15/07/2022
Ngoài những hình thức đầu tư tài chính phổ biến như trái phiếu, cổ phiếu, thì quỹ mở cũng đang là kênh đầu tư được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Càng ngày càng có nhiều người chọn kênh đầu tư này. Vậy quỹ mở là gì? Có nên đầu tư Quỹ mở không? Những ai sẽ phù hợp với kênh đầu tư này? Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu tất tần tật các thông tin liên quan đến quỹ mở nhé!
Quỹ mở (tên tiếng anh là mutual fund) đây là quỹ đầu tư mà có sự tham gia của nhóm các nhà đầu tư có cùng mục tiêu góp vốn nhằm sinh lợi nhuận. Khi chọn loại hình đầu tư quỹ mở, bạn sẽ bỏ tiền vào quỹ và chỉ định một tổ chức tài chính chuyên nghiệp được gọi là Công ty quản lý Quỹ, tại đây các chuyên gia của quỹ sẽ thay mặt bạn quản lý và thực hiện đầu tư tài chính nhằm đem lại lợi nhuận cho bạn.
Các khoản đầu tư vào quỹ không có quy định kỳ hạn cụ thể (nhưng theo kinh nghiệm được khuyên thì bạn nên chọn đầu tư trung và dài hạn từ 2 năm trở nên để tối đa hóa lợi nhuận), bạn có thể tham gia đầu tư và rút vốn khỏi quỹ bất cứ khi nào nên được gọi là Quỹ “mở”.
Quy trình hoạt động của Quỹ mở
Tiền đầu tư vào quỹ mở sẽ được bỏ vào đầu tư chứng khoán (trái phiếu hoặc cổ phiếu hoặc cả hai) hoặc các dạng tài sản có giá trị khác.
Để biết được bản thân có phù hợp với loại hình đầu tư quỹ mở không. Hãy tìm hiểu một số gợi ý về đặc điểm những người sẽ phù hợp nha:
Trước hết cần hiểu rằng, quỹ đóng và quỹ mở đều là Quỹ đại chúng. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là loại hình quỹ mở có thể giúp bạn bán lại chứng chỉ quỹ cho Công ty quản lý Quỹ một cách dễ dàng khi có nhu cầu. Điều này cũng cho thấy tính thanh khoản của quỹ mở là rất cao, bạn có thể chốt lời nhanh chóng khi khoản đầu tư tăng hoặc cắt lỗ ngay để hạn chế rủi ro nếu khoản đầu tư không hiệu quả. Còn với quỹ đóng, chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng sẽ không được Quỹ mua lại theo yêu cầu bạn. Chúng chỉ được niêm yết trên một thị trường chứng khoán, và những chứng chỉ quỹ này chỉ được giao dịch như một cổ phiếu của một công ty niêm yết, do vậy tính thanh khoản của quỹ đóng không cao bằng quỹ mở.
Trước hết chúng ta cùng xét tới:
Quá trình tham gia đầu tư quỹ cùng gần giống với các hình thức đầu tư khác. Bao gồm các bước chọn công ty quỹ, đăng ký mở tài khoản, nạp tiền vào tài khoản để mua chứng chỉ quỹ.
Quỹ mở là kênh đầu tư với nhiều ưu điểm phù hợp cho nhà đầu tư mới
Quỹ mở được quản lý và kiểm soát bởi các công ty quản lý quỹ chặt chẽ và chuyên nghiệp. Đồng thời được Bộ tài chính và Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước theo dõi sát sao và siết chặt các hoạt động với hệ thống pháp lý. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể an tâm khi đầu tư quỹ mở.
Bên cạnh đó, quỹ mở còn có sự tham gia với vai trò giám sát, bảo quản, lưu ký tài sản của các ngân hàng cho các nhà đầu tư. Các công ty quản lý quỹ cũng được kiểm toán định kỳ hàng năm. Thông tin về các hoạt động của quỹ đầu tư mở được công khai minh bạch. Mục tiêu và các hoạch định chiến lược đầu tư cũng sẽ công khai trong báo cáo và điều lệ quỹ.
Mặc dù vậy, cũng có những trường hợp quỹ mở gặp vấn đề rủi ro như chứng chỉ quỹ tạm thời bị ngừng giao dịch. Đặc biệt, trong trường hợp quỹ bị giải thể, một tổ chức kiểm toán độc lập được thành lập bởi đại hội nhà đầu tư sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động thanh lý. Từ đó thẩm định phương án phân chia tài sản quỹ cho các nhà đầu tư. Khi đó, công ty quản lý quỹ sẽ có trách nhiệm thực thi theo những phương án đã được thông qua.
Nhìn chung thì việc tham gia đầu tư quỹ mở khá đơn giản:
Ví dụ về lợi nhuận khi đầu tư quỹ mở:
A đầu tư 1 tỷ VNĐ vào quỹ mở do công ty B quản lý và cam kết chia lợi nhuận sau 2 năm. Thời điểm này, quỹ mở có giá NAV (giá trị tài sản thuần) là: 10,000đ/1 chứng chỉ quỹ.
Như vậy, A sẽ có 1,000,000,000 / 10,000 = 100,000 chứng chỉ quỹ. (Chưa tính đến các mức phí quy định của quỹ)
Sau 2 năm, giá NAV của quỹ lên đến 30,000đ/1 chứng chỉ quỹ và lợi nhuận bạn đạt được là: (30,000 – 10,000) x 100,000 = 2,000,000,000đ. Lúc này bạn sẽ có những phương án sau:
Chốt lời tất cả hoặc một nửa bằng cách bán lại chứng chỉ quỹ cho công ty B và mang về lợi nhuận
Tiếp tục hợp đồng và vẫn giữ lại 100,000 chứng chỉ quỹ.
Xoay vòng vốn, dùng số tiền lãi đã có được để tiếp tục đầu tư và mua thêm chứng chỉ quỹ với mức giá 30,000đ.
3 Phương án trên chính là sự lựa chọn của bạn. Tùy vào nhu cầu và hoàn cảnh, các phương án được chọn sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng khác nhau.
Tiềm năng lợi nhuận khi đầu tư quỹ mở được đánh giá tốt với thời gian dài hạn
Giữa vô vàn đơn vị quỹ đầu tư, nếu bạn vẫn chưa biết nên chọn quỹ nào và bắt đầu tìm hiểu từ đâu, có thể tham khảo ngay những đơn vị nổi bật sau:
VNDIRECT là một trong những công ty môi giới chứng khoán, tư vấn, đào tạo đầu tư và là công ty quản lý quỹ hàng đầu thị trường tài chính Việt Nam hiện nay. Quỹ mở của VNDIRECT rất phù hợp cho những bạn đang cân nhắc về việc đầu tư quỹ mở. Bắt đầu với số vốn nhỏ và gia tăng dài trong tương lai, lợi nhuận kỳ vọng qua các năm được đánh giá cao.
Ứng cử viên thứ hai là quỹ mở VCBF - Công ty đầu tư quỹ mở liên doanh giữa Tập đoàn đầu tư đa quốc gia Franklin Templeton Investment và ngân hàng Vietcombank (ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam). Quỹ VCBF nổi bật nhờ vào bảo chứng uy tín từ Ngân hàng Vietcombank. Đồng thời đội ngũ chuyên gia của quỹ này cũng rất đáng tin cậy với mạng lưới quan hệ rộng lớn trên thị trường đầu tư.
VinaCapital là quỹ mở với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Với sản phẩm đa dạng, chi phí tối thiểu thấp, lợi nhuận đầu tư hấp dẫn là những ưu điểm mà ứng cử viên này mang lại cho nhà đầu tư. Ngoài ra, VinaCapital còn nhận được sự tin tưởng nhờ vào đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm và cùng đội ngũ tư vấn tận tâm.
Thuộc top các quỹ mở đáng để lựa chọn, SSI nổi bật với ưu điểm như:
Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam, quỹ mở đang dần chứng tỏ được vị thế của mình. Với cách thức tham gia đơn giản, vốn đầu tư cho mỗi lần ít, không tốn nhiều công sức và thời gian - Thì đây chính là những ưu điểm mà quỹ mở mang lại các nhà đầu tư. Trong trường hợp cần vốn để đầu tư, bạn có thể tham khảo đơn vị cho vay tiền nhanh bằng hình thức cầm đồ F88 - với hơn 10 năm hoạt động trên thị trường tài chính nhé!
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện