Profit Margin là gì? Các loại biên lợi nhuận và cách tính chuẩn

11/08/2022

Kiến thức tài chính rất rộng, trong đó Profit Margin là một trong những khái niệm được nhiều người quan tâm. Nếu bạn chưa rõ Profit Margin là gì, đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây nhé!

Profit Margin là gì?

Profit Margin dịch sang tiếng Việt là biên lợi nhuận/tỷ suất lợi nhuận. Profit Margin chính là chỉ số thể hiện sự chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận của một doanh nghiệp bất kỳ. Trong đó:

  • Doanh thu: Là chỉ số thể hiện quy mô phát triển, sức chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp. Doanh thu càng cao thì sức mạnh của doanh nghiệp càng lớn.
  • Lợi nhuận: Được coi là chỉ số thể hiện tài sản ròng của doanh nghiệp thu về sau đơn vị một quý/ một năm để có nguồn tài chính thực hiện việc mở rộng quy mô sản xuất và tái đầu tư. Lợi nhuận được tính là một phần trong doanh thu.

Profit Margin là một khái niệm tài chính phổ biến hiện nay

Profit Margin là một khái niệm tài chính phổ biến hiện nay

Khi đó, Profit Margin là chỉ số tài chính thường được sử dụng để so sánh tiềm lực tài chính giữa các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng một lĩnh vực. Doanh nghiệp có biên lợi nhuận/tỷ suất lợi nhuận càng cao thì có thể có lãi và kiểm soát chi phí tốt hơn những doanh nghiệp còn lại.

Ý nghĩa của Profit Margin

Profit Margin là một chỉ số quan trọng để nhà đầu tư có quyết định “rót tiền” vào đầu tư một doanh nghiệp nào đó hay không. Thông qua việc xem xét thu nhập ròng (Net Income), các nhà đầu tư có thể đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, không chỉ dựa vào chỉ số thu nhập ròng bởi điều này chưa thực sự đánh giá chính xác về lợi nhuận của doanh nghiệp.

Vì vậy, tỷ số biên lợi nhuận (Profit Margin) chính là một yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư cân nhắc và đưa ra nhận xét phù hợp nhất. Dựa vào chỉ số này, các nhà đầu tư có thể nắm được số tiền mà doanh nghiệp đó kiếm được từ tổng doanh thu. So sánh về khả năng sinh lời của mỗi doanh nghiệp để có sự lựa chọn tốt nhất.

Những bài toán đầu tư chưa bao giờ dễ dàng. Không chỉ đòi hỏi kiến thức mà kinh nghiệm cũng là điều cần thiết để hạn chế sai sót.

Profit Margin giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn

Tỷ số biên lợi nhuận (Profit Margin) giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Các loại biên lợi nhuận và công thức tính

Có 3 loại biên lợi nhuận chủ yếu: biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận hoạt động và biên lợi nhuận ròng. Mỗi loại biên lợi nhuận sẽ có một công thức tính riêng.

Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)

Đây là chỉ số phản ánh lợi nhuận của một doanh nghiệp đạt được từ chi phí bán hàng hoặc giá vốn bán hàng. Dựa trên biên lợi nhuận gộp, bạn có thể đánh giá được hiệu suất sử dụng lao động, sử dụng vật tư trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp thực hiện.

Công thức tính Biên lợi nhuận gộp:

Biên lợi nhuận gộp = (Doanh thu – Giá vốn hàng bán)/Doanh thu

Ví dụ: Doanh thu của công ty A là 600 triệu đồng. Tổng chi phí lao động và nguyên vật liệu công ty A bỏ ra là 200 triệu đồng.

=> Biên lợi nhuận gộp = (600,000,000 – 200,000,000)/600,000,000 = 66.7%.

Nếu một công ty/ doanh nghiệp có biên lợi nhuận gộp cao thì đồng nghĩa công ty đó sẽ có khoản tiền dư nhiều. Số tiền đó có thể dùng để phục vụ hoạt động của doanh nghiệp như mở rộng quy mô kinh doanh, nghiên cứu, phát triển sản phẩm,...

Nếu chi phí thuê lao động và chi phí mua nguyên vật liệu tăng nhanh thì chỉ số biên lợi nhuận gộp sẽ giảm. Doanh nghiệp nên đưa ra chính sách điều chỉnh các khoản chi phí này để hệ số biên lợi nhuận gộp luôn ở mức ổn định.

Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin)

Đây là chỉ số dùng để so sánh khoản thu nhập trước lãi vay và thuế với doanh thu bán hàng. Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp có thể tự nhận định về mức độ hiệu quả trong quản lý việc tạo ra doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Công thức tính Biên lợi nhuận hoạt động:

Biên lợi nhuận hoạt động = EBIT (Lợi nhuận trước thuế)/Doanh thu

Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin)

Nếu bạn chưa rõ Net Profit Margin là gì, có thể hiểu đơn giản đây là lợi nhuận thu được từ toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm cả thuế. Chúng ta có thể so sánh thu nhập ròng với doanh số bán hàng thông qua tỷ lệ này.

Công thức tính Biên lợi nhuận ròng:

Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng sau thuế/Doanh thu

Ví dụ: Công ty B có doanh thu là 600 triệu đồng, lợi nhuận ròng sau thuế là 100 triệu.

=> Biên lợi nhuận ròng = 100,000,000/600,000,000 = 16.7%.

Tuỳ vào từng loại biên lợi nhuận mà bạn sẽ có cách tính khác nhau

Tuỳ vào từng loại biên lợi nhuận mà bạn sẽ có cách tính khác nhau

Những yếu tố ảnh hưởng tới Profit Margin

Như đã đề cập ở trên, biên lợi nhuận chỉ đánh giá mức độ sinh lời khi hoàn thành một sản phẩm. Không thể đánh giá lợi nhuận chung của cả doanh nghiệp. Vì vậy, ngay khi đo lường được lợi nhuận của một sản phẩm sau khi sinh ra làm giảm đi lợi nhuận chung đồng nghĩa sản phẩm này không đảm bảo được tính hiệu quả trong kinh doanh và nên ngừng sản xuất.

Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận biên của một sản phẩm là:

  • Lao động
  • Chi phí vật tư hoặc nguyên liệu
  • Lãi vay phát sinh
  • Thuế

Trong chứng khoán, chúng ta còn có các thuật ngữ khác về Margin. Cùng tiếp tục tìm hiểu nhé!

Margin chứng khoán là gì?

Margin là một thuật ngữ chỉ hành động của các nhà đầu tư khi vay thêm tiền của công ty chứng khoán nhằm mục đích tăng sức mua chứng khoán. Sau đó, nhà đầu tư sẽ sử dụng chính số tiền trong chứng khoán đó để làm tài sản thế chấp. Tuy nhiên việc sử dụng Margin trong chứng khoán như một con dao hai lưỡi. Muốn sử dụng Margin hiệu quả đòi hỏi nhà đầu tư phải có kinh nghiệm sâu sắc và chấp nhận rủi ro. Ngoài ra, Margin sẽ thực sự có tác dụng khi thị trường có dấu hiệu tăng trưởng rõ ràng và áp dụng vào các giao dịch ngắn hạn.

Xoay quanh những vấn đề đầu tư, các thuật ngữ, khái niệm chỉ mang tính lý thuyết. Áp dụng vào thực tế, chắc chắn sẽ có nhiều biến đổi đòi hỏi kỹ năng xử lý linh hoạt và tính nhạy bén của mỗi nhà đầu tư. Nếu bạn đang quan tâm tới thị trường đầu tư trái phiếu, tiếp tục theo dõi bài viết này nhé!

Thị trường đầu tư trái phiếu năm 2022

Thị trường bất động sản chững lại, thị trường chứng khoán đang le lói phục hồi sau khi sụt giảm sâu trong quý II/2022. Cụ thể, tiền ảo lao dốc không phanh, vàng biến động khó lường và giá chênh lệch quá cao so với thế giới. Điều này khiến trái phiếu doanh nghiệp đóng băng, lãi suất tiết kiệm tuy có xu hướng tăng nhưng vẫn ở mức thấp khiến nhiều nhà đầu tư loay hoay tìm nơi rót vốn nửa cuối năm 2022. Mặc dù nhìn chung, đầu tư trái phiếu mang ít rủi ro hơn so với các loại hình chứng khoán khác do sự ưu tiên luôn dành cho trái chủ nhưng không thể phủ nhận nền kinh tế toàn cầu đang bao trùm một sắc màu không mấy tươi sáng.

Số trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong giai đoạn năm 2022-2023 ước tính khoảng 540 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 36% lượng trái phiếu doanh nghiệp lưu hành. Do đó nhu cầu phát hành để đảm bảo vòng quay vốn tại các doanh nghiệp tương đối khá cao. Dường như các nhà đầu tư khá kỳ vọng vào sự sôi động của thị trường trái phiếu nói riêng và đầu tư chứng khoán nói chung ở giai đoạn mới.

Trái phiếu là một kênh đầu tư nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay

Trái phiếu là một kênh đầu tư nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay

Nếu bạn yêu thích loại hình đầu tư này, có thể lựa chọn cho mình một doanh nghiệp uy tín với tiềm năng phát triển bền vững. Một trong những doanh nghiệp phát hành trái phiếu lãi suất cao bạn có thể tham khảo là F88. Khoảng gần cuối năm 2021, công ty Cổ phần Kinh doanh F88 thông báo phát hành trái phiếu riêng lẻ trị giá lên tới 100 tỷ đồng. Tiếp tục được FiinRatings nhận định là thị trường trái phiếu tiềm năng trong thời gian tới.

Bạn có thể tỉm hiểu kỹ hơn về trái phiếu F88 tại : https://f88.vn/nha-dau-tu

Trên đây là một số thông tin liên quan tới Profit Margin. Hi vọng bài viết mang lại nhiều kiến thức bổ ích tới bạn đọc!

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top