SCM Là Gì? 4 Vai Trò Của SCM Đối Với Doanh Nghiệp

20/04/2023

F88 giải ngân ngay 30 triệu trong 15 phút, không giữ tài sản, lãi suất 1.1%, điền đơn ngay!

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

SCM là một hệ thống quản trị chuỗi cung cấp không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Bạn đang muốn tìm hiểu về ý nghĩa của SCM? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ này qua bài viết dưới đây nhé.

SCM là một hệ thống quản trị chuỗi cung cấp
SCM là một hệ thống quản trị chuỗi cung cấp

1. Định nghĩa SCM là gì?

SCM là từ viết tắt của cụm Supply Chain Management. Đây là hệ thống quản trị chuỗi cung cấp cho phép quản trị tại các nhà máy và các điểm cung của một công ty cho khách hàng. SCM nhằm thể hiện sự nỗ lực của các nhà cung ứng nhằm triển khai, phát triển chuỗi cung ứng tiết kiệm và hiệu quả cao.

Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động từ lập kế hoạch tới quản lý mọi hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn hàng cung ứng, nguồn để thu mua, vận chuyển và cả đầu ra của sản phẩm.

Cấu trúc của hệ thống chuỗi quản lý ứng dụng SCM bao gồm chủ yếu 3 yếu tố sau:

  • Nhà sản xuất/Nhà cung ứng: Các sản phẩm/dịch vụ mà một công ty bán ra là những yếu tố đầu vào cần thiết đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Nhà cung cấp có thể hiểu là bên cung cấp nguyên vật liệu trực tiếp (nguyên vật liệu, chi tiết sản phẩm, bán thành phẩm,…).

  • Đơn vị sản xuất: Nơi sử dụng nguyên liệu đầu vào và áp dụng quy trình sản xuất để tạo nên sản phẩm cuối cùng.

  • Người tiêu dùng: Nhóm người này sử dụng sản phẩm của nhà sản xuất bán ra, cũng là đối tượng mà doanh nghiệp đã hướng đến.

SCM  giúp bạn quản lý quy trình của mình tốt hơn
SCM  giúp bạn quản lý quy trình của mình tốt hơn

2. Vai trò của SCM đối với mỗi doanh nghiệp

2.1. Quản trị chuỗi cung ứng

Hoạt động này liên quan đến việc quản lý tất cả nguồn cung ứng, thu mua, vận chuyển và đầu ra sản phẩm. Đối với mỗi doanh nghiệp, hoạt động này góp phần vào sự phát triển bền vững. Giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp, nhà dịch vụ và khách hàng.

Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động thông suốt của những bên liên quan. Người chủ chốt duy trì chuỗi cung ứng chính là doanh nghiệp.

2.2. Ứng dụng của SCM

Đây cũng là ứng dụng theo dõi sản phẩm, dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng. Quản lý các yêu cầu kho vận và theo dõi sản phẩm đến được tay khách hàng cuối.

Các chức năng của SCM bao gồm: tối ưu hoá chuỗi cung cấp, quản lý các biến cố, tồn kho, quản lý RFID, lưu hành. Ngoài ra SCM có thể còn bao gồm việc quản lý thương mại quốc tế, mối quan hệ giữa các nhà cung cấp.

2.3. Lợi ích khi sử dụng SCM

  • Nâng cao hiệu suất của các dòng sản phẩm thông qua việc kết hợp các nhà cung cấp với nhau.

  • Nâng cao dịch vụ khách hàng và hạn chế tồn kho tối đa.

  • Giảm chi phí lưu kho sản phẩm.

  • Giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm và nâng cao tối đa lợi nhuận.

  • Giảm thiểu tối đa chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.

  • Nâng cao sức cạnh tranh giữa các công ty.

  • Thiết lập chuỗi cung ứng giữa các đối tác với nhau.

  • Đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường, giảm các yếu tố tác động đến khách hàng.

2.4. Rủi ro của việc sử dụng SCM

Nếu lựa chọn một hệ thống SCM sai có thể ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ nguyên liệu sản xuất đến hệ thống phân phối.

Hệ thống SCM không tương thích với các công cụ quản trị như hệ thống sổ sách. Phần mềm kinh doanh đang sử dụng có thể phá huỷ toàn bộ hoạt động kinh doanh.

Các hình thức kinh doanh với đa chi nhánh, đối tác, văn phòng đại diện có thể gây ra sự xáo trộn không phân tích nổi.

4 yếu tố tạo nên chuỗi cung ứng toàn diện:

  • Sản xuất

  • Tồn kho

  • Địa điểm

  • Vận chuyển

Nói tới đây, chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy SCM và Logistics là một. Tuy nhiên hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.

SCM giúp bạn hạn chế rủi ro trong quá trình vận hành
SCM giúp bạn hạn chế rủi ro trong quá trình vận hành

3. Phân biệt giữa SCM và Logistics

Trong thực tế, rất nhiều doanh nghiệp, nhà quản trị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Mọi người đều nghĩ rằng SCM và Logistic có thể thay thế và bổ sung cho nhau.

Tuy nhiên thuật ngữ Logistics chỉ là một phần của Supply Chain Management. Logistics là các hoạt động thuộc phạm vi của một tổ chức nhất định. Supply Chain có phạm vi rộng hơn, là mạng lưới liên kết giữa các công ty hợp tác.

Logistics truyền thống tập trung vào các hoạt động như: Thu mua, phân phối và quản lý hàng tồn kho. SCM ngoài bao gồm các hoạt động như Logistics thì còn có: Marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính và dịch vụ khách hàng.

SCM bao gồm tất cả các hoạt động, quy trình Logistics giữa các bộ phận, các công ty với nhau. Quản lý Logistics là 1 bộ phận nằm trong quản lý chuỗi cung ứng (SCM), bao gồm những hoạt động để quản lý dòng chảy của hàng hoá một cách hiệu quả.

SCM là sự kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học để cải thiện cách thức tìm kiếm của các công ty về những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm, dịch vụ. Sau đó sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ đó và phân phối tới khách hàng.

4. Chuỗi cung ứng có tầm ảnh hưởng thế nào với doanh nghiệp?

Thị trường cạnh tranh ngày càng cao, kéo theo giá trên thị trường nguyên vật liệu ngày càng siết chặt. Do đó, chuỗi cung ứng đóng vai trò rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động của công ty.

Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tốt giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Cụ thể là những lợi ích sau:

  • Chi phí cho chuỗi cung ứng SCM có thể giảm từ 25% - 50%

  • Lượng hàng tồn kho giảm từ 25% - 60%

  • Độ chính xác trong việc dự báo sản xuất tăng từ 25% - 80%

  • Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng lên 30% - 50%

  • Tăng lợi nhuận sau thuế lên đến 20%

SCM giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
SCM giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

5. Tìm hiểu 4 bước để xây dựng chuỗi cung ứng SCM hiệu quả cho doanh nghiệp

Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) đòi hỏi doanh nghiệp cần phát triển một chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả. Chiến lược SCM nên tập trung vào việc chuyển giao và di chuyển hàng tồn kho hiệu quả. Đây là cách duy nhất để cân bằng giữa những khó khăn khó dự báo về nhu cầu của khách hàng và nhà cung cấp.

Chiến lược nên phù hợp với tình hình kinh doanh, yêu cầu của khách hàng trong thực tế. Bạn có thể tham khảo 4 bước dưới đây.

5.1. Nhìn nhận một cách toàn diện về SCM

Quản lý chuỗi cung ứng đòi hỏi nhiều hơn so với thông tin bán hàng và hàng tồn kho. Công nghệ về dự báo cũng trở nên đáng tin cậy và chi tiết hơn rất nhiều. Chiến lược chuỗi cung ứng nên liên quan tới tích hợp luồng thông tin hai chiều. Điều này nhằm đáp ứng các tín hiệu nhu cầu này một cách kịp thời.

5.2. Nắm bắt xu hướng SCM của ngành

Mỗi ngành đều có một tiêu chuẩn ngành, bộ điều khiển nhu cầu và giao thức quản lý chuỗi cung ứng riêng. Những thay đổi này phát triển theo thời gian và luôn luôn cập nhật thông tin xu hướng phát triển SCM. Điều này giúp bạn xây dựng một chiến lược quản lý hiệu quả hơn. Hạn chế sự tụt hậu so với mặt bằng chung.

5.3. Hiểu USP về SCM của doanh nghiệp bạn

Bạn định vị cạnh tranh doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng là gì? Những yêu cầu tối thiểu nào giúp doanh nghiệp bạn trở thành một lựa chọn tốt cho khách hàng? Yếu tố nào có thể phân biệt bạn với những đối thủ trong chuỗi cung ứng?

Chiến lược của bạn nên tập trung vào sự khác biệt đó và giá trị gia tăng bạn có thể cung cấp thông qua chuỗi cung ứng của mình.

5.4. Kết hợp quản lý rủi ro và quản lý chuỗi cung ứng

  • Xác định các rủi ro giúp tối ưu tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài. Xác định các liên kết yếu nhất, kém an toàn nhất trong chuỗi cung ứng của bạn là gì? Giải pháp giảm thiểu rủi ro? Sau khi trả lời tất cả câu hỏi này, bạn nên đặt ra kế hoạch cụ thể để hành động.
  • Tiếp theo, xác định các nhà cung cấp thay thế hoặc tài nguyên vận chuyển. Chỉ định các thành viên trong nhóm cho các hành động phản ứng cụ thể khi xảy ra sự cố trong chuỗi cung ứng.
  • Cuối cùng, có thể thực hiện chiến lược bằng cách liên tục theo dõi hiệu suất. Đồng thời theo dõi điều chỉnh phù hợp để cải thiện.
  • Quá trình phát triển chiến lược chuỗi cung ứng đòi hỏi phải có sự theo dõi sát sao và thích ứng liên tục. Thị trường luôn biến động và thay đổi không ngừng, dĩ nhiên khách hàng và nhà cung cấp cũng không ngoại lệ. Bằng cách cải tiến liên tục, chiến lược của bạn có thể nhanh chóng thích ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường.
  • Bên cạnh đó, để có thể sở hữu SCM hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần lên phân khúc khách hàng dựa theo nhu cầu sử dụng sản phẩm. Cá nhân hoá thị trường Logistics và lắng nghe nhiều hơn các tín hiệu từ thị trường xung quanh. Dĩ nhiên không thể bỏ qua sự làm mới và tạo giá trị khác biệt so với số đông. Điều này giúp sản phẩm của bạn đến gần hơn với khách hàng.
  • Việc phát triển ứng dụng công nghệ xuyên suốt chuỗi cung ứng cũng vô cùng cần thiết. Đừng quên áp dụng hệ thống đo lường hiệu quả trên nhiều kênh. Cần lập ra kế hoạch rõ ràng, có thể tuân theo các công thức như đặt mục tiêu SMART, dựa vào dự báo, biểu đồ Gantt chart,…
  • Có thể thấy, để tạo nên sự thành công của mỗi doanh nghiệp thì việc thiết lập SCM hiệu quả là điều không thể thiếu. 
Thiết lập SCM giúp tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp
Thiết lập SCM giúp tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp

Nếu bạn đang cần một số vốn để đầu tư và phát triển doanh nghiệp của mình nhưng lãi vay vốn ngân hàng đang có xu hướng tăng cao thì bạn hãy tham khảo tại F88 ngay nhé.

Hiện nay, F88 là chuỗi cửa hàng tiện ích tài chính hàng đầu Việt Nam với gần 1000 phòng giao dịch trên toàn quốc. Xuyên suốt hơn 10 năm hoạt động, F88 vẫn cung cấp mức lãi suất vay không đổi dù thị trường có nhiều biến động. Trong đó, các gói vay phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như kinh doanh, tiêu dùng đang được nhiều người quan tâm và lựa chọn. Bạn đọc có thể liên hệ hotline 1800 6388 hoặc website f88.vn để tìm hiểu vấn kỹ hơn.

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top