22/09/2023
F88 giải ngân ngay 30 triệu trong 15 phút, không giữ tài sản, lãi suất 1.1%, điền đơn ngay!
NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:
* Thông tin bắt buộc
Thời hạn khoản vay tối thiểu 3 tháng và tối đa 12 tháng.
Lãi suất vay trong hạn hàng năm tối đa 19,2%/năm
Ví dụ: Khách hàng vay bằng đăng ký xe máy 10.000.000đ trong 12 tháng với lãi suất vay là 1.6%/ tháng (chưa bao gồm các phí khác)
Lợi nhuận giữ lại là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là khoản thu nhập mà chủ sở hữu và nhà quản lý của doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Vậy lợi nhuận giữ lại là gì? Đâu là các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận giữ lại? cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Lợi nhuận giữ lại của một doanh nghiệp là phần lợi nhuận thực tế còn lại sau khi doanh nghiệp nộp thuế và phân chia cổ tức cho cổ đông. Lợi nhuận giữ lại có tên Tiếng Anh là Retained Earnings (RE).
Trên bảng cân đối kế toán, RE chính là phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vào cuối kỳ kế toán. RE thường được sử dụng với mục đích mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, thanh toán các khoản nợ hoặc chi tiêu cho tài sản cố định và vốn lưu động.
Về bản chất, chỉ số RE của bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều chịu sự ảnh hưởng bởi 3 yếu tố, bao gồm: RE ban đầu, thu nhập ròng và cổ tức.
Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới RE của doanh nghiệp. RE cuối kỳ (số dư cuối kỳ) của kỳ kế toán này sẽ trở thành số dư đầu kỳ của kỳ kế toán tiếp theo (hay chính là RE ban đầu của kỳ kế toán đó). Lợi nhuận giữ lại sẽ được cộng dồn dựa trên RE đầu kỳ.
RE đầu kỳ thường xảy ra 3 trường hợp: dương, âm hoặc bằng 0. Nếu RE ban đầu dương tức là kỳ kế toán trước doanh nghiệp làm ăn có lãi. Nếu RE ban đầu (số dư đầu kỳ) âm tức là doanh nghiệp có khoản lỗ ròng từ kỳ trước (thu nhập giữ lại của kỳ trước không đủ để bù đắp khoản nợ của doanh nghiệp cũng như không đủ để chia cổ tức cho cổ đông).
Khi mức thu nhập ròng có sự thay đổi hoặc biến động thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới RE của doanh nghiệp. Trường hợp mức thu nhập ròng tăng đồng nghĩa với việc đóng góp vào sự gia tăng của thu nhập giữ lại. Khi thu nhập ròng giảm thì lỗ ròng sẽ xảy ra và khiến RE bị thâm hụt.
Thu nhập ròng của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các khoản mục như: giá vốn hàng bán, doanh thu bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khấu hao,… Như vậy, khi các khoản mục này có sự biến động thì cũng dẫn tới thu nhập ròng biến động và kết quả là RE bị ảnh hưởng tăng hoặc giảm.
Cổ tức là yếu tố thứ ba có ảnh hưởng tới lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể trả cổ tức cho cổ đông theo hai cách thức: trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Trường hợp 1: Doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt:
Việc trả cổ tức bằng tiền mặt là dòng tiền ra, làm giảm khoản mục tiền mặt trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Do đó, việc trả cổ tức bằng tiền mặt (tài sản lưu động) dẫn tới làm giảm lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu:
Trả cổ tức bằng cổ phiếu tức là việc cổ đông nhận được thu nhập là cổ phiếu phổ thông của công ty và các tài khoản vốn góp bổ sung. Trả cổ tức bằng cổ phiếu không làm giảm dòng tiền của doanh nghiệp, dẫn tới không làm giảm khoản mục tiền mặt trong bảng cân đối kế toán và không làm giảm thu nhập giữ lại.
Tuy nhiên, khi trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ khiến quy mô vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vẫn giữ nguyên, nhưng số lượng cổ phiếu ra tăng làm giảm giá trị trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp.
Là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng đối trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, vậy đặc điểm của lợi nhuận giữ lại RE là gì? Hãy cùng Yuanta Việt Nam điểm qua những đặc điểm chính như sau:
RE chính là thu nhập giữ lại, hay chính là khoản thặng dư mà doanh nghiệp kiếm được.
Giá trị RE dương thể hiện doanh nghiệp làm ăn có lãi. Ngược lại, giá trị RE âm thể hiện doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
Thông thường, khi RE của doanh nghiệp có xu hướng gia tăng giữa các kỳ kế toán thì doanh nghiệp đang kinh doanh đúng hướng và nên sử dụng RE để tái đầu tư, mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh.
Khi RE của doanh nghiệp có xu hướng giảm tức là doanh nghiệp đang có các khoản nợ ròng và RE không đủ để bù đắp khoản nợ của doanh nghiệp.
RE được đánh giá là một chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng, phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy ý nghĩa của lợi nhuận giữ lại là gì đối với kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp?
Thứ nhất, RE trong mỗi kỳ kế toán cho chủ doanh nghiệp và nhà quản lý biết được thu nhập thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản thuế và cổ tức cho cổ đông. Từ đó, dựa vào mức RE là lớn hay nhỏ, các nhà quản lý sẽ điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh trong các kỳ tiếp theo nhằm thu được lợi nhuận tối đa.
Nhà quản lý có thể điều chỉnh các chi phí và sản xuất hay chi phí vận hành quản lý doanh nghiệp, cũng như có các thay đổi trong cách thức trả cổ tức cho cổ đông.
Thứ hai, RE có ý nghĩa đối với các cổ đông dài hạn của công ty: Cổ đông dài hạn thường có ưu tiên hàng đầu về vấn đề phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, họ mong muốn được trả thu nhập dưới dạng cổ tức và sử dụng RE để đầu tư mở rộng doanh nghiệp thay vì chia cổ tức.
Thứ ba, RE có ý nghĩa đối với các cổ đông ngắn hạn của công ty: Cổ đông ngắn hạn thường quan tâm nhiều hơn về các khoản thu nhập từ việc nắm giữ cổ phiếu của công ty. Họ mong muốn được chia cổ tức dưới dạng tiền mặt thay vì nhận thêm cổ phiếu.
Lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận giữ lại ban đầu + Thu nhập ròng – Cổ tức
Như đã phân tích ở trên, RE chịu ảnh hưởng bởi 3 yếu tố, bao gồm: RE ban đầu, thu nhập ròng và cổ tức.
Dựa vào công thức, ta thấy RE có tỷ lệ thuận với RE ban đầu và thu nhập ròng, nhưng có tỷ lệ nghịch với cổ tức. Cụ thể: khi RE ban đầu và thu nhập ròng càng tăng thì RE càng tăng (và ngược lại). Nhưng khi cổ tức trả cho các cổ đông tăng thì RE của doanh nghiệp sẽ giảm.
Lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp thường được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau phụ thuộc vào các chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các quyết định từ phía các cổ đông và nhà quản lý.
Thông thường, RE được sử dụng với các mục đích sau:
Tái đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn có lãi);
Thực hiện thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
Phân bổ vào các quỹ của doanh nghiệp: quỹ lương thưởng cho người lao động,…
Mua thêm thiết bị, máy móc, trang thiết bị;
Chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu & phát triển của doanh nghiệp;
Mua lại cổ phiếu từ cổ đông,…
Tóm lại, lợi nhuận giữ lại là một chỉ tiêu có vai trò quan trọng, thể hiện tình hình tài chính và hoạt động làm ăn kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện