17/01/2023
Môi giới là một nghề xuất hiện đã từ rất lâu về trước. Tuy nhiên để hiểu rõ về nghề môi giới cũng như các quyền, nghĩa vụ của nghề môi giới thì không phải ai cũng biết hết. Vậy môi giới là gì? Các ngành môi giới phổ biến hiện nay là những ngành nào? Tìm hiểu nội dung tại bài viết này nhé.
Thực chất, môi giới là nghề đã xuất hiện từ lâu. Nhưng trước đây, môi giới chỉ mang tính chất quy mô nhỏ do các cá nhân thực hiện riêng lẻ nên chưa được xem là một nghề và chưa được định nghĩa rõ ràng.
Môi giới được hiểu như thế nào?
Ngày nay, có thể thấy nghề môi giới phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực. Phổ biến nhất trong các lĩnh vực như: Bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm,...
Một số nghề môi giới được quy định chặt chẽ. Ví dụ, để hoạt động môi giới trong lĩnh vực bất động sản, điều kiện là các cá nhân và tổ chức kinh doanh dịch vụ môi giới phải thành lập doanh nghiệp và phải có ít nhất 2 người sở hữu chứng chỉ hành nghề trở lên, đồng thời thực hiện việc nộp thuế theo quy định của pháp luật. Các cá nhân, tổ chức hoạt động môi giới bất động sản không được vừa làm nhà môi giới, vừa đóng vai trò là bên thực hiện hợp đồng giao dịch kinh doanh bất động sản.
Theo quy định, các cá nhân cần phải có đủ các điều kiện để được cấp chứng chỉ nghề môi giới bất động sản là:
Người môi giới (tên tiếng anh là Broker) được hiểu là bên trung gian giữa người bán và người mua. Broker được ủy thác tiến hành giao dịch mua/bán hàng hóa hay dịch vụ. Người môi giới sẽ không tham gia vào việc thực hiện hợp đồng trừ khi được bên mua hoặc bên bán ủy quyền. Về bản chất, người môi giới đóng vai trò giúp bên mua và bên bán gặp được nhau.
Công ty môi giới là các cơ quan, tổ chức đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước. Những quy định về quyền và nghĩa vụ của pháp luật được áp dụng tùy từng lĩnh vực khác nhau.
Đặc điểm nhận biết môi giới thương mại như sau:
Quan hệ môi giới thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng môi giới và được quy định tại luật Thương Mại 2005:
Theo quy định tại điều 74 trong Luật Thương mại năm 2005 quy định về hợp đồng môi giới thương mại và dịch vụ phải được thể hiện bằng văn bản hoặc lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
Khi giao kết hợp đồng môi giới thương mại, các bên cần thỏa thuận nội dung cụ thể của việc môi giới cùng mức thù lao mà bên môi giới sẽ được nhận. Đồng thời đề cập và trao đổi về thời hạn thực hiện hợp đồng, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hoặc vi phạm hợp đồng sẽ làm căn cứ để giải quyết.
Môi giới là một ngành nghề được nhiều người lựa chọn ngày nay
Phạm vi của ngành nghề môi giới khá rộng và các quan hệ môi giới được thiết lập dựa trên cơ sở hợp đồng. Một số ngành nghề môi giới thương mại được pháp luật cho phép hiện nay như:
Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về một số ngành nghề môi giới nhé.
1/ Môi giới tài sản
Ngành nghề môi giới tài sản được chia ra thành những lĩnh vực là: Môi giới bất động sản, môi giới nhà trọ.
2/ Môi giới dịch vụ
Ngành nghề môi giới dịch vụ khá đa dạng, bao gồm một số hoạt động là:
Môi giới chứng khoán
Dành cho các cá nhân hoặc công ty chứng khoán đứng ra làm đại diện và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình. Theo đó, người môi giới sẽ có trách nhiệm đưa ra lời khuyên, vạch ra hướng giao dịch có lợi cho bên khách hàng.
Môi giới bảo hiểm
Là việc cung cấp thông tin và tư vấn cho người mua bảo hiểm về các sản phẩm, phí bảo hiểm và điều kiện để được hưởng bảo hiểm,… Người môi giới bảo hiểm sẽ sắp xếp và giúp việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của hai bên được thỏa mãn.
Môi giới hải quan
Môi giới hải quan bao gồm thành viên là cá nhân, các tổ chức cung cấp những dịch vụ sắp xếp thông quan hàng hóa qua hải quan và các cơ quan hành chính khác, gồm các công việc như: Xử lý hợp đồng hải quan, hỗ trợ phân loại và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
Môi giới việc làm
Môi giới việc làm là những tổ chức tư vấn việc làm cho người lao động. Và là trung gian giữa người lao động và bên có nhu cầu sử dụng lao động. Nhà môi giới việc làm sẽ tư vấn giúp người lao động lựa chọn nghề nghiệp, có thể mở các lớp đào tạo và những chương trình tư vấn, giáo dục phù hợp nhằm xúc tiến việc làm cho đối tượng cần tìm việc.
Có nhiều lĩnh vực trong nghề môi giới mà bạn có thể tham khảo
Nhiều người cũng thắc mắc vậy việc ủy thác thương mại có gì khác với nghề môi giới không?
Thực chất, Ủy thác thương mại là hoạt động giữa bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác. Bên nhận ủy thác sẽ thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của bản thân và nhận lại phí ủy thác đã thỏa thuận hai bên từ trước.
Giữa ủy thác thương mại và môi giới có một số đặc điểm lưu ý như: Hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc hình thức có giá trị pháp lý tương đương. Bên nhận ủy thác sẽ dùng danh nghĩa của chính bản thân để thay bên ủy thác tham gia giao dịch. Trong khi đó, đối với môi giới thông thường, người môi giới sẽ chỉ đứng ra làm trung gian giúp bên cung và bên cầu gặp nhau.
Nghề “cò”
Hiện nay, các lĩnh vực kinh tế thương mại phát triển nhanh chóng. Nhiều ngành nghề dịch vụ môi giới ra đời. Nghề cò mồi biến tướng nên nhiều người lầm tưởng nghề môi giới chính là “cò mồi”.
Cò là từ lóng chỉ bên trung gian thực hiện hành vi tìm kiếm và giúp đỡ các bên liên quan thực hiện giao dịch, trao đổi tài sản, hàng hoá, bất động sản. Khác biệt của nghề cò chính là:
=> Nếu bạn đang cần vay tiền để đầu tư hoặc khởi nghiệp môi giới thì có thể vay tiền nhanh chóng tại công ty F88 bằng cách click vào nút sau đây nhé:
Trên đây là tổng hợp các thông tin về môi giới là gì cũng như các ngành môi giới phổ biến ở Việt Nam. Lĩnh vực môi giới là một trong những nghề có thu nhập không giới hạn nếu bạn biết cách phát huy hết khả năng của mình.
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện