13/04/2023
Bán khống là hình thức giao dịch có lẽ không có gì mới lạ với nhiều người, đặc biệt là trên thị trường chứng khoán. Bán khống thường được coi là hành vi xấu và không được khuyến khích?
Vậy, bán khống là gì? Bán khống chứng khoán có những rủi ro nào? Cần đề phòng những gì để tránh những thất thoát không đáng có khi giao dịch? Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về bán khống trong bài viết này nhé.
Bán khống có thể xảy ra trên nhiều thị trường như Chứng khoán, Bất động sản,... Bán khống được hiểu là hành vi kiếm lợi nhuận từ việc sụt giảm giá trị của loại tài sản.
🔸 Bán khống (tên tiếng anh gọi là Short Sale) được hiểu là hành vi giao dịch kiếm lợi nhuận từ việc sụt giá của một loại cổ phiếu hoặc trái phiếu hoặc tài sản tài chính khác. Cụ thể hơn, bán khống là cách mà người sở hữu tài sản bán đi một tài sản hoặc mã chứng khoán mà họ không sở hữu.
🔸 Người bán chứng khoán sẽ vay mượn mã chứng khoán từ các nhà đầu tư khác và thực hiện hành động bán ra. Lúc này, nhà đầu tư sẽ kỳ vọng giá chứng khoán giảm trong thời gian tới để có thể mua lại với giá thấp hơn giá trị thực tế của nó. Từ đó, ăn chênh lệch lợi nhuận giữa giá mua và giá bán.
🔸 Đồng thời, người thực hiện hành vi bán khống có nghĩa vụ mua và hoàn trả lại nhà đầu tư (người cho vay mượn mã chứng khoán ban đầu) đủ số lượng chứng khoán đã vay mượn.
Ví dụ:
Anh A mượn 1000 cổ phiếu XYZ của công ty B, và bán 1 cổ phiếu với mức giá là 50 USD. Trong tương lai, giá cổ phiếu này giảm xuống mức 40 USD. Lúc đó, bên A sẽ mua cổ phiếu với mức giá 40 USD/cổ phiếu và trả lại cho bên B. Anh A sẽ hưởng lợi chênh lệch giá mua và giá bán là: 10*1000 = 10.000 USD.
Việc bán khống chứng khoán sẽ phát sinh 2 trường hợp:
Dự đoán đúng: Nhà đầu tư sẽ thu về số lợi nhuận khổng lồ.
Dự đoán sai: Nếu thị trường ngược lại, không giảm mà tăng đột ngột, nhà đầu tư sẽ thua lỗ nặng nề.
Thêm nữa, nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ bán khống, bạn có thể tìm đọc cuốn sách có tựa đề The Big Short. Nó là một ví dụ điển hình cho việc bán khống chứng khoán xảy ra tại nước Mỹ.
Bán khống được coi là hành vi đầu cơ trong các giao dịch mua bán cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Bán khống chứng khoán có 2 mục đích chính như sau:
Mục đích đầu cơ thu lợi nhuận từ các giao dịch: Nhà đầu tư sẽ tìm hiểu, đưa ra các phân tích và dự đoán được xu hướng giảm giá của mã cổ phiếu trong tương lai. Lúc này, họ sẽ thực hiện bán khống một lượng mã chứng khoán đó, đủ để thúc đẩy việc giảm giá của cổ phiếu.
Khi mã cổ phiếu giảm giá theo đúng dự đoán, họ lại tiếp tục thực hiện hành động mua vào với giá thấp để ăn khoản chênh lệch, kiếm lời.
Phòng ngừa rủi ro từ thị trường chứng khoán: Nhà đầu tư muốn giảm tối đa tổn thất với một mã cổ phiếu trong trường hợp thị trường có nhiều biến động với diễn biến khó lường, đi ngược với dự đoán của họ.
Bán khống chứng khoán gồm 3 bước cơ bản:
Bước 1: Mượn cổ phiếu nào đó được dự đoán sẽ giảm giá trong tương lai. Việc này thường thông qua môi giới.
Bước 2: Nắm bắt thời điểm và bán ra một số lượng cổ phiếu đó ngay lập tức trên thị trường.
Bước 3: Mua lại chính những cổ phiếu đã bán với giá thấp hơn so với mức giá ban đầu bán ra và thực hiện chuyển số cổ phiếu này về tài khoản người cho mượn cổ phiếu.
Tuy nhiên, không hiếm trường hợp giá cổ phiếu vẫn tiếp tục tăng và lúc này người thực hiện bán khống sẽ bị lỗ. Do phải mua lại số cổ phiếu này với giá cao hơn để có thể hoàn trả lại số cổ phiếu đã mượn.
Bán khống có 3 đặc điểm chính như sau:
Bán khống là một giao dịch mà người bán khống không thực sự sở hữu cổ phiếu đang được bán. Thay vào đó, họ sẽ vay nó từ nhà môi giới hoặc đại lý trung gian.
Thông qua đó, nhà đầu tư thực hiện đặt lệnh bán và đồng thời có nghĩa vụ mua lại số cổ phiếu đó vào thời điểm nhất định trong tương lai để hoàn trả số cổ phiếu đã vay trước đó.
Cho phép người bán thu lợi nhuận từ các cổ phiếu trong trường hợp giảm giá. Dựa vào quan sát, kinh nghiệm và việc phân tích mà người bán kỳ vọng thu lợi nhuận từ việc bán cổ phiếu khi giá cao và mua lại khi giá đã giảm.
Bản chất bán khống là một loại rủi ro, thậm chí tỷ lệ rủi ro khá cao. Việc bán khống có thể mang lại lợi nhuận lớn cho người thực hiện, nhưng tổn thất mà nó mang lại cũng không hề nhỏ nếu như dự đoán là sai và giá trong tương lai không giảm theo mong muốn mà tiếp tục tăng cao.
Như đã nói ở trên, hoạt động bán khống được cho rằng mang lại nguồn lợi nhuận cao nhưng đồng thời rủi ro cũng không hề nhỏ và khó mà dự đoán. Cụ thể về một số rủi ro như sau:
Khi tham gia vào hoạt động bán khống, người bán luôn có kỳ vọng kiếm được mức lợi nhuận trong trường hợp cổ phiếu sẽ giảm trong thời gian bán khống.
Tuy vậy, với việc dự đoán sai biến đổi về giá, trong tương lai cổ phiếu đó càng tăng giá trị thì người đi vay mượn để bán khống càng ngày càng thua lỗ.
Về mặt lý thuyết, nếu như cổ phiếu càng tăng mà không giảm thì có thể đến vô cực và thậm chí không giảm nữa hoặc chỉ giảm rất ít, nhưng so với ban đầu thì là tăng. Điều đó có nghĩa là, chi phí vay mượn cổ phiếu trước đó sẽ bị đội giá lên nhiều lần.
Người bán khống lúc này không có khả năng mua được với giá rẻ nữa.
Khi tới thời hạn phải hoàn trả lại số cổ phiếu đã vay mượn từ trước, người bán khống buộc phải mua dù muốn hay không. Điều này dẫn đến nguồn cung tăng làm giá cổ phiếu thêm phần tăng cao hơn.
Trong thị trường chứng khoán, sẽ xuất hiện rủi ro về mặt pháp lý vì có lệnh cấm bán khống. Do vậy, những nhà đầu tư thực hiện giao dịch bán khống với khối lượng lớn sẽ có nguy cơ bị phát hiện và bị phạt cấm giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Bán khống là hoạt động khá phức tạp, không phải ai cũng có khả năng thực hiện được. Với những nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm, nền tảng kiến thức tốt thì mới nên thực hiện.
Hơn nữa, vì bán khống là hành vi không được pháp luật cho phép, thiếu sự quản lý chặt chẽ nên dễ bị xuất hiện việc thao túng thị trường chứng khoán, gây ra những tổn thất cho các nhà đầu tư nhỏ.
Xét về mức độ pháp luật, việc mua bán khống không được luật pháp công nhận trên thị trường cơ sở. Đồng nghĩa với việc mua bán khống riêng lẻ là vi phạm và không được phép.
Tuy vậy, trên thị trường vẫn còn kiểu bán khống giữa các cá nhân với nhau, hoặc bán khống chui thông qua các hình thức vay mượn với các nhà đầu tư với nhau. Mặc dù nghiệp vụ phức tạp và gặp nhiều rủi ro, nhưng do lợi nhuận cao nên tình trạng này vẫn đang diễn ra.
Tại thị trường phái sinh, việc bán khống này lại là hành vi được phép và có đòn bẩy lên đến 1:20 lần tại các công ty chứng khoán, tổ chức tài chính. Với kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và 6 tháng tùy lựa chọn.
Việc dự đoán xu hướng thị trường là bài toán không hề dễ dàng. Để giảm thiểu rủi ro, bạn nên lưu ý một số điều sau:
Xác định điểm mua, điểm bán hợp lý. Luôn giới hạn việc cắt lỗ bằng định mức nhất định. Tùy vào khả năng chịu rủi ro của bạn, mức được khuyến cáo là 7% - 10%.
Giao dịch trên thị trường chứng khoán, luôn có những rủi ro không thể lường trước. Vì vậy, bạn chỉ nên bán chứng khoán với một tỷ trọng nhất định.
Đối với nhà đầu tư mới tham gia thị trường, chưa có kinh nghiệm. Tốt hơn hết, bạn không nên tham gia bán khống. Việc xảy ra rủi ro do không thể dự đoán là điều dễ dàng xuất hiện.
Bạn có thể thực hiện mua cổ phiếu cơ sở và bán khống ở thị trường phái sinh với các đòn bẩy 1:5, 1:10 hoặc 1:20.
F88 được biết đến là chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích hàng đầu Việt Nam, trong đó có sản phẩm cho vay bằng cầm cố tài sản. Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động liên tục trên thị trường tài chính, phục vụ hàng trăm nghìn khách hàng và sở hữu gần 1000 Phòng giao dịch trên khắp cả nước, F88 tự tin là nơi đáng tin cậy khi bạn có nhu cầu về tài chính.
Hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về bán khống chứng khoán và những rủi ro từ nó để bạn có thể áp dụng khi giao dịch trên thị trường này.
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện