá họ là khách hàng có mức rủi ro cao, ngang ngửa nhóm nợ xấu mức 3. Điều này cũng khó tránh vì lịch sử tín dụng trắng thì làm sao xác định được uy tín của người vay.
  2. Nếu đã từng vay ngân hàng nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên trả nợ bị trễ hạn trên 30 ngày, khách sẽ bị ghi nhận nợ xấu. Khi gửi thông tin tín dụng lên CIC để chấm điểm, các tổ chức tín dụng phải đảm bảo yếu tố khách quan, quá hạn là quá hạn chứ không giải trình về hoàn cảnh khách hàng và khi chấm điểm tín dụng cũng đúng theo nguyên tắc trên.
  3. Và nếu đã có nợ xấu thì rất khó để tiếp tục vay.

Tuy nhiên, nhà nước cũng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ.

  • Nếu người có hoàn cảnh khó khăn là đối tượng chính sách, họ có thể vay vốn ở các ngân hàng chính sách xã hội tại địa phương.
  • Ngoài ra, các ngân hàng 100% vốn nhà nước cũng sẵn sàng xem xét cho vay đối với những người có lịch sử tín dụng trắng.
  • Cuối cùng là khuyến khích các ngân hàng thương mại đưa ra những gói vay riêng biệt, ưu đãi với điều kiện vay được tinh giảm cho phù hợp với người có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày nay, không chỉ ngân hàng hay công ty tài chính mà nhiều tổ chức tín dụng phí ngân hàng khác như công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty chuyên cho vay cầm cố tài sản như chuỗi cầm đồ F88 hay các công ty bất động sản cũng dựa vào số điểm tín dụng của CIC hoặc tự xây dựng thang điểm tín dụng cho riêng để đánh giá chất lượng khách hàng. Do đó, để có thể vay vốn nhằm giải quyết những khó khăn trong hoạt động kinh doanh cũng như trong cuộc sống thường nhật, mọi cá nhân, tổ chức đều nên chú ý đến trách nhiệm của mình khi đi vay.

🔺 Hiện tại, F88 đã và đang triển khai gói vay "Phụ nữ tự doanh" và thời gian dự kiến triển khai là đến hết năm 2024.

Gói vay Phụ nữ tự doanh của F88 là một cơ hội tài chính đặc biệt cho phụ nữ muốn khởi nghiệp và phát triển kinh doanh của mình.

  • Điều kiện vay rất đơn giản, chỉ cần là phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 55 và có xe máy chính chủ làm tài sản cầm cố.
  • Hạn mức vay có thể giao động từ 10 triệu đến 30 triệu. 
  • Điểm đặc biệt của gói vay này là F88 chỉ tính 50% chi phí vay so với các gói vay thông thường, giúp giảm bớt áp lực tài chính đối với người vay.

gói vay phụ nữ tự doanh

Các chuyên gia tài chính thì đưa ra lời khuyên rằng chỉ nên vay khi thực sự cần và vay số tiền phù hợp với khả năng chi trả cũng như cần có kế hoạch trả nợ rõ ràng rồi tuân thủ đúng kế hoạch đó. Khi ấy, dù đang ở trong hoàn cảnh khó khăn thì việc vay vốn cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Theo Đời Sống Toàn Cảnh

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top