Nguyên tắc thế quyền bảo hiểm là gì? Nội dung và cơ sở

17/04/2023

Dịch vụ bảo hiểm được hoạt động dựa trên nhiều nguyên tắc khác nhau, bao gồm cả nguyên tắc thế quyền. Để hiểu kỹ hơn về nguyên tắc thế quyền bảo hiểm tài sản, hãy cùng tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây nhé.

Thế quyền bảo hiểm tài sản là định nghĩa được nhiều người tìm hiểu hiện nay
Thế quyền bảo hiểm tài sản là định nghĩa được nhiều người tìm hiểu hiện nay

1. Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm là gì

Nguyên tắc thế quyền trong dịch vụ bảo hiểm (Principle of subrogation) còn được gọi là nguyên tắc chuyển quyền đòi bồi thường. Đây là sự mở rộng và hệ quả của nguyên tắc bồi thường.

Nguyên tắc thế quyền giúp người tham gia bảo hiểm có quyền đòi bồi thường từ người chịu trách nhiệm việc gây ra những tổn thất. Mang giá trị pháp lý, cho phép công ty bảo hiểm lấy lại khoản tiền tương ứng từ người gây ra tai nạn.

Đối với nguyên tắc thế quyền, công ty bảo hiểm có quyền khiếu nại người gây ra tổn thất bồi thường lại cho mình sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm. Khi gặp sự cố gây ra do bên thứ ba, người tham gia bảo hiểm phải có trách nhiệm ủy quyền, cung cấp cho công ty bảo hiểm những chứng từ liên quan. Ví dụ như: biên bản, thư từ, bằng chứng người thứ ba gây ra tổn thất. Dựa vào đó, công ty sẽ đại diện người tham gia bảo hiểm khiếu nại lại bên thứ ba.

Công ty bảo hiểm cung cấp sản phẩm là bảo hiểm tài sản sau khi thực hiện bồi thường cho người được bảo hiểm, có thể thay mặt người được bảo hiểm đứng ra khiếu nại bên thứ 3 bồi thường những tổn thất do người đó gây ra. Trách nhiệm của người được bảo hiểm là uỷ quyền, cung cấp các chứng từ cần thiết cho phía doanh nghiệp/công ty bảo hiểm để tiến hành khiếu nại.

Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm tài sản nhằm hạn chế tối đa thiệt thòi bên tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm.

Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm tài sản giúp đảm bảo quyền lợi cho người mua bảo hiểm
Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm tài sản giúp đảm bảo quyền lợi cho người mua bảo hiểm

2. Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm tài sản hình thành dựa trên nguyên tắc nào?

Pháp luật Việt Nam cho phép công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm áp dụng nguyên tắc này nhằm hạn chế tình trạng kiếm lời bất hợp pháp trong việc kinh doanh bảo hiểm.  Dựa trên Điều 365 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Tạm gọi như sau: Bên có quyền (A), Bên có nghĩa vụ (B), người thế quyền (C)

+ Bên A yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho bên C theo thoả thuận, ngoại trừ những trường hợp sau:

  • Quyền yêu cầu cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

  • Bên A và bên B có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.

+ Khi bên A yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho bên C thì bên C trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên B.

Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên B biết về việc này, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên B thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.

Ngoài Bộ luật Dân sự năm 2015 thì trong Điều 49 Luật Kinh doanh bảo hiểm còn quy định như sau:

Điều 49. Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn

Tạm gọi như sau: Người được bảo hiểm (A), doanh nghiệp bảo hiểm (B)

Trong trường hợp bên thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho A và B đã trả tiền bồi thường cho A thì A phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho B.

Trong trường hợp A từ chối chuyển quyền cho B, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì B có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tuỳ theo mức độ lỗi của A.

B không được yêu cầu người thân của A (cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột,…) bồi hoàn khoản tiền mà B đã trả cho A, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất.

Như vậy, bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả cho bên được bảo hiểm.

Qua đó, có thể hiểu cơ sở hình thành nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm là:

  • Số tiền bồi thường cho người được bảo hiểm không được vượt quá mức tổn hại thực tế mà họ phải chịu.

  • Số tiền bồi thường từ bên thứ ba cho công ty bảo hiểm không vượt quá số tiền mà công ty đã bồi thường cho người được bảo hiểm.

Có thể áp dụng nguyên tắc thế quyền trước hoặc sau khi bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm. Công ty bảo hiểm là đại diện làm việc trực tiếp với các bên liên quan về vấn đề bồi thường này:

Người được bảo hiểm cần cung cấp chứng từ, biên bản, bằng chứng,... liên quan cho bên bảo hiểm để thực hiện nguyên tắc thế quyền.

Nếu người được bảo hiểm không đòi bồi thường từ người thứ ba thì họ sẽ không phải chịu trách nhiệm về tổn thất dù là người trực tiếp gây ra các tổn thất ấy. Đây là sự không công bằng và cũng dẫn tới những hệ luỵ xấu nên cần phải chuyển quyền đòi bồi thường cho công ty bảo hiểm.

Thế quyền bảo hiểm là chuyển giao quyền yêu cầu bồi thường cho một bên khác
Thế quyền bảo hiểm là chuyển giao quyền yêu cầu bồi thường cho một bên khác

3. Điều kiện thực hiện và công dụng của nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm tài sản

3.1. Điều kiện áp dụng nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm tài sản

  • Người gây ra tổn thất thuộc bên thứ ba và có trách nhiệm bồi thường.

  • Những tổn thất có thể bồi thường phải nằm trong phạm vi sự kiện bảo hiểm thuộc quy định hợp đồng bảo hiểm.

  • Công ty bảo hiểm đã thực hiện bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm.

  • Nguyên tắc thế quyền bảo hiểm chỉ có thể áp dụng cho tài sản, không áp dụng cho con người.

  • Bên có quyền phải thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu cho bên có nghĩa vụ.

3.2. Mục đích của nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm tài sản

Đối với bên mua bảo hiểm tài sản: Người được bảo hiểm không được nhận bồi thường 2 lần từ bên thứ 3 và công ty bảo hiểm cho cùng một tổn thất. Điều này nhằm đảm bảo sự công bằng.

Đối với doanh nghiệp/công ty bảo hiểm: Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, nguyên tắc thế quyền sẽ góp phần bù đắp phần nào tài chính đã bồi thường cho người được bảo hiểm.

Nguyên tắc thế quyền bảo hiểm chỉ có thể áp dụng cho tài sản
Nguyên tắc thế quyền bảo hiểm chỉ có thể áp dụng cho tài sản

4. Nếu bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu thì sao?

Theo quy định trong Điều 369 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Tạm gọi như sau: Bên có nghĩa vụ (A), người thế quyền (B), người chuyển giao (C)

Trường hợp bên A không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu và B không chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao thì bên A có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với B.

Trường hợp bên A do không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với C thì B không được yêu cầu A phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình.

Như vậy, bên có nghĩa vụ phải được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Nếu không sẽ không có bất kỳ cơ sở nào để yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của họ.

Lưu ý, bên có nghĩa vụ cũng có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu bên đó đồng ý. Trừ khi nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ. Cụ thể được quy định tại Điều 370 Bộ luật Dân sự năm 2015 (Chuyển giao nghĩa vụ) như sau:

Tạm gọi như sau: Bên có nghĩa vụ (A), bên có quyền (B) người thế nghĩa vụ (C)

  • Bên A có thể chuyển giao nghĩa vụ cho C nếu được bên B đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên B hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.

  • Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì C trở thành bên có nghĩa vụ.

Bên có nghĩa vụ phải được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu
Bên có nghĩa vụ phải được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu

5. Ví dụ đơn giản về nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm tài sản

  • Công ty A (bên mua bảo hiểm) và công ty B (Bên bảo hiểm) có hợp đồng bảo hiểm cho tài sản là thiết bị điện tử của một dự án theo hợp đồng uỷ thác mua hàng hoá giữa công ty A và Công ty C (Đối tác của Bên mua bảo hiểm) cho hàng hoá gửi từ Nhật Bản về Việt Nam.
  • Thực tế hàng hoá trong quá trình vận chuyển đã bị thiệt hại khoảng một nửa giá trị tài sản.
  • Sau khi thẩm định, xác minh thì số hàng hoá này thuộc phạm vi bảo hiểm của bên B và bên B đã thanh toán cho bên A. Sau khi thanh toán tiền bảo hiểm, bên B đã gửi công văn thông báo Công ty C tiến hành bồi thường số tiền bảo hiểm mà bên B đã thành toán cho bên A.
  • Do đó, ví dụ trên có tồn tại hợp đồng bảo hiểm tài sản là thiết bị điện tử giữa hai bên, với hợp đồng bảo hiểm hoàn toàn hợp pháp theo luật dân sự và luật kinh doanh bảo hiểm. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên B đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên A.
  • Sau đó theo nguyên tắc thế quyền, bên A sẽ chuyển giao quyền yêu cầu bồi thường cho bên công ty bảo hiểm. Khi đó bên B sẽ có quyền yêu cầu bên đối tác thanh toán cho mình chi phí mà bên công ty bảo hiểm đã thanh toán cho bên A.
  • Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện thanh toán, bên B có toàn quyền yêu cầu, khởi kiện theo thủ tục tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài thương mại với tư cách là nguyên đơn theo quy định của Bộ Luật tố tụng Dân sự và Luật Trọng tài thương mại.
Bạn cần tìm hiểu kỹ về nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm tài sản để tránh rủi ro
Bạn cần tìm hiểu kỹ về nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm tài sản để tránh rủi ro

 

Trên đây là những giải đáp về nguyên tắc thế quyền bảo hiểm tài sản là gì. Theo dõi website F88 để cập nhật nhiều hơn về các quy định liên quan tới bảo hiểm hay kiến thức tài chính hữu ích nhé.

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top