Tokenomics là gì? Tại sao nó quan trọng đầu tư Crypto

19/04/2023

Nếu bạn đang tìm hiểu về đầu tư Crypto, chắc hẳn sẽ nghe qua về thuật ngữ Tokenomics trong khi đầu tư Crypto. Để nắm rõ hơn về tầm quan trọng của Tokenomics, đọc ngay bài viết này nhé.

Tìm hiểu Tokenomics trong Crypto sẽ giúp bạn quản lý và đưa ra hướng đầu tư đúng đắn
Tìm hiểu Tokenomics trong Crypto sẽ giúp bạn quản lý và đưa ra hướng đầu tư đúng đắn

1. Token được hiểu là gì?

Bản chất của Token là một Smart Contract, nghĩa là một đoạn lập trình với một tiêu chuẩn chung là ERC-20. Bất kỳ token nào cũng đều phải tuân theo tiêu chuẩn này mới được phát hành ra ngoài.

2. Tokenomics được hiểu là gì?

Tokenomics là thuật ngữ được ghép từ hai từ Token (tiền mã hoá) và Economics (kinh tế học). Tokenomics đề cập tới tất cả các khía cạnh quyết định nền kinh tế của tiền mã hoá, giúp nó trở nên hấp dẫn đối với nhà đầu tư và người dùng.

3. Tokenomics có thực sự quan trọng không?

Vì Tokenomics là yếu tố kinh tế, cách một Token được sử dụng trong một dự án như thế nào. Bao gồm: Total Supply (tổng cung), Circulating Supply (cung lưu thông), Token Schedule Release (lịch giải ngân Token ra thị trường) như thế nào, phân bổ Token. Yếu tố này cực kỳ quan trọng đối với dự án Blockchain. 

Một dự án có Tokenomics được thiết kế tốt sẽ mang lại nhiều lợi thế thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và người dùng. Vì thế việc nắm được đặc tính Token và Tokenomics sẽ giúp nhà đầu tư hạn chế được rủi ro và sinh lợi tốt.

Nắm rõ Tokenomics sẽ giúp nhà đầu tư hạn chế được rủi ro
Nắm rõ Tokenomics sẽ giúp nhà đầu tư hạn chế được rủi ro

4. Những yếu tố tạo nên Tokenomics là gì?

Có 6 yếu tố tạo nên Tokenomics. Mọi yếu tố đều quan trọng tạo nên sự sinh lời tốt nhất cho nhà đầu tư.

4.1. Tổng cung của một Token (Coin/ Token Supply)

Mỗi Token gồm 3 loại cung:

  • Tổng cung (Total Supply): Tổng số lượng Token đang lưu thông và đang bị khoá, không bao gồm số lượng bị burnt,…

  • Cung lưu thông (Circulating Supply): Tổng số lượng Token đang lưu hành trên thị trường.

  • Cung tối đa (Max Supply): Tổng cung tối đa mà một Token sẽ phát hành trên thị trường.

4.2. MarketCap & Fully Diluted Valuation

  • MarketCap (Market Capitalization): vốn hoá của dự án với số lượng Token đang lưu thông trong thị trường tại thời điểm đó, công thức:

Market Cap = Token Price (thị giá) x Circulating Supply (cung lưu thông).

Giả dụ có hai token, chung nhau về yếu tố cơ bản và thị giá. Tuy nhiên token nào có vốn hoá thấp hơn sẽ có sức phát triển tiềm năng mạnh mẽ hơn trong tương lai. Bởi nó có liên quan đến tổng cung của một token.

  • Fully Diluted Valuation (FDV): giá trị vốn hoá sau khi bão hoà, được tính theo công thức:

FDV = Token Price (thị giá) x Total Supply (tổng cung)

MarketCap & Fully Diluted Valuation là hai thuật ngữ bạn cần biết về Tokenomics
MarketCap & Fully Diluted Valuation là hai thuật ngữ bạn cần biết về Tokenomics 

4.3. Governance Token (Token quản trị)

Theo như quản trị truyền thống thì dù là ở công ty hay tập đoàn thì lãnh đạo luôn là người ban hành ra các quyết định quan trọng. Nhưng trong nền tảng Cryptocurrency thì Governance Token lại được dùng để bỏ phiếu khi cần đưa ra quyết định cho bất kỳ dự án nào.

4.4. Token Allocation

Trong mỗi dự án, token đều có sự phân bổ cụ thể. Ví dụ như bao nhiêu phần trăm cho các nhà tạo lập, bao nhiêu phần trăm cho các developer, các quỹ khác, … Tuỳ thuộc vào Token đó sử dụng cho thể loại ứng dụng gì, mục đích gì dẫn tới sự phân bổ Token cho từng nhóm cũng khác nhau.

Token sẽ được phân bổ cho các thành viên phát triển dự án. Bao gồm Developer, Founders, Employees, Advisors. Chiếm khoảng 5% - 20%. Nếu thấp hơn 5% thì chắc chắn họ sẽ không có động lực phát triển để gặt hái thành công cho dự án.

Tuy nhiên nếu nhiều hơn 20% sẽ khiến dự án mất đi sự công bằng, khiến cộng đồng không có động lực Hold Token.

  • Foundation Reserve

Đây là khoản dự trữ của dự án để phát triển sản phẩm, các tính năng mới trong tương lai. Không quy định số lượng phân bổ cụ thể, thường chiếm khoảng 20% - 40% tổng cung Token của dự án.

  • Liquidity Mining

Đây là khoản phân bổ nhiều nhất của các dự án, đặc biệt là khi DeFi bùng nổ. Liquidity Mining chính là phần Token được Mint ra để thưởng cho những người dùng cung cấp thanh khoản cho các giao dịch DeFi.

  • Seed/ Private/ Public Sale

Đây là số lượng Token được mở ra bán nhằm huy động vốn cho các dự án với ba giai đoạn: Seed Sale, Private Sale và Public Sale.

  • Airdrop/ Retroactive

Đây được xem là một cách Marketing thường được dùng trong các dự án nhằm tiếp cận các nhà đầu tư.

Airdrop/ Retroactive cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên Tokenomics
Airdrop/ Retroactive cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên Tokenomics 

4.5. Token Sale

Đây là phương thức giúp các nhà tạo lập gọi vốn để phát triển dự án. Bao gồm các giai đoạn sau:

  • Seed Sale: là thời gian mà các nhà tạo lập sẽ bán trước các Token cho thành viên trong gia đình hay các nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor). Giá bán giai đoạn này rẻ nhất vì họ là những người mua đầu tiên, đương nhiên cũng chịu nhiều rủi ro nhất. Họ sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng nếu dự án thành công.

  • Private Sale: bán Token cho các quỹ, nhà đầu tư hoặc các tổ chức lớn hơn (Investment Capital, Venture Firm).Các dự án trong giai đoạn này đều đã ra mắt và chứng minh được một số thành công nhất định ở vòng Seed Sale. Giá bán sẽ cao hơn giai đoạn ban đầu.

  • Public Sale: bán cho cộng đồng (Community) với giá bán cao nhất.

Giai đoạn Seed và Private là giai đoạn gọi vốn chính, họ sẽ xác định là cần khoảng bao nhiêu vốn cho một dự án, bán Token sao cho thu hồi được số tiền đó. Từ đó tiếp tục có vốn để thực hiện được những bước tiếp theo.

Nếu bạn mua trong giai đoạn Seed Sale hoặc Private Sale, bạn sẽ chỉ nắm được khoảng 15% lúc Token lên sàn bán Public, sau đó họ bị lock (khoá) Token này trong khoảng 3 - 6 tháng tuỳ vào Tokenomics. Từ tháng 4 - 7 sẽ được giải ngân thêm một lượng nhỏ Token trước khi bán.

Ai muốn chốt sớm thì bán, thường sẽ bị lock lại một khoảng thời gian cho công bằng. Vì những người mua trễ hơn đã mua với giá cao hơn, mà ngay khi mới mua xong những người mua sớm hơn bán lại ngay sẽ chịu thiệt hại.

Một Tokenomics tốt ở giai đoạn sale sẽ thể hiện phần lock bên Seed sale và Private sale sẽ có một khoảng thời gian nhất định thay vì xả hết. Một số dự án khác, họ chỉ có Fair Launch mà không cần Seed Sale, Private Sale và Public Sale. Hiểu đơn giản, họ đã có dự án và dự án này đã chạy được một thời gian. Nhưng sau đó họ thấy Blockchain khá hay, có thể giúp dự án phát triển nhiều hơn.

Do vậy họ quyết định ra Token cho dự án đó, không cần các giai đoạn gọi vốn mà Fair Launch cho cộng đồng luôn thông qua các hình thức như Airdrop (tặng Token cho những người dùng, người đã gắn bó và sử dụng ứng dụng thông qua Staking hay Liquidity Mining).

Token Sale gồm rất nhiều giai đoạn để gọi vốn thành công
Token Sale gồm rất nhiều giai đoạn để gọi vốn thành công

4.6. Token Schedule Release

Token Schedule Release được hiểu là lịch giải ngân Token ra ngoài thị trường. Ví dụ như một Token có Total Supply (Tổng cung) là 1 tỷ thì bạn không thể giải ngân toàn bộ cùng một lúc.

Sẽ có thời gian ấn định theo lịch giải ngân giúp các nhà đầu tư và những người mua Token, Developer sớm sẽ biết được họ nhận Token trong bao lâu.

  • Thời gian trả dưới 1 năm

Các dự án có tốc độ release dưới 1 năm thể hiện các thành viên phát triển dự án không đồng hành lâu dài cùng sản phẩm. Các nhà đầu tư cần suy nghĩ thận trọng trước khi đầu tư vào bởi nó có thể không tạo ra được nhiều giá trị.

  • Thời gian trả 3-5 năm

Đây là khoảng thời gian hợp lý để release 100% Token. Những dự án trong khoảng thời gian này thể hiện đội ngũ phát triển dự án có sự gắn bó lâu dài, là động lực thúc đẩy team và hold token từ cộng đồng.

  • Thời gian trả trên 5 năm

Những dự án có thời gian trả Token vượt quá 5 năm đôi khi lại không tốt. Do thị trường Crypto đã chứng kiến sự đào thải của nhiều dự án không hiệu quả và sự ra mắt của nhiều dự án tiềm năng. Bởi vậy khoản đầu tư trong thời gian này có thể là khoản đầu tư mạo hiểm. Smart Contract quản lý Token Release với verity source code (exact matched).

4.7. Token Use Case

Token Use Case chỉ các trường hợp mà token được sử dụng, là yếu tố quan trọng để đánh giá giá trị ước tính của một token trên thị trường.

Những mục đích của việc sử dụng token:

  • Staking

Hiện các dự án đều được hỗ trợ Staking, hiểu đơn giản như việc gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất thả nổi. Điều này tạo động lực cho người nắm giữ token nhờ được phân phối thêm token như lãi. Cơ chế này giúp giảm đi mức độ lạm phát cho tài sản token của dự án.

  • Liquidity Mining (Farming)

Trường hợp này thường xuất hiện ở DeFi token. Các nhà đầu tư thay vì chỉ hold tài sản nằm yên một chỗ, không tạo ra giá trị thặng dư thì việc cung cấp thanh khoản có thể tạo ra phần thưởng là các Native Token của dự án.

  • Phí mạng lưới (Transaction fee)

Để thực hiện giao dịch, người dùng phải trả phí cho mạng lưới, đó là các Validator để họ xác nhận giao dịch giúp mình. Mỗi mạng lưới blockchain sẽ có một native token riêng để trả phí cho mạng lưới.

  • Governance

Các dự án phát triển với tầm nhìn trở thành giao thức phi tập trung đều cho phép các holder tham gia vào quá trình biểu quyết trước những quyết định đề xuất thay đổi, phát triển của dự án.

Token Use Case giúp bạn đánh giá giá trị của Token hiệu quả hơn
Token Use Case giúp bạn đánh giá giá trị của Token hiệu quả hơn

Trên đây là cái nhìn tổng quan về Tokenomics. Rất hy vọng có thể đem tới bạn đọc những kiến thức hữu ích trong quá trình đầu tư crypto.

Liên hệ tiện ích tài chính F88 nếu bạn có bất kỳ mong muốn nào liên quan tới vay vốn nóng lãi suất thấp, sử dụng các dịch vụ tiện ích thanh toán hóa đơn, hay mua các gói bảo hiểm với quyền lợi độc quyền nhé.

  • Hotline: 1800 6388 (miễn phí)

  • Website: f88.vn

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top