13/04/2023
Việc xác định năm năm tài chính rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Cũng bởi vì đó là khoảng thời gian để tổng kết các khoản doanh thu, lợi nhuận, chi phí. Điều này làm tiền đề giúp so sánh giữa các năm và từ đó định hướng được sự phát triển của công ty trong thời gian tới.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu năm tài chính là gì, cũng như cách tính năm tài chính tốt nhất nhé.
Năm tài chính là một thuật ngữ được sử dụng trong nhiều trên thị trường, nó còn được gọi là Năm tài khóa hoặc Năm ngân sách. Hiểu đơn giản thì năm tài chính là thời kỳ tổng kết, hạch toán và báo cáo của doanh nghiệp.
Tại Việt nam có quy định về năm tài chính là năm dương lịch và thời điểm bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. Hoặc theo quy định cho phép áp dụng của Bộ tài chính đối với một số doanh nghiệp.
Ngoài ra, liên quan tới năm tài chính, còn có thuật ngữ mà bạn cũng nên biết đó là niên độ tài chính. Niên độ tài chính hiểu đơn giản là thời gian để trình bày báo cáo tài chính của năm tài chính.
Một niên độ tài chính sẽ gồm 12 tháng liên tiếp được tính theo năm tài chính của doanh nghiệp và được quy định ngay từ đầu.
Hiện nay, theo quy định mới nhất, các công ty sẽ tiến hành báo cáo vào giai đoạn giữa niên độ tài chính. Báo cáo tài chính giữa niên độ bao gồm báo cáo tài chính bán niên và báo cáo theo quý.
Những nội dung tối thiểu mà bản báo cáo tài chính giữa niên độ cần phải có gồm: Báo cáo tài chính tóm lược và phần thuyết minh được chọn lọc.
🔸 Năm tài chính không có nghĩa là ngày mở sổ kế toán hoặc cũng không có nghĩa là ngày khai báo thành lập doanh nghiệp. Nếu tổ chức bạn được thành lập tháng 9 và muốn lấy năm tài chính trùng khớp với năm theo lịch dương lịch thì năm tài khóa của tổ chức đó vẫn là ngày 01/01 của năm mà doanh nghiệp thành lập.
🔸 Các tổ chức, công ty hoàn toàn có thể lựa chọn năm tài chính trùng với năm dương lịch. Hoặc đối với các doanh nghiệp có đặc thù riêng về hoạt động, tổ chức sẽ được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn của một năm theo lịch dương. Bắt đầu từ ngày 01 của tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau, đồng thời doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo cho cơ quan tài chính biết.
🔸 Năm tài chính là khoảng thời gian có độ dài tương đương với khoảng thời gian một năm, tức là 12 tháng ( Khoảng từ 52 đến 53 tuần) dùng cho công tác kế hoạch ngân sách của đơn vị doanh nghiệp hoặc của quốc gia.
🔸 Năm tài chính còn được gọi là năm tài khóa theo cách gọi của Việt Nam. Còn tại Mỹ, năm tài chính còn được gọi là Năm thuế.
Tóm lại ngày bắt đầu năm tài chính cho các tổ chức áp dụng chế độ kế toán Việt Nam thường được tính theo theo năm dương lịch. Được hiểu tức là ngày bắt đầu năm tài khóa (Từ 01/01 và kết thúc là ngày 31/12 của năm tài chính đó).
Trường hợp tổ chức bạn là công ty con có vốn đầu tư nước ngoài và muốn được lựa chọn năm tài chính giống với năm tài chính của công ty mẹ bên nước ngoài thì hoàn toàn có thể áp dụng năm tài chính khác đi.
Ví dụ:
Đối với các quốc gia như Anh, Ấn Độ, Canada, Hong Kong, Nhật Bản: Năm tài khóa bắt đầu từ ngày 01 tháng 04 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 03 năm kế tiếp.
Với các quốc gia như Bỉ, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Thái Lan, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Việt Nam: Năm tài khóa trùng với năm dương lịch.
Với quốc gia là Mỹ: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 30 tháng 09 năm kế tiếp.
Còn với nước Úc: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 07 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 30 tháng 06 năm kế tiếp.
Đối với các cơ sở đào tạo, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục mà chọn kỳ kế toán năm theo năm học khác với năm dương lịch thì kỳ kế toán năm phải là mười hai tháng tròn tính từ đầu ngày 01 tháng 07 năm này đến hết ngày 30 tháng 06 năm sau. Hoặc có thể từ ngày 01 tháng 10 năm này đến hết ngày 30 tháng 9 năm sau.
Đồng thời, khi thực hiện theo quy tắc này thì phải thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan thuế quản lý trực tiếp nắm bắt. Cuối năm dương lịch vẫn phải lập báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước.
Ở Việt Nam, thông thường năm tài chính sẽ được tính trùng với năm dương lịch. Điều này tạo ra sự thuận lợi trong việc tính toán, tuy vậy cũng dễ gây nhầm lẫn. Một số đặc điểm giúp bạn hiểu về năm tài chính và năm dương lịch là:
- Điểm tương đồng: Về cơ bản, cả năm tài chính và năm dương lịch đều được tính tròn 12 tháng theo lịch dương lịch (tương đương với 52 đến 53 tuần, tùy từng năm).
- Điểm khác nhau: Năm dương lịch luôn được bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày cuối cùng của năm (31/12 hàng năm). Còn năm tài chính được bắt đầu vào ngày 01 của quý đầu tiên, nó có thể trùng với năm dương lịch hoặc khác với năm dương lịch.
Theo khoản 1, Điều 5 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có quy định về kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm tài chính hoặc theo năm dương lịch. Trừ trường hợp tổ chức đó là doanh nghiệp nước ngoài, có vốn đầu tư nước ngoài và công ty mẹ đặt tại nước ngoài.
Do đó, việc xác định thời điểm năm tài chính là vô cùng quan trọng bởi chúng ảnh hưởng đến thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm:
Trường hợp doanh nghiệp chọn năm tài chính trùng với năm dương lịch: Thời điểm chậm nhất nộp hồ sơ là ngày 31/3 của năm tiếp theo. Cũng có nghĩa là, nếu doanh nghiệp chọn năm dương lịch làm năm tài chính, thời hạn nộp quyết toán thuế chậm nhất sẽ là ngày 31/3 năm nay (năm dương lịch) đối với hồ sơ quyết toán thuế vào năm trước.
Trường hợp doanh nghiệp chọn năm tài chính khác với năm dương lịch: Hạn cuối nộp hồ sơ quyết toán thuế năm là ngày cuối cùng của tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Ví dụ, nếu tổ chức bạn được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 01/04/2022. Năm tài chính của tổ chức này tính từ 01/04/2022 đến ngày 31/03/2023. Thời hạn chậm nhất để nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2022 sẽ là ngày 30/6/2023.
Thêm nữa, đối với hồ sơ khai thuế năm, thời hạn nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên năm dương lịch hoặc năm tài chính.
F88 được biết đến là chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích hàng đầu Việt Nam, trong đó có cung cấp sản phẩm chính là Vay bằng tài sản cầm cố, bảo hiểm phi nhân thọ. Hoạt động tới nay đã được hơn 10 năm và F88 sở hữu gần 1000 phòng giao dịch trên khắp cả nước. Có khả năng phục vụ mọi nơi khi khách hàng cần.
F88 cung cấp các gói vay bằng cách cầm cố tài sản, phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng. Ví dụ các gói vay như:
- Vay bằng cà vẹt xe máy
- Vay bằng cà vẹt ô tô
- Vay bằng ô tô
Ngoài ra, F88 trở thành đơn vị cung cấp trọn gói dịch vụ bảo hiểm đa kênh, hợp tác với các công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam như bảo hiểm bưu điện PTI, Bảo hiểm Bảo Việt để cung cấp đa dạng các loại bảo hiểm tới khách hàng. Đáp ứng được nhiều nhu cầu về bảo hiểm của nhiều đối tượng khác nhau.
Tất cả người dùng tham gia bảo hiểm cùng F88 Bảo hiểm đều được tiếp cận sản phẩm với chi phí, quyền lợi tối ưu và cá nhân hóa theo từng nhu cầu, được hỗ trợ trọn đời khi có bất kỳ sự kiện, rủi ro nào xảy ra.
Hiện tại, F88 đang cung cấp một số sản phẩm bảo hiểm sau:
• Bảo hiểm xe máy, ô tô
• Bảo hiểm trợ cấp nằm viện
• Bảo hiểm tai nạn cá nhân
• Bảo hiểm sức khỏe
Dù bạn mua cho bản thân, gia đình hay nhân viên, F88 cam kết cung cấp giải pháp bảo vệ phù hợp nhất theo nhu cầu và ngân sách của mỗi khách hàng. Xem thêm thông tin từng loại bảo hiểm tại website F88: https://f88.vn/bao-hiem.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu về năm tài chính, cách tính năm tài chính để áp dụng cho doanh nghiệp mình hoặc để nắm bắt kiến thức một cách tốt nhất. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn.
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện