Phiên FTD Là Gì? Cách “Đu” Đà Vào Ngày Bùng Nổ Theo Đà?

27/10/2023

Bạn cần tiền gấp: F88 cho vay tới 30 triệu, lãi suất ưu đãi từ 1,1%, không giữ tài sản

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Đà FTD là thuật ngữ không hề xa lạ trong hoạt động môi giới, kinh doanh và đầu tư chứng khoán. Đà FTD đã đem lại rất nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư nhưng cũng không ít người chịu cảnh “tiền mất tật mang” vì nó. Vậy làm thế nào để nhận biết và “đu” đà FTD hiệu quả nhất?

Phiên FTD là gì?
Phiên FTD là gì?

FTD là gì?

Có lẽ nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi biết thuật ngữ FTD xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau và tại mỗi lĩnh vực, nó lại mang một giá trị và một ý nghĩa khác nhau. Trong lĩnh vực y tế, FTD là viết tắt của Frontotemporal Disorders - một loại bệnh sa sút trí tuệ, chính xác là sa sút trí tuệ tại vùng trán và thái dương.

Trong lĩnh vực tài chính, FTD là viết tắt của Failure To Deliver, chỉ tình trạng một bên tham gia giao dịch (có thể là giao dịch cổ phiếu, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hoặc hợp đồng quyền chọn) không thực hiện việc giao hàng theo cam kết của họ. Failure To Deliver có thể xảy ra khi người mua không đủ tiền để nhận hàng hoặc người bán không sở hữu đủ tài sản cơ sở cần thiết để thực hiện giao dịch.

Riêng trong lĩnh vực chứng khoán, FTD là viết tắt của từ Follow Through Day, dịch nhanh qua Việt ngữ là ngày bùng nổ theo đà. Đây là một trong những dấu hiệu mà các nhà đầu tư chứng khoán đặc biệt quan tâm. 

Phiên FTD là gì?
Phiên FTD là gì?

Ngày bùng nổ theo đà là gì?

🔸 William O’Neil, tác giả bộ sách “Làm giàu từ chứng khoán”, đã giới thiệu trong tác phẩm của mình thuật nữ FTD này như một trong những công cụ quan trọng để xác nhận đáy của thị trường. Theo ông, khi thị trường đang trong giai đoạn giảm, để xác định điểm kết thúc của xu hướng giảm và sự bắt đầu của một giai đoạn tăng trở lại, các nhà đầu tư sẽ quan sát tín hiệu "Ngày bùng nổ theo đà". Bởi vì không có xu hướng tăng nào bắt đầu mà không có sự xuất hiện của một "Ngày bùng nổ theo đà".

🔸 Ngày bùng nổ theo đà thường xuất hiện sau ngày thứ tư của một giai đoạn hồi phục trên thị trường. Đây là ngày mà các chỉ số thị trường tăng ít nhất 1% và tốt nhất là từ 1.5% đến 2%, cùng với khối lượng giao dịch trên 650 triệu cổ phiếu hoặc cao hơn so với ngày trước đó. Thường xảy ra từ ngày thứ tư đến ngày thứ bảy của giai đoạn hồi phục sau một đáy thấp hơn. Giai đoạn hồi phục này thường bắt đầu sau khi chỉ số Nasdaq Composite hoặc S&P 500 đã trải qua một giai đoạn điều chỉnh.

🔸 Sau khi có tín hiệu FTD, nhà đầu tư cần tập trung vào các cổ phiếu có cơ sở tài chính vững chắc, tăng trưởng doanh số bán hàng, và có tiềm năng thoát khỏi vùng giá hiện tại để mua vào. Tuy nhiên, FTD không phải lúc nào cũng là điều kiện đủ để thị trường bắt đầu tăng điểm. Có thể có những trường hợp FTD không thành công và thị trường tiếp tục giảm điểm. Vì vậy, nhà đầu tư cần quản lý rủi ro và chuẩn bị tinh thần cho mọi kịch bản, bao gồm cả kịch bản xấu nhất.

Ví dụ thực tiễn về ngày bùng nổ theo đà

Giả định một nhà đầu tư đang theo dõi thị trường chứng khoán và đã nhận thấy rằng thị trường đang trải qua một chu kỳ giảm giá kéo dài trong thời gian dài. Chỉ số tổng hợp như VN-index liên tục giảm và bạn tin rằng thị trường có thể chuẩn bị bước vào một giai đoạn hồi phục.

Sau một thời gian quan sát, vào ngày thứ tư sau khi thị trường đã thiết lập một đáy mới, nhà đầu tư này thấy rằng chỉ số VN-index tăng mạnh với sự gia tăng trên 1.5%, cùng với khối lượng giao dịch cao hơn so với những ngày trước đó. Đây là một tín hiệu đáng chú ý về một ngày bùng nổ theo đà có thể đã xuất hiện. Trong phiên đó, nhà đầu tư nhận thấy một sự gia tăng đáng kể của dòng tiền, với nhiều cổ phiếu và ngành khác nhau đồng loạt tăng giá. Điều này cho thấy tín hiệu tăng giá trên thị trường đang lan tỏa tích cực.

Sau đó, nhà đầu tư tiếp tục quan sát trong 4-5 phiên giao dịch tiếp theo. Nếu không có phiên phân phối (thị trường giảm hơn 1%) xảy ra trong khoảng thời gian này, người này có thể kết luận rằng ngày bùng nổ theo đà đã thành công và thị trường đang bước vào một giai đoạn tăng giá mới.

Cách đà FTD cảnh báo về một xu hướng tăng mới

Có 3 bước mà FTD cảnh báo cho nhà đầu tư biết về một xu hướng tăng mới

Bước 1: Đáy Mới

Trong trường hợp thị trường đang trong chu kỳ giảm, hãy tìm kiếm một trong các chỉ số chính của thị trường như VN-index, Vn-30 hoặc Hnx-Index, nơi mà sự giảm giá ngừng lại và một đáy mới được hình thành.

Bước 2: Giai Đoạn Hồi Phục

Ngay sau khi đáy mới được thiết lập, nhà đầu tư cần tập trung vào việc tìm một ngày mà chỉ số thị trường đóng cửa ở mức cao hơn, đi kèm với khối lượng giao dịch cao hơn so với trung bình. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy thị trường đang ngăn chặn sự suy giảm và đã hình thành một "đáy" và có thể đang trên đà hồi phục.

Bước 3: Ngày Bùng Nổ Theo Đà

Khi giai đoạn hồi phục bắt đầu, nhà đầu tư cần tập trung vào việc tìm kiếm ngày bùng nổ theo đà để xác nhận sự bắt đầu của xu hướng tăng giá mới. Dưới đây là một số đặc điểm của ngày bùng nổ theo đà:

Thường xuất hiện sau ngày thứ ba của giai đoạn hồi phục, thường nằm trong khoảng từ ngày thứ tư đến ngày thứ bảy, nhưng cũng có thể xảy ra muộn hơn.

Chỉ số thị trường phải có một ngày tăng giá mạnh, thường cao hơn 1,5%, cùng với khối lượng giao dịch lớn hơn so với ngày trước đó.

Ngày bùng nổ theo đà thường là phiên giao dịch mạnh mẽ, dòng tiền đổ vào nhiều mã cổ phiếu và ngành khác nhau trên thị trường.

Lưu ý:

Có trường hợp, ngày bùng nổ theo đà có thể xuất hiện vào ngày thứ mười. Để đánh giá xem ngày bùng nổ theo đà có thành công hay không, cần quan sát trong 4-5 phiên giao dịch sau đó để kiểm tra xem có xuất hiện phiên phân phối nào (thị trường giảm hơn 1%) hay không. Nếu có, có khả năng ngày bùng nổ theo đà đã không đạt được kết quả mong muốn.

Sau phiên ngày bùng nổ theo đà, nếu cổ phiếu giảm và đạt mức thấp hơn trong phiên giao dịch đầu tiên, cần có quyết định nhanh chóng để cắt lỗ và bảo vệ tài khoản.

Những điều này nhấn mạnh sự quan trọng của việc theo dõi và đánh giá cẩn thận sau ngày bùng nổ theo đà. Cần duy trì sự cảnh giác và linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược đầu tư dựa trên tình hình thị trường cụ thể sau sự kiện này. Quản lý rủi ro và áp dụng biện pháp bảo vệ tài khoản là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn và thành công trong đầu tư chứng khoán.

Phiên FTD là gì?
Phiên FTD là gì?

Nên “đu” đà như thế nào vào ngày bùng nổ theo đà

Giải ngân, hay nhiều nhà đầu tư gọi một cách vui nhộn là “đu đà” hoặc “xuống tiền”, dựa vào ngày bùng nổ theo đà là một chiến lược phổ biến nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức. Viêc “xuống tiền” dựa trên ngày bùng nổ theo đà là một chiến lược mua vào khi cổ phiếu có xu hướng tăng giá mạnh trong khoảng thời gian ngắn, thường là từ một đến ba phiên giao dịch. Mục tiêu của chiến lược này là bắt kịp xu hướng tăng giá của cổ phiếu và bán ra khi chúng đạt đỉnh hoặc có dấu hiệu giảm giá.

Ví dụ, nếu cổ phiếu HPG có giá 25.000 đồng vào phiên giao dịch thứ nhất, tăng lên 26.000 đồng vào phiên thứ hai và 28.000 đồng vào phiên thứ ba thì nhà đầu tư sẽ mua vào cổ phiếu HPG ở phiên thứ hai hoặc thứ ba và bán ra khi cổ phiếu HPG tiếp tục tăng giá hoặc có dấu hiệu quay đầu.

Tuy nhiên, “xuống tiền” vào ngày bùng nổ theo đà có những ưu điểm và nhược điểm sau đây:

Ưu điểm:

  • Cho phép nhà đầu tư tận dụng cơ hội tăng giá nhanh chóng của cổ phiếu, không bỏ lỡ xu hướng tăng giá mạnh trên thị trường.

  • Không yêu cầu nhà đầu tư phải phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản quá nhiều, chỉ cần quan sát biểu đồ giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu.

  • Có thể mang lại lợi nhuận cao trong thời gian ngắn, nếu nhà đầu tư có thể chọn được cổ phiếu có xu hướng tăng giá mạnh và bán ra đúng thời điểm.

Nhược điểm:

  • Có rủi ro cao, vì nhà đầu tư có thể mua vào cổ phiếu ở mức giá cao nhất và bán ra ở mức giá thấp nhất, nếu cổ phiếu không tiếp tục tăng giá hoặc quay đầu nhanh chóng.

  • Có thể khiến nhà đầu tư bị cuốn theo tâm lý đám đông, mua vào cổ phiếu khi đã quá nóng và bán ra khi đã quá lạnh, không có sự kiểm soát về rủi ro và tỷ lệ lợi nhuận mong muốn.

  • Có thể gây ra chi phí giao dịch cao, vì nhà đầu tư phải thường xuyên mua bán cổ phiếu, đặc biệt là khi thị trường biến động mạnh.

Một số vấn đề cần chú ý khi “đu đà”:

  • Nên chọn những cổ phiếu có thanh khoản cao, có sự hỗ trợ từ tin tức hoặc thông tin tích cực, và có xu hướng tăng giá rõ ràng và bền vững.

  • Đặt mục tiêu lợi nhuận và cắt lỗ rõ ràng, không để cảm xúc chi phối quyết định mua bán cổ phiếu. Sử dụng các công cụ như lệnh stop loss, trailing stop, và take profit để bảo vệ vốn và lợi nhuận.

  • Theo dõi thường xuyên biểu đồ giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu để nhận biết các dấu hiệu thay đổi xu hướng.

  • Phải phân bổ vốn một cách hợp lý, không nên đầu tư quá nhiều vào một cổ phiếu hoặc một nhóm cổ phiếu có xu hướng tăng giá theo đà, nhằm tránh rủi ro tập trung và giảm thiểu tác động của biến động thị trường.

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top