Pha Loãng Cổ Phiếu Là Gì? Các Trường Hợp Pha Loãng Cổ Phiếu?

23/09/2023

F88 giải ngân ngay 30 triệu trong 15 phút, không giữ tài sản, lãi suất 1.1%, điền đơn ngay!

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Hầu như tất cả các nhà đầu tư đều e ngại việc các công ty pha loãng cổ phiếu bởi họ cho rằng điều này ảnh hưởng tiêu cực và trực tiếp đến quyền lợi của mình. Tuy nhiên, nhìn ở một góc độ khác, việc pha loãng cổ phiếu cũng sẽ đem lại những giá trị tích cực mà ít ai chú ý.

Pha loãng cổ phiếu là gì?

Là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh, môi giới, đầu tư chứng khoán, pha loãng cổ phiếu, tiếng Anh là Dilution, Stock Dilution hoặc Equity Dilution, xảy ra khi doanh nghiệp phát hành thứ cấp thêm cổ phiếu khiến cho tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của các cổ đông hiện tại giảm xuống. Khi ấy, tổng lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường chứng khoán sẽ tăng lên khiến tỉ lệ sở hữu doanh nghiệp của mỗi cổ đông hiện hữu sẽ nhỏ đi đáng kể và cùng với đó, các quyền lợi như quyền biểu quyết, EPS và một số quyền lợi khác cũng bị kéo giảm theo.

Ví dụ:

Công ty A phát hành 1.000 cổ phiếu trị giá 1.000.000đ/cổ phiếu và chia đều cho 1.000 cổ đông, như vậy mỗi người sở hữu 1/1.000 giá trị công ty. Khi công ty này phát hành thêm, hay còn gọi là phát hành thứ cấp, 1.000 cổ phiếu nữa cho 1.000 người khác thì tổng lượng cổ phiếu sẽ là 200 trong khi giá trị vốn hoá của doanh nghiệp vẫn là 1 tỷ đồng nên giá trị mỗi cổ phiếu chỉ còn là 500.000đ/cổ phiếu.

Pha loãng cổ phiếu
Pha loãng cổ phiếu

Các trường hợp pha loãng cổ phiếu thường gặp nhất?

Hiện tại, có 4 trường hợp pha loãng cổ phiếu thường xảy ra nhất, bao gồm: Chào bán thêm cổ phiếu; Tăng thêm cổ phiếu thưởng cho người lao động (ESOP); Trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu; Phát hành cổ phiếu mới khi sáp nhập, mua lại công ty khác.

Chào bán thêm cổ phiếu

Chào bán thêm cổ phiếu là hình thức thường thấy nhất, nó cũng bao gồm 3 hình thức chào bán gồm:

Chào bán riêng lẻ

Doanh nghiệp có thể chào bán cổ phiếu cho một số ít người đã được lên danh sách từ trước đó, có thể là dưới 100 người đã được lên danh sách từ trước. Họ thường là những đối tác hay cổ đông chiến lược của doanh nghiệp.

Chào bán ra công chúng

Do chào bán ra công chúng nên doanh nghiệp sẽ không tính được số lượng người mua. Với loại hình chào bán ra công chúng này, số cổ phiếu được bán ra rất nhiều và nó phù hợp với những doanh nghiệp đang cần huy động một lượng vốn lớn. Tuy nhiên những rủi ro mà hình thức pha loãng cổ phiếu bằng cách bán ra công chúng này cũng cao hơn so với chào bán riêng lẻ.

Chào bán cho cổ đông hiện hữu

Chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu cũng là cách công ty bán thêm cổ phiếu ra công chúng nhưng đối tượng người mua có sự khác biệt hơn, cách thức và thông tin chào bán cũng có sự khác biệt ở chỗ công ty sẽ chỉ tập trung bán toàn bộ số cổ phiếu mới cho chính những cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp đó. Mỗi cổ đông sẽ được mua lượng cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ sở hữu hiện tại của mình. Khi ấy, nếu tất cả cổ đông đều mua thêm cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ sở hữu hiện tại thì tỷ lệ sở hữu chung sẽ không thay đổi. Nhưng nếu có cổ đông không thực hiện quyền mua thì tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ sẽ giảm, dẫn đến pha loãng cổ phiếu.

Ví dụ:

Công ty A phát hành lần đầu 1.000 cổ phiếu trị giá 1.000.000đ/cổ phiếu cho 100 cổ đông nhưng trong đó có một cổ đông tên B nắm giữ 100 cổ phiếu trên tổng số 1.000 cổ phiếu phát hành, chiếm 10% trị giá công ty.

Sau một thời gian, công ty này Chào bán thêm 1.000 cổ phiếu nữa cho chính 100 cổ đông này nhưng ông B không mua thêm cổ phiếu. Do đó, số lượng cổ phiếu mà ông B nắm giữ vẫn là 100 cổ phiếu nhưng 100 cổ phiếu trên tổng lượng 2.000 cổ phiếu nên ông chỉ nắm giữ 5% trị giá công ty.

Cổ phiếu thưởng cho người lao động (ESOP)

ESOP là quyền mua cổ phiếu nội bộ với mục đích chính để khích lệ và giữ chân nhân tài. Người mua cổ phiếu ESOP có thể là các nhân viên lâu năm, những người có đóng góp tích cực cho sự phát triển của công ty hoặc là thành viên ban lãnh đạo. Việc phát hành thêm ESOP sẽ làm giảm quyền sở hữu của cổ đông bên ngoài, đồng thời tăng thêm quyền hạn cho ban lãnh đạo hoặc cho chính những nhân viên trong công ty.

Cổ phiếu chuyển đổi từ trái phiếu

Để huy động vốn, nhiều doanh nghiệp còn áp dụng giải pháp phát hành trái phiếu chuyển đổi. Đúng như tên gọi, loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu. Khi có nhu cầu, trái chủ có thể yêu cầu chuyển đổi lượng trái phiếu này sang cổ phiếu và khi đó, doanh nghiệp bắt buộc phải phát hành thêm cổ phiếu mới. Sau quá trình chuyển đổi, doanh nghiệp sẽ giảm được khoản nợ vay từ trái phiếu nhưng số lượng cổ phiếu cũng sẽ tăng kéo theo vốn chủ sở hữu tăng. Tuy nhiên, khi ấy, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hiện hữu bị giảm xuống.

Ví dụ:

Cổ đông B nắm giữ 100 cổ phiếu trên tổng số 1.000 cổ phiếu của công ty A, tỷ lệ sở hữu tương đương 10%. Một thời gian sau, công ty A phát hành thêm 500 cổ phiếu cho một số trái chủ có nhu cầu chuyển đổi. Khi đó, tổng số cổ phiếu của nhà đầu tư B vẫn là 100 cổ phiếu nhưng trên tổng lượng cổ phiếu là 1.500 chứ không còn là 1.000 như trước. Do đó, tỷ lệ sở hữu của cổ đông B cũng giảm xuống còn 7,5%.

Pha loãng cổ phiếu
Pha loãng cổ phiếu

Phát hành cổ phiếu mới khi sáp nhập, mua lại công ty khác

Một doanh nghiệp có thể phát hành và cung cấp cổ phiếu mới cho các cổ đông của một công ty mà họ muốn mua. Các doanh nghiệp nhỏ hơn đôi khi cũng cung cấp cổ phiếu mới để thực hiện giao dịch hoán đổi cổ phiếu. Tỷ lệ hoán đổi được hai bên thỏa thuận từ trước.

Ví dụ:

Công ty A có 1.000 cổ phiếu, với giá thị trường là 1.000.000 đồng/cổ phiếu. Công ty B có 4.000 cổ phiếu, giá thị trường là 250.000 đồng/cổ phiếu. Công ty A sẽ tiến hành sáp nhập công ty B với phương án hoán đổi cổ phiếu. Theo đó, công ty A phát hành thêm 1.000 cổ phiếu và hoán đổi toàn bộ số cổ phiếu của công ty B theo tỷ lệ 1:4 (1 cổ phiếu công ty A sẽ đổi được 4 cổ phiếu công ty B).

Sau khi sáp nhập, số lượng cổ phiếu của công ty A sẽ là 11.000 cổ phiếu và các cổ đông công ty B sẽ trở thành cổ đông của công ty A. Lúc này, cổ phiếu của công ty A bị pha loãng nhưng theo hướng tích cực vì mục tiêu của các thương vụ sáp nhập thường hướng đến việc giảm chi phí vận hành, giảm đối thủ cạnh tranh và tăng thị phần.

Ý nghĩa của việc pha loãng cổ phiếu

Rất nhiều nhà đầu tư luôn tỏ ra e ngại khi có thông tin phát hành thêm cổ phiếu bởi dưới góc nhìn của họ, phát hành cổ phiếu dù dưới hình thức nào thì vẫn sẽ  mang đến nhiều giá trị tiêu cực. Tuy nhiên, mọi việc luôn có hai mặt của nó, bên cạnh sự tiêu cực vẫn luôn có những giá trị tích cực.

Ý nghĩa tích cực 

  • ESOP (Employee Stock Ownership Plan) sẽ là sự động viên khiến nhân viên, lãnh đạo, những người có giá trị với công ty thêm gắn bó cao hơn để rồi tạo ra những giá trị tích cực hơn, giúp công ty phát triển hơn.

  • Quá trình chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu có thể giúp giảm chi phí lãi vay của doanh nghiệp, thậm chí còn gia tăng vốn doanh nghiệp.

  • Sự pha loãng cổ phiếu thông qua quá trình sáp nhập hoặc mua lại một công ty khác (M&A) thường mang tính tích cực theo hướng giảm chi phí vận hành, giảm đối thủ cạnh tranh và tăng thị phần.

Tác động tiêu cực:

  • Các cổ đông sẽ phải chấp nhận những thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Những người sáng lập công ty có thể bị suy giảm quyền kiểm soát công ty.

  • Một loạt các chỉ số tài chính của công ty có thể giảm sút trong ngắn hạn, bao gồm EPS (lợi nhuận trên cổ phiếu), ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu).

  • Ban lãnh đạo phải đối mặt với áp lực phải đem về nhiều lợi nhuận hơn khi công ty đã được tăng thêm vốn.

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top