Rủi Ro Lãi Suất Là Gì? Cách Quản Lý Rủi Ro Lãi Suất

18/08/2022

Rủi ro lãi suất còn được gọi là rủi ro thị trường. Chúng ta chỉ có thể kiểm soát và không có cách nào loại bỏ hoàn toàn rủi ro lãi suất. Việc quản lý rủi ro lãi suất là rất quan trọng, vì những tác động mà nó gây ra ảnh hưởng trực trực tiếp tới ngân hàng mà còn đến cả đời sống.

Vậy rủi ro lãi suất là gì? Cách quản lý rủi ro lãi suất hiệu quả? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Rủi ro lãi suất là gì? 

Trước hết chúng ta hãy đi tìm hiểu về rủi ro là gì. Có nhiều cách để hiểu về rủi ro, mỗi nhà kinh doanh hay nhà kinh tế sẽ có những cách hiểu riêng. Điều này khiến chúng ta khó có thể hiểu về định nghĩa về rủi ro tổng quát nhất cho mọi môi trường. Do vậy, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về rủi ro, nhưng hiểu một cách đơn giản nhất thì rủi ro được xem là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính. Thuật ngữ rủi ro được sử dụng thể hiện cho sự không chắc chắn, mô tả cho sự biến động tỷ suất sinh lời của một tài sản nào đó.

Rủi ro lãi suất (tên tiếng anh là Interest Rate Risk) là một trong những rủi ro đặc thù của ngân hàng thương mại (NHTM), xảy ra khi có sự chênh lệch giữa lãi suất huy động đầu vào và lãi suất đầu ra do chênh lệch giữa các kỳ hạn huy động, biến động của thị trường và kỳ hạn đầu tư. Sự biến động của lãi suất có thể tác động tiêu cực tới biên lợi nhuận ngân hàng vì sẽ làm giảm thu nhập, tăng chi phí của ngân hàng. 

Rủi ro lãi suất là gì
Rủi ro lãi suất có ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân 

Chính điều này, sự biến động của lãi suất sẽ tác động đến báo cáo thu nhập và toàn bộ bảng cân đối của ngân hàng. Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế toàn cầu đang có sự biến động nợ công ở Mỹ, như khủng hoảng tài chính ít nhiều đều tác động đến Việt Nam. 

Trong khi đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đang gánh chịu nhiều sức ép cạnh tranh cao và đang gồng mình lên để tránh các rủi ro, trong đó có sự rủi ro luôn thường trực là lãi suất. 

Tóm lại, rủi ro lãi suất (Tiếng Anh: Interest Rate Risk) là khả năng mà các ngân hàng thương mại phải đối mặt với các tổn thất liên quan đến tài sản do sự biến động của lãi suất hoặc sự sụt giảm lợi nhuận. Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản nợ khiến ngân hàng thương mại phải chịu các rủi ro về lãi suất với tài sản sẵn có. Sự biến động về lãi suất có thể kéo theo những rủi ro trong việc tài trợ tài sản nợ, việc tái đầu tư và các rủi ro giảm giá trị tài sản.

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Các loại rủi ro lãi suất 

  • Rủi ro lãi suất ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động ngân hàng và các nhà đầu tư trái phiếu. Vì vậy rủi ro lãi suất thường được nhắc tới 2 loại chính: Rủi ro lãi suất ngân hàng và rủi ro lãi suất trái phiếu. Ngoài ra, còn có rủi ro lãi suất trong doanh nghiệp. 
  • Đối với loại rủi ro lãi suất trong doanh nghiệp. Đây là 1 trong 4 loại rủi ro tài chính mà doanh nghiệp thường gặp phải.
  • Rủi ro lãi suất là rủi ro biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường đối với công cụ tài chính có lãi suất, giá trị của giấy tờ có giá, sản phẩm phái sinh lãi suất trên sổ kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hình thức rủi ro này chủ yếu ảnh hưởng đến các ngân hàng bởi vì họ nhận được số tiền họ cho vay thông qua giấy chứng nhận tài khoản tiền gửi và tiết kiệm.
  • Rủi ro luôn rình rập các doanh nghiệp vì vậy các doanh nghiệp thường phải đo lường trước những điều có thể xảy ra, đánh giá những tác động tiềm ẩn đối với hoạt động kinh doanh để có thể lên kế hoạch chuẩn bị ứng phó kịp thời để tránh rủi ro và những bất lợi không đáng có.

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất là gì?

Sự không phù hợp về tài sản và kỳ hạn của nguồn, sự thay đổi lãi suất khác với dự kiến là nguyên nhân chính hình thành rủi ro lãi suất, cụ thể như sau:

Sự không phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn và tài sản: Các tài sản và nguồn của ngân hàng có các kỳ hạn khác nhau, khi chúng được gắn với lãi suất, ngân hàng sẽ quan tâm đến kỳ hạn đặt lãi. Căn cứ vào kỳ hạn các khoản vay mà ngân hàng sẽ có kỳ hạn đặt lại lãi suất sao cho phù hợp với từng loại. Trong đó, ngân hàng sẽ chia nguồn và tài sản thành hai loại là kém nhạy cảm với lãi suất và nhạy cảm với lãi suất. Sự khác biệt về kỳ hạn là điều tất yếu và rất khó để ngân hàng có thể duy trì sự phù hợp tuyệt đối về lãi suất vì kỳ hạn này thường do người đi vay và người gửi tiền quyết định. 

Việc đặt lại kỳ hạn bị tác động bởi dự đoán về biến động lãi suất trong tương lai của khách hàng và của ngân hàng. Nếu khách hàng lựa chọn hạn mức lãi suất cố định để tính toán trước chi phí của khoản, thì để hạn chế rủi ro ngân hàng sẽ có xu hướng chia nhỏ kỳ hạn.

các loại rủi ro lãi suất
Ngân hàng là nơi chịu ảnh hưởng từ rủi ro lãi suất nhiều nhất

Sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến ban đầu của ngân hàng: Có thể nhận ra, quan hệ cung - cầu về tín dụng trên thị trường không ngừng biến động kéo theo đó là sự thay đổi của lãi suất thị trường. Do vậy, sẽ thật khó để ngân hàng kiểm soát được xu hướng và mức độ của biến động này. Khi đó, phản ứng của ngân hàng sẽ là điều chỉnh hoạt động của mình theo sự biến động lãi suất để vẫn đảm bảo mục tiêu kinh doanh hiệu quả.

Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng: Khi lãi suất là cố định thì tài sản và thời hạn nguồn là các yếu tố gây ra rủi ro lãi suất tiềm năng. Đối với các ngân hàng, khoản vay dài hạn hay trung hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn các khoản vay khác và nó sẽ được tính theo một mức lãi suất cố định. Trường hợp lãi suất thị trường thay đổi, ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro không mong muốn.

Các yếu tố phản ánh rủi ro lãi suất trong ngân hàng thương mại

Sự thay đổi của lãi suất thị trường và khe hở lãi suất là hai yếu tố cơ bản phản ánh rủi ro lãi suất.

Khe hở nhạy cảm lãi suất

Khe hở lãi suất được các nhà quản lý ngân hàng sử dụng như một chỉ tiêu do khả năng thu nhập giảm khi lãi suất thay đổi. Khe hở lãi suất được hình thành bởi sự chênh lệch về nguồn tiền và tài sản. Quy mô của nguồn tiền và tài sản ảnh hưởng bởi nhu cầu kỳ hạn do khách hàng lựa chọn, khả năng về kỳ hạn của người gửi và cho vay và sự chuyển hoán kỳ hạn của nguồn. 

Sự khác biệt về tài sản và kỳ hạn của nguồn là điều tất yếu. Thường thì kỳ hạn để phân loại nguồn tiền và tài sản không phải là kỳ hạn danh nghĩa mà là nguồn được xác định lại lãi suất và kỳ hạn tài sản.

Ví dụ rủi ro lãi suất:

Một nguồn tiền được huy động 2 năm với lãi suất là 15%/ năm, tuy nhiên đã duy trì được 1 năm 10 tháng. Vậy tại thời điểm tính toán, nguồn này chỉ còn 2 tháng là đến hạn. Nếu lãi suất thị trường thay đổi, nguồn này sẽ được xác định lại lãi suất.

Ngân hàng không nhất thiết phải duy trì sự phù hợp tuyệt đối kỳ hạn giữa các loại tài sản và nguồn khác nhau trong mọi kỳ hạn bởi các nguyên nhân sau: 

  • Sự thay đổi của mức độ nhạy cảm của nguồn và tài sản, các loại lãi suất là khác nhau

  • Kỳ hạn thường do người đi vay và người gửi tiền quyết định

  • Sự khác biệt về tài sản và nguồn tiền có thể tạo thu nhập cao hơn cho ngân hàng. Khi khe hở nhạy cảm khác 0, lãi suất thay đổi phù hợp sẽ làm tăng lợi nhuận về phía ngân hàng. Ngược lại, nếu lãi suất thay đổi, lợi nhuận từ lãi của ngân hàng sẽ tỉ lệ thuận với quy mô khe hở lãi suất.

Sự thay đổi của lãi suất thị trường

Khi ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất dương, tức là ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ tăng. Nếu lãi suất tài sản và nguồn nhạy cảm cùng tăng với tỷ lệ như nhau, ngân hàng sẽ có lợi. Ngược lại, nếu chúng giảm xuống với cùng mức độ, chênh lệch lãi suất của ngân hàng sẽ giảm từ đó làm giảm thu nhập thu được từ lãi suất.

Trong trường hợp ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất âm tức là ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ giảm. Nếu nguồn nhạy cảm và lãi suất tài sản tăng với cùng mức độ, chênh lệch lãi suất của ngân hàng sẽ giảm, từ đó làm giảm thu nhập từ lãi suất.

Như vậy, trạng thái nguồn tiền và tài sản tạo ra khe hở lãi suất không phải là yếu tố duy nhất gây ra rủi ro về lãi suất. Trạng thái này khi kết hợp với thay đổi lãi suất ngoài mong muốn của ngân hàng sẽ gây ra các rủi ro lãi suất. Khả năng dự đoán thay đổi lãi suất không tương ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh, khe hở lãi suất trở thành yếu tố đo rủi ro lãi suất tiềm năng. Khi khe hở lãi suất càng lớn sẽ tương ứng với rủi ro cũng càng cao.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rủi ro lãi suất
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rủi ro lãi suất 

Quản trị rủi ro lãi suất

  • Để quản lý rủi ro lãi suất, các ngân hàng thường phải duy trì sự cân đối giữa lãi suất bên tài sản nợ với tài sản có và các khoản nhạy cảm. 
  • Bên cạnh đấy, ngân hàng sẽ áp dụng một số chính sách về lãi suất linh hoạt. Đặc biệt là đối với các khoản vay lớn, thời hạn vay dài thì cần tìm kiếm nguồn vốn tương ứng hoặc thực hiện cơ chế lãi suất thả nổi. 
  • Ngoài ra, tập trung vào những loại tài sản có tính thanh khoản cao: Các loại tài sản dễ dàng bán và hạn chế tối đa tác động của lãi suất khi có những biến động thị trường không tốt xảy ra. 
  • Cuối cùng, việc áp dụng các công cụ tài chính mới để hạn chế tối đa rủi ro như: Sử dụng các nghiệp vụ kỳ hạn tiền gửi, kỳ hạn về lãi suất, kỳ hạn về lãi suất tiền vay, thực hiện hợp đồng tương lai,  quyền chọn lãi suất, hoán đổi lãi suất,…là điều cần thiết mà các ngân hàng nên sử dụng.

Qua nội dung bài viết, hy vọng đã đã có thể hiểu được về rủi ro lãi suất là gì, cách quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng. Trong trường hợp cần vay vốn để ứng phó với rủi ro, có thể tham khảo đơn vị F88 - Với hơn 10 năm hoạt động trên thị trường tài chính, sở hữu gần 1000 phòng giao dịch chi nhánh trên toàn quốc sẽ là nơi vay tiền mặt uy tín và đánh tin cậy dành cho bạn. 

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top