Chu Kỳ Kinh Doanh Là Gì? 4 Giai Đoạn Trong Chu Kỳ Kinh Doanh

25/09/2023

F88 giải ngân ngay 30 triệu trong 15 phút, không giữ tài sản, lãi suất 1.1%, điền đơn ngay!

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều phải trải qua ít nhất một chu kỳ kinh doanh trong vòng đời của mình. Nắm bắt được chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ có những bước đi phù hợp nhằm đem lại hiệu quả tối đa cho hoạt động của mình. Vậy chu kỳ kinh doanh được nhận diện như thế nào?

Chu kỳ kinh doanh là gì?
Chu kỳ kinh doanh là gì?

 

Chu kỳ kinh doanh là gì?

  • Ở tầm quốc gia, tầm kinh tế vĩ mô, chúng ta có thể hiểu chu kỳ kinh doanh là sự giao động lên xuống trong những hoạt động kinh tế của một quốc gia hay nhiều quốc gia, thậm chí là khu vực.
  • Ở tầm doanh nghiệp, chu kỳ kinh doanh được hiểu một cách nôm na là sự giao động lên xuống của việc sản xuất, phân phối sản phẩm của một doanh nghiệp nào đó. Không chỉ trong lĩnh vực sản xuất, mọi doanh nghiệp, dù trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng có đều chu kỳ kinh doanh của mình.

Trên thực tế, một chu kỳ kinh doanh được tính từ khi nguồn vốn của doanh nghiệp hay của quốc gia được xuất ra để thanh toán cho các nguồn lực ngắn hạn như mua nguyên vật liệu đầu vào và chu kỳ này sẽ kết thúc khi một số tiền được thu về dù số tiền được thu về đó có thể nhiều hơn, ngang bằng hoặc thậm chí thấp hơn số tiền bỏ ra ban đầu.

Chu kỳ kinh doanh là gì?
Chu kỳ kinh doanh là gì?

Chu kỳ kinh doanh được nhận diện như thế nào?

Mỗi trường phái kinh tế học lại lý giải việc chu kỳ kinh doanh xuất hiện và vận hành theo một hướng khác nhau nhưng được nhiều người đồng thuận nhất có lẽ là cách lý giải của nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh có tên là John Maynard Keynes - người đã được tạp chí Times lừng danh xếp hạng là một trong những nhà kinh tế học có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20.

Ông cho rằng các khoản đầu tư, khi được đưa vào nền kinh tế (ở cấp vĩ mô) hay đưa vào vận hành sản xuất, dịch vụ, thương mại (ở cấp vi mô) đều sẽ bị thay đổi một cách dễ dàng. Sự thay đổi này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các chu kỳ kinh tế.

Tại đỉnh của chu kỳ, thu nhập của nhà đầu tư không tăng trong khi năng lực sản xuất đã đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Điều này sẽ dẫn đến việc giảm đầu tư. Ngược lại, tại đáy của chu kỳ, các khoản đầu tư tăng lên do các yếu tố bên ngoài hoặc nhu cầu đầu tư thay thế, làm tăng mức đầu tư tài chính.

Các giai đoạn trong chu kỳ kinh doanh

Một chu kỳ kinh doanh hoàn chỉnh sẽ bao gồm 5 giai đoạn là Hình thành - Bắt đầu phát triển - Tăng trưởng - Trưởng thành - Suy thoái. Ở cuối giai đoạn suy thoái, nếu doanh nghiệp không thể phục hồi để “đi tắt” vào giai đoạn Tăng trưởng thì chu kỳ kinh doanh đến đây là kết thúc.

Giai đoạn Hình thành

Đây là thời kỳ sơ khai của bất cứ doanh nghiệp nào và ở thời kỳ này, cả doanh nghiệp và nhà đầu tư cần tập trung xây dựng, đề ra một kế hoạch cụ thể trong đó quan trọng nhất là mục tiêu kinh doanh và chiến lược phát triển. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị cho mình những nguồn lực cần thiết, đặc biệt là về tài chính và con người để hiện thực hóa những gì đã được xác định trong bản kế hoạch trên. 

Giai đoạn này được xem là giai đoạn quan trọng nhất để “định hình” doanh nghiệp nên đương nhiên, ở một góc độ nào đó, nó cũng chính là giai đoạn khó nhất trong 5 giai đoạn của chu kỳ. Các nhà nghiên cứu kinh tế học cũng chỉ ra rằng trong giai đoạn này, doanh nghiệp nên xây dựng nhiều bản kế hoạch, xác định nhiều mục tiêu mang tính khả thi hơn là chỉ chăm chăm vào một mục tiêu, một kế hoạch duy nhất. Cùng với đó cũng là việc tìm kiếm nhiều nguồn cung nhân lực, tài lực hơn nữa nhằm tăng cường tính khả thi khi hiện thực hóa kế hoạch đề ra. 

Một số khó khăn thường gặp phải trong giai đoạn hình thành là:

  • Không có được nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng, đúng yêu cầu
  • Không tiếp cận với khách hàng tiềm năng và thuyết phục họ về những gì mình đang làm
  • Không chắc chắn về tính khả thi của kế hoạch kinh doanh trong tầm nhìn dài hạn

Giai đoạn Bắt đầu phát triển

Thời điểm kết thúc giai đoạn Hình thành để chuyển qua giai đoạn mới là khi doanh nghiệp bắt đầu mở rộng kinh doanh để đạt đến mục tiêu hòa vốn. Hoạt động quảng cáo được thực hiện nhằm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến với đối tượng khách hàng tiềm năng. Ở giai đoạn thứ hai này, các doanh nghiệp phải đối diện với thách thức lớn là các khoản chi phí phát sinh và mục tiêu hoàn vốn, cân đối doanh thu.

🔸 Mục tiêu lớn nhất trong giai đoạn này là nhanh chóng hòa vốn và bước đầu tích luỹ vốn.

  • Ở cuối giai đoạn này, doanh nghiệp không chỉ đạt ngưỡng hoà vốn mà cần vươn tới việc ổn định nguồn tài chính nhằm tạo bệ phóng cho quá trình phát triển tiếp theo - mở rộng quy mô và hoạt động kinh doanh.
  • Trên thực tế, đã có rất nhiều thất bại ở giai đoạn này mà nguyên nhân chủ yếu đến từ việc bộ máy quản lý không có kinh nghiệm quản trị, đặc biệt là quản trị tài chính, dẫn đến việc mất cân bằng thu – chi.
  • Việc bộ máy lãnh đạo không kiểm soát được các khoản tiền chi ra nhằm tạo bệ phóng cho quá trình phát triển tiếp theo đã dẫn đến sự tăng trưởng âm. Kết quả là không đạt được điểm hòa vốn, thậm chí thâm hụt vốn đến mức không thể phục hồi. Điểm kết thúc của sự tăng trưởng âm đó chính là sự thất bại của doanh nghiệp - đóng cửa.

Giai đoạn Tăng trưởng

Nếu cân đối được thu chi, giải quyết được các vấn đề tài chính phát sinh hoặc xây thành công bệ phóng trong giai đoạn Bắt đầu tăng trưởng thì khả năng doanh nghiệp bước tiếp vào Tăng trưởng thực sự là khá cao. Trong giai đoạn Tăng trưởng này, hoạt động đầu tư sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn và đồng thời trong các hoạt động kinh tế khác nhau để đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Tất nhiên, kết quả của sự cộng hưởng đó cũng như kết quả của quá trình này là doanh nghiệp hay thậm chí là quốc gia sẽ chuyển mình bằng những bước chân nhảy vọt.

Giai đoạn Trưởng thành

🔸 Sẽ có nhiều người nhầm lẫn giữa giai đoạn Tăng trưởng và giai đoạn Trưởng thành bởi ở cả hai giai đoạn này, doanh nghiệp đều có sự phát triển.

  • Tuy nhiên, nếu ví von một cách bóng bẩy rằng ở giai đoạn Tăng trưởng, doanh nghiệp như một trọc phú, một phú ông mới nổi thì ở giai đoạn Trưởng thành, doanh nghiệp phải trở thành một đại gia, một quý tộc đúng nghĩa.
  • Còn dưới góc nhìn kinh tế, ở giai đoạn Tăng trưởng, dù có sự phát triển nhưng doanh nghiệp vẫn tồn tại một số bất ổn và chưa có nền móng thực sự vững vàng.
  • Còn khi bước qua giai đoạn Trưởng thành, những vấn đề vừa nêu đã được giải quyết, các bất ổn không còn và nền móng phát triển được xem là ổn định lâu dài. 

🔸 Ngoài ra, trong giai đoạn này, doanh nghiệp cũng đã có được một lượng khách hàng ổn định, trung thành nên không cần phải tiến hành nhiều hoạt động quảng cáo, chi phí vận hành và nhiều loại chi phí sản xuất khác cũng được tiết kiệm đáng kể.

  • Từ đó, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng tiến nhanh chóng, thậm chí đạt được đỉnh cao.
  • Tuy nhiên, thách thức thì luôn có và trên đỉnh cao này, doanh nghiệp phải đối diện với bài toán làm thế nào để duy trì vị trí này thật tốt, thật lâu cũng như nhận diện thách thức ở giai đoạn tiếp theo.
  • Bởi vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị các phương án và cách giải quyết cho các tình huống khác nhau có thể xảy ra vào giai đoạn suy thoái sau đó.
  • Nếu các phương án này hiệu quả, nó sẽ trở thành bước đệm cho doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn suy thoái và bước vào chu kỳ kinh doanh tiếp theo.
Chu kỳ kinh doanh là gì?
Chu kỳ kinh doanh là gì?

Giai đoạn suy thoái

Dấu hiệu để nhận biết giai đoạn này rõ rệt nhất chính là việc hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp bắt đầu tiêu thụ chậm lại vì nhiều lý do khác nhau. Thật sự thì chẳng có doanh nghiệp nào tránh được giai đoạn này dù chẳng có bất cứ ban lãnh đạo hay chủ đầu tư nào mong muốn.

Tuy nhiên, thay vì than khóc hay đổ lỗi như một số chủ doanh nghiệp đã làm, những người tỉnh táo hơn, khôn ngoan hơn sẽ lập tức triển khai các phương án đã được chuẩn bị trong giai đoạn “đỉnh cao” trước. 

Hai giải pháp trong giai đoạn suy thoái

“Chúng tôi có thể làm gì khi bước vào giai đoạn suy thoái?” là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đưa ra nhất. Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, có hai giải pháp mà doanh nghiệp có thể lựa chọn.

🔸 Giải pháp một là cải tiến, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. Việc điều chỉnh và vận hành giải pháp này phải lựa chọn đúng thời điểm và vận hành nó một cách hiệu quả thì mới giúp doanh nghiệp thực sự phục hồi và bắt đầu một chu kỳ mới nhưng là ở giai đoạn thứ ba - giai đoạn Tăng trưởng.

🔸 Giải pháp hai là tuyên bố phá sản, rút lợi nhuận, rút vốn đầu tư. Khi tiến hành giải pháp này cũng coi như doanh nghiệp sẽ kết thúc chu kỳ kinh doanh của mình. Tuy nhiên, cũng như giải pháp đầu tiên, việc lựa chọn thời điểm là đặc biệt quan trọng, tránh trường hợp chần chừ quá lâu để doanh nghiệp ngày càng “mất giá” khi bán. Những chủ doanh nghiệp trẻ trường chọn giải pháp bán lại công ty để khởi nghiệp ở một chu kỳ khác.

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top