GNP Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tính Chỉ Số GNP

16/01/2023

Bạn cần tiền gấp: F88 cho vay tới 30 triệu, lãi suất ưu đãi từ 1,1%, không giữ tài sản

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

GNP là một thuật ngữ dùng để chỉ tổng sản phẩm được sản xuất và bán ra ngoài thị trường trong nước của một quốc gia. Để so sánh sự phát triển của năm này so với năm trước, các quốc gia đều sử dụng chỉ số GNP, GDP để phản ánh . Vậy GNP là gì? Phân loại GNP như thế nào? Cách tính của loại chỉ số này.

Hiểu về GNP là gì, bạn sẽ biết được tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia
Hiểu về GNP là gì, bạn sẽ biết được tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia

GNP là gì? 

GNP - Viết tắt xuất phát của từ tiếng anh là Gross National Product. Được hiểu là tổng sản lượng quốc gia hay còn gọi là tổng sản phẩm quốc gia. GNP là chỉ số quan trọng được dùng để đánh giá mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia. 

🔸 GNP tính bằng tổng giá trị theo tiền của sản phẩm/dịch vụ cuối cùng do người dân của đất nước đó làm ra trong một khoảng thời gian xác định.

  • Thông thường, tổng sản lượng quốc gia được tính trong vòng một năm theo lịch dương lịch.

🔸 Trong khi đó, GDP được biết tới là tổng sản phẩm quốc nội.

  • Chỉ số này tính cho các dịch vụ/sản phẩm được tạo ra trong nước, nhưng nó bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống trong nước và người dân trong nước.
  • Khác với GNP chỉ được tính cho mọi công dân của quốc gia đó, dù người dân đang làm việc trong nước hay nước ngoài (Ví dụ, một công dân Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản thì thu nhập của công dân này tại đất nước Nhật Bản sẽ được tính cho tổng sản phẩm quốc gia của nước ta). 

Ví dụ dễ hiểu như sau:

Anh B là người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam đang mở một công ty thực phẩm X tại Thái Lan. Như vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty X sẽ được tính vào GNP của Việt Nam. Đồng thời, thu nhập của các nhân viên có quốc tịch Việt Nam đang làm việc tại công ty X cũng sẽ được tính vào GNP của Việt Nam. 

Phân loại GNP

GNP được chia làm 2 loại phổ biến sau:

  • GNPn: GNPn là GNP danh nghĩa. Chỉ số này đo lường tổng dịch dịch vụ/sản phẩm quốc gia được tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Nó được tính theo mức giá cả hiện tại trên thị trường. 
  • GNPr: GNPr được hiểu là GNP thực tế. Nó là chỉ số đo lường tổng dịch vụ/sản phẩm quốc gia được sản xuất tại một thời kỳ nhất định. Nhưng được tính theo một mức giá cố định theo mốc thời gian chọn làm gốc. 

Khi đem so sánh hai loại chỉ số GNPn và GNPr sẽ cho ta biết được chỉ số lạm phát của giá cả thị trường.

Ý nghĩa của chỉ số GNP là gì với nền kinh tế của quốc gia

Thông qua chỉ số GNP, ta sẽ biết được mức chi tiêu tương đương với quy mô thu nhập và mức sống của một công dân trong một quốc gia. 

Khi tính GNP theo mức giá cố định (GNP trên thực tế) sẽ phản ánh được mức độ gia tăng thu nhập, gia tăng về mức sống của người dân trong một khoảng thời gian nhất định.

  • GNP được biết đến là tổng số tiền của các dịch vụ/sản phẩm cuối cùng được tiêu thụ trên thị trường bởi người tiêu dùng. Do đó chỉ số này chính là thước đo cho sự phát triển nền kinh tế của một đất nước. Nó đo lường và phản ánh được mức độ khỏe mạnh nền kinh tế đất nước đó. .

  • GNP là chỉ số giúp phân tích so sánh mức sống, mức thu nhập của người dân. Trường hợp mức độ tăng lên của Tổng sản phẩm quốc gia thực tế thấp hơn so với tốc độ tăng của dân số thì chỉ số thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm. 

Mặc dù có nhiều ý nghĩa, nhưng GNP cũng có mặt hạn chế
Mặc dù có nhiều ý nghĩa, nhưng GNP cũng có mặt hạn chế

Mặt hạn chế của chỉ số GNP là gì?

Mặc dù là một chỉ số quan trọng và được sử dụng rộng rãi, tuy vậy nhưng GNP cũng có những hạn chế nhất định của nó như:

  • Trường hợp một công dân có hai quốc tịch thì thu nhập, hoạt động sản xuất của công dân này có thể sẽ được tính vào GNP của cả hai quốc gia. Như vậy, khi ước tính GNP toàn cầu, phần GNP này sẽ được nhân đôi.
  • Việc sử dụng GNP khi so sánh nền kinh tế tại các quốc gia cũng gặp khó khăn khi hiện nay có rất nhiều đơn vị/doanh nghiệp/công ty hoạt động đa quốc gia, mạng lưới hoạt động vô cùng phức tạp.
  • Chỉ số GNP tính thiếu một số loại mặt hàng mà được sản xuất, trao đổi ngầm và các loại hàng hóa/sản phẩm tự cung tự cấp trên thị trường như thực phẩm nuôi trồng, các hàng hóa tự sản xuất tự sử dụng.

Cách tính chỉ số GNP 

Có nhiều cách để tính GNP, nhưng thông dụng nhất là cách tính GNP theo quan điểm chi tiêu xã hội. Với cách tính này, GNP được tính dựa trên chi tiêu của mỗi công dân, cũng như nhà nước, cán cân xuất nhập khẩu, thu nhập quốc nội và tài sản nước ngoài. 

Cụ thể, công thức như sau: 

GNP = (X-M) + NR + G + C + I

Trong đó: 

  • X: Được hiểu là kim ngạch xuất khẩu ròng của dịch vụ/hàng hóa.

  • M: Kim ngạch nhập khẩu ròng của dịch vụ/hàng hóa.

  • NR: Thu nhập ròng từ các tài sản nước ngoài. 

  • C: Chi phí tiêu dùng cá nhân.

  • I: Tổng đầu tư cá nhân quốc nội.

Ngoài ra, GNP còn được tính dựa theo chỉ số GDP như sau: 

GNP = GDP + Thu nhập ròng tại nước ngoài

Trong đó, 

  • Thu nhập ròng từ nước ngoài là chỉ số được tính bằng mức độ chênh lệch giữa Thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu và Thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu, ta được công thức cụ thể sau::

GNP = GDP + (Thu nhập từ xuất khẩu - Thu nhập từ nhập khẩu)

Với công thức này, GNP bằng tổng sản phẩm quốc nội GDP cộng với phần chênh lệch giữa thu nhập chuyển ra nước ngoài và thu nhập chuyển vào trong nước (được hiểu đơn giản là phần chênh giữa thu nhập của người Việt Nam tại nước ngoài và thu nhập của người nước ngoài tại Việt Nam).

Phân biệt chỉ số GNP với GDP

Để so sánh được điểm khác biệt giữa chỉ số GNP và chỉ số GDP, chúng ta cần so sánh theo khái niệm và từng đặc điểm của chúng.  

Sự khác nhau giữa GDP và GNP là gì?
Sự khác nhau giữa GDP và GNP là gì?

Hãy cùng so sánh hai chỉ số này qua từng yếu tố theo đặc điểm bên dưới: 

Về định nghĩa hai chỉ số GNP và GDP

  • GNP: Tổng sản lượng, tổng sản phẩm quốc dân. Do người dân của một quốc gia làm ra, dù ở bất kỳ vùng lãnh thổ nào trên thế giới (chỉ cần mang quốc tịch đất nước đó thì đều được tính). 

  • GDP: Tổng sản lượng, tổng sản phẩm quốc nội. Do người dân đang sinh sống, làm việc trong vùng lãnh thổ của đất nước đó làm ra (cho dù công dân đó đang mang quốc tịch nào đi chăng nữa). 

Về bản chất của hai chỉ số

  • GNP: Được tính sản phẩm/dịch vụ trên mọi vùng lãnh thổ trên thế giới, miễn là do công dân của quốc gia đó làm ra. 

  • GDP: Chỉ tính tổng sản phẩm/dịch vụ được tạo ra trong vùng lãnh thổ của quốc gia đó (bất kể là do công dân mang quốc tịch nào làm ra).

Về công thức tính GNP và GDP

  • GNP = C + I + G + (X - M) + NR 

  • GDP = C + I + G + (X – M)

GNP và GDP phản ánh điều gì?

 

  • GNP: Cho thấy mức độ tiêu thụ dịch vụ/hàng hóa/sản phẩm của người dân một quốc gia. Bất kể họ đang ở vùng lãnh thổ nào. 

  • GDP: Phản ánh số lượng hàng hóa/sản phẩm/dịch vụ được sản xuất ra của một đất nước trong vùng lãnh thổ của quốc gia đó. Từ đây tính toán được bình quân mức thu nhập của người dân trong nước.

=> Nếu bạn đang càn vay vôn để đầu tư thì hãy vay tiền nhanh chóng tại F88 bằng cách click vào nút sau đây:

Tính ứng dụng của chỉ số GNP và GDP

  • GNP: Thông thường được ứng dụng trong các ngân hàng, tài chính nhằm tính toán tổng sản lượng dịch vụ/hàng hóa/sản phẩm cuối cùng của các quốc gia.
  • GDP: Chỉ số GDP được sử dụng phổ biến hơn so với GNP. Nó dùng để các nước tính toán thu nhập bình quân quốc gia.

Trên đây là những nội dung giúp bạn hiểu GNP là gì, phân loại GNP, cách tính chỉ số GNP. Có thể nói, GNP luôn là một trong những chỉ tiêu kinh tế cực kỳ quan trọng giúp chúng ta có thể nhìn nhận, đánh giá các vấn đề đang tồn tại của đất nước đó. Mong rằng, qua bài viết trên, bạn đã có những kiến thức tổng quan nhất về chỉ số GNP. 

Xem thêm

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
icon-action
zalomessenger
scroll-top