Lợi nhuận là gì? Cách quản lý lợi nhuận kinh doanh hiệu quả

01/12/2022

Trong kinh doanh, để một doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh có thể tồn tại và phát triển lâu dài thì yếu tố lợi nhuận luôn quan trọng. Vậy lợi nhuận là gì? Đây là khoản chênh lệch của doanh thu sau khi khi đã trừ hết tất cả các khoản chi. Để hiểu rõ hơn về lợi nhuận trong kinh doanh cùng cách quản lý hiệu quả, bạn đọc tham khảo ngay chia sẻ dưới đây nhé!

Lợi nhuận là gì?

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và phần chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất (bao gồm: mua bán sản phẩm/ dịch vụ, trả lương hay thuê mặt bằng,...). Lợi nhuận chính là phần kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tố cơ sở để làm nền tảng đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp.

lợi nhuận trong kinh doanh là gì

Bạn nên hiểu rõ về lợi nhuận trong kinh doanh để có hướng đầu tư phù hợp

Lợi nhuận được chia thành nhiều loại như lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận gộp,... Mỗi loại phản ánh tình hình chi phí trong tính toán đến một mức nhất định. Như vậy, lợi nhuận được tính như sau:

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

Trong đó:

  • Doanh thu là khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp.
  • Chi phí là những khoản tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để phục vụ cho hoạt động kinh doanh và sản xuất.

Ngoài ra còn có:

  • Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu - Giá vốn hàng bán
  • Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng - Lương - Lãi từ khoản nợ
  • Thu nhập ròng = Lợi nhuận trước thuế - Thuế

Tuy nhiên, trong quá trình phân tích lợi nhuận, nhiều người lại có sự nhầm lẫn giữa dòng tiền và lợi nhuận. Hai khái niệm này khác nhau như thế nào?

Sự khác biệt giữa dòng tiền và lợi nhuận

Dòng tiền phản ánh kết quả của việc thu tiền vào và chi tiền ra của một doanh nghiệp. Còn lợi nhuận dùng để phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh bất kỳ, dù là có thu được tiền hay chưa thì lợi nhuận vẫn được ghi nhận. Vì vậy, nhiều người nhầm tưởng việc bán được hàng là đã có lợi nhuận. Tuy nhiên đó mới chỉ là lợi nhuận trên giấy. Và ngược lại, việc thu được tiền mặt cũng chưa chắc là đã có lời, bạn thu được tiền nhưng hoàn toàn vẫn có thể bán lỗ. Do vậy, dòng tiền và lợi nhuận là hai khái niệm liên quan nhưng không hề giống nhau.

=> Nếu bạn đang cần xoay vốn đề đầu tư thì có thể vay tiền mặt nhanh chóng tại công tuy F88 bằng cách click vào nút sau đây nhé:

Công thức tính dòng tiền như sau:

Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào - Dòng tiền ra Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí

Dòng tiền có một phổ rộng, bao gồm dòng tiền vào và ra đề cập đến sự di chuyển của bất kỳ và tất cả tiền mặt được đưa vào và phân phối bởi doanh nghiệp:

  • Một doanh nghiệp có lợi nhuận nhằm mục đích duy trì một dòng tiền dương, tức là nó đang mang lại nhiều hơn những gì nó đang phân phối.
  • Bằng cách giữ một dòng tiền dương, một doanh nghiệp sẽ có thêm khoản doanh thu để phân phối lại cho chủ sở hữu và cổ đông của mình. Phần tiền còn lại này được gọi là lợi nhuận.

Ví dụ: Bạn mở một công ty, tháng đầu tiên hoạt động bạn thu được 20 triệu tiền bán hàng. Một người nào đó thấy bạn buôn bán có lời và họ liền đầu tư thêm cho bạn 200 triệu nữa.

Vậy ở đây Dòng tiền vào = 200 + 20 = 220 triệu.

Thế nhưng thực chất doanh thu của bạn chỉ có 20 triệu thôi.

Lợi nhuận dùng để phản ánh kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp

Còn lợi nhuận dùng để phản ánh kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp

Lợi nhuận có vai trò như thế nào?

Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp

Lợi nhuận được xem là một yếu tố đặc biệt quan trọng và thể hiện cách đánh giá khách quan về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Số liệu lợi nhuận được ghi nhận sẽ thể hiện một cách rõ ràng việc đánh giá doanh nghiệp hay cửa hàng của bạn có đang hoạt động tốt hay không, nguồn thu có đang đảm bảo cho khoản chi không.

Việc không ngừng nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh là mục tiêu chủ chốt của doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, thể hiện năng lực bán hàng và khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá được chiến lược kinh doanh trong mỗi thời điểm và đưa ra các điều chỉnh phù hợp mỗi khi cần thiết.

Thế nhưng, trên thực tế lợi nhuận có thể tác động đến mọi mặt của doanh nghiệp. Ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính và khả năng thanh toán các khoản chi phí. Chỉ khi có lợi nhuận, chủ kinh doanh mới có thể thanh toán các khoản nợ, chi phí cố định trong suốt quá trình hoạt động của mình.

Lợi nhuận được đảm bảo đồng nghĩa với khả năng xoay vòng vốn được đảm bảo và có thể kiểm soát được. Nếu doanh nghiệp luôn phải tìm nguồn vốn, cân đối để đảm bảo khả năng vận hành, trả nợ thì chứng tỏ quá trình hoạt động chưa thực sự hiệu quả.

Vai trò của lợi nhuận đối với người lao động

Khi doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao sẽ mang đến nhiều lợi ích cho người lao động. Bao gồm cơ hội được nhận khoản tiền lương đúng ngày, tiền thưởng cao hơn, nhiều đãi ngộ hấp dẫn,... Qua đó, niềm tin của người lao động dành cho doanh nghiệp được xây dựng vững chắc và thúc đẩy tinh thần làm việc tốt hơn.

Vai trò của lợi nhuận đối với nền kinh tế chung

Thực tế, lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp đều có ảnh hưởng đến nền kinh tế chung. Khi các doanh nghiệp làm ăn phát đạt và thu được khoản lợi nhuận cao sẽ kéo theo nền kinh tế phát triển ngày càng lớn mạnh hơn. Nhà nước chỉ có thể tiến hành thu thuế khi các doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận. Mà ở đó, thuế là một trong những yếu tố góp phần tạo nên ngân sách quốc gia.

Các yếu tố tác động tới lợi nhuận là gì?

Khi nói về lợi nhuận, chúng ta có thể nghe về lợi nhuận theo thời gian, lợi nhuận theo đơn hàng, lợi nhuận theo khách hàng, chi nhánh, sản phẩm,… Tuy nhiên trong bài viết này, F88 sẽ chỉ chia các yếu tố tác động tới lợi nhuận thành hai nhóm chính sau:

  • Yếu tố chủ quan: Những yếu tố chủ quan tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp là nguồn nhân lực, năng lực quản lý, chất lượng và giá thành sản phẩm.
  • Yếu tố khách quan: Những yếu tố khách quan bao gồm các đối thủ cạnh tranh, thị trường yếu tố đầu vào, các chính sách do nhà nước đề ra, sự phát triển khoa học kỹ thuật,…

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn

Quản lý lợi nhuận doanh nghiệp thế nào cho đúng?

Trên thực tế, có rất nhiều cách để chủ doanh nghiệp có thể quản lý lợi nhuận và đánh giá hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, dù ở bất kỳ phương thức quản lý và theo dõi nào, chủ kinh doanh cũng cần lưu trữ toàn bộ số liệu để đưa ra đánh giá chi tiết ở mọi thời điểm.

Để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, chúng ta có thể:

  • Phát triển nguồn khách hàng tiềm năng: Mở rộng tiếp cận khách hàng và bổ sung số lượng khách tiềm năng thông qua quảng cáo trên tạp chí, đài truyền hình, mạng xã hội,… sẽ giúp lợi nhuận gia tăng.
  • Tăng chất lượng sản phẩm: Các doanh nghiệp cần thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm và kết hợp tăng danh mục sản phẩm. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ được nâng cao, nhiệt tình chăm sóc khách hàng và giữ uy tín chính là thứ mà tất cả các doanh nghiệp cần đầu tư.
  • Điều chỉnh tăng tỷ suất lợi nhuận: Để có thể tăng tỷ suất lợi nhuận, doanh nghiệp có thể không áp dụng chiết khấu, quảng cáo trực tiếp qua mạng và thư điện tử, cung cấp mặt hàng có thương hiệu riêng,...

Như vậy, để lợi nhuận tăng đều và mạnh theo thời gian, các doanh nghiệp cần lên cho mình những chiến lược dài hạn. Để quá trình kinh doanh có hiệu quả, kiến thức lý thuyết không phải yếu tố quyết định hoàn toàn mà thêm vào đó cần phải có kinh nghiệm cùng nhiều kỹ năng quan trọng khác.

Vì sao lợi nhuận quan trọng trong kinh doanh

Doanh nghiệp cần lên cho mình những chiến lược dài hạn để quản lý lợi nhuận

Nếu các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đang gặp vấn đề về vốn sản xuất, có thể tham khảo các khoản vay tiền nóng nhanh chóng với lãi suất chỉ từ 1.1%/tháng tại F88. Với hơn 10 năm hoạt động, F88 đã đồng hành cùng rất nhiều cá nhân, gia đình, hộ kinh doanh vượt qua cơn khủng hoảng tài chính. Đừng quên theo dõi F88 để có thêm cho mình nhiều kiến thức tài chính hữu ích nhé!

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top