03/02/2023
Có thể các bạn đã từng nghe đến khái niệm lãi suất âm, nhất là với các nhà đầu tư trẻ đang tìm kiếm cơ hội. Song, vẫn còn đó nhiều người chưa nắm được lãi suất âm là gì. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của lãi suất âm, cũng như khi nào áp dụng lãi suất âm các bạn nhé!
Lãi suất âm là cụm từ được dịch nguyên tốc từ tiếng Anh là “Negative Interest Rate”. Thực tế thì thuật ngữ này vốn dùng phổ biến để chỉ lãi suất trả cho người đi vay nhiều hơn là áp dụng với người cho vay. Một khi áp dụng lãi suất âm, bạn sẽ phải trả lãi suất ngay cả khi bạn đang là người cho vay hoặc gửi tiết kiệm.
Nhiều khách hàng thường xuyên thắc mắc không biết lãi suất âm là gì, vì sao lãi suất lại âm
Chính xác hơn, lãi suất âm là một chính sách tiền tệ tiền rất đặc biệt, được Chính phủ áp dụng khi lãi suất giảm xuống dưới 0% (âm) và xảy ra tình trạng khủng hoảng kinh tế. Chính sách lãi suất này sẽ được áp dụng chủ yếu với hai chủ thể, đó là: (1) ngân hàng thương mại và (2) ngân hàng trung ương.
Thông thường, các ngân hàng thương mại sẽ gửi những khoản tiền (đang không được sử dụng) vào ngân hàng trung ương, sau đó nhận về một khoản lãi suất nhỏ. Tuy nhiên khi áp dụng lãi suất âm, ngân hàng trung ương sẽ tiến hành thu lại phí giữ tiền của các ngân hàng đang gửi tiền.
Nhiều chuyên gia đánh giá quy tắc lãi suất âm đi ngược với quy tắc thông thường của kinh tế học. Song, cũng có rất nhiều nền kinh tế trên thế giới đã sử dụng lãi suất âm hiệu quả và thu được thành công nhất định.
Hiểu một cách đơn giản thì bạn có thể hình dung lãi suất âm hoạt động dựa trên những nội dung sau:
Thực tế, bản thân mỗi người tiêu dùng ai cũng mong muốn tài sản, số tiền mình đang sở hữu sẽ ngày càng đáng giá hơn trong tương lai, ngày mai phải gấp đôi hôm nay. Tuy nhiên khi nền kinh tế có dấu hiệu giảm sút về nhu cầu thì giá cả cũng sẽ giảm mạnh hơn. Điều này gây ra hiện tượng giảm phát.
Khi đó, nếu chúng ta chỉ giảm lãi suất ngân hàng trung ương về mức 0 thì vẫn chưa đủ để kích cầu, kích thích tăng trưởng các hoạt động tài chính. Lúc này, bản thân ngân hàng trung ương phải tìm cách nới lỏng chính sách tiền tệ, đồng thời chuyển sang lãi suất âm. Đó là nguyên tắc hoạt động cơ bản của loại lãi suất đặc biệt này.
Cơ chế của lãi suất âm sẽ do ngân hàng trung ương của quốc gia quyết định
Chính sách lãi suất âm mang lại khá nhiều ý nghĩa và được xem là chính sách tiền tệ hiệu quả tại nhiều quốc gia, đơn cử như Bỉ, Áo, Nhật Bản… Một số ý nghĩa phổ biến của lãi suất âm có thể kể đến bao gồm:
Nếu chưa nghiên cứu kỹ, bạn có thể thấy ý nghĩa lãi suất âm khá mơ hồ. Để tiết kiệm thời gian, chúng ta cùng tìm hiểu xem khi nào áp dụng lãi suất âm từ đó rút ra được những lợi ích cụ thể của nó các bạn nhé!
Lãi suất âm là một trong những biện pháp khắc phục giảm phát
Khi mà thị trường có dấu hiệu giảm phát mạnh thì chính sách lãi suất âm sẽ được cân nhắc được áp dụng. Bởi lẽ mục tiêu cuối cùng của chính sách lãi suất âm là thúc đẩy hoạt động cho vay, với mục đích hạn chế lãng phí nguồn tiền huy động (từ gửi tiết kiệm của ngân hàng hoặc từ tổ chức tài chính).
Bản thân người dân lẫn doanh nghiệp thường có xu hướng tích trữ thay vì tiêu tiền. Điều này dẫn đến tổng cầu giảm mạnh trong khi giá các mặt hàng giảm xuống. Hệ quả kéo theo là tăng trưởng GDP bị đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Do đó, khi lãi suất danh nghĩa đã về tới mức 0 mà nền kinh tế vẫn chưa hồi phục thì cần phải kích thích hơn nữa. Lúc này lãi suất âm được coi là biện pháp cuối cùng.
Để áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, ngân hàng trung ương sẽ tiến hành cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng lãi suất âm, nếu không có sự quyết liệt thì nền kinh tế sẽ rơi vào vòng xoáy giảm phát lớn hơn. Trong trường hợp này, một lần nữa người dân và doanh nghiệp đều sẽ tìm cách giữ chặt tiền chặt hơn, hy vọng nền kinh tế cải thiện trở lại. Cũng chính hành động này càng làm cho nền kinh tế thêm suy yếu vì nhu cầu giao dịch, mua bán gần như biến mất.
Lãi suất âm có thể áp dụng khi nhu cầu tiêu dùng của người dân sụt giảm, ai cũng muốn giữ tiền thay vì tung ra thị trường
Trong trường hợp này, lãi suất âm càng được xem là biện pháp hiệu quả cần được áp dụng. Người gửi tiết kiệm lúc này sẽ phải trả lãi thay cho nhận, người đi vay được trả tiền thay vì người cho vay. Cơ chế này khuyến khích mọi người vay khoản tiền lớn hơn, từ bỏ việc tiết kiệm để chuyển sang tiêu dùng hoặc đầu tư.
Mặc dù ngân hàng trung ương đưa ra các mục tiêu về lãi suất nhưng thực tế thì mức lãi được thiết lập đều bị ảnh hưởng từ cung và cầu. Khi lãi suất âm được áp dụng, nhu cầu dùng tiền tăng lên và nhanh chóng khôi phục thành mức lãi suất dương.
Tựu trung, chính sách lãi suất âm cần được thiết lập và áp dụng khi cần kích thích tăng trưởng kinh tế. Đôi khi chính sách này cũng hiệu quả khi muốn bảo vệ giá trị của đồng nội tệ, nhất là trước sự gia tăng của tỷ giá hối đoái trong bối cảnh dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ về ồ ạt.
Mặc dù là biện pháp cứu cánh khá hiệu quả, lãi suất âm vẫn có những rủi ro nhất định, đặc biệt là khi thị trường đang diễn biến tệ do lạm phát. Đó cũng là một trong những lý do khiến lãi suất âm chỉ có thể được áp dụng khi thật sự cần thiết.
Một số ảnh hưởng tiêu cực, rủi ro có thể xảy ra khi áp dụng lãi suất âm bao gồm:
Bên cạnh những ưu điểm, lãi suất âm vẫn có những rủi ro nhất định
Thoạt nghe thì những rủi ro nêu trên có thể không lớn. Song, về lâu về dài thì ngân hàng thương mại sẽ bị giảm lợi nhuận nghiêm trọng. Thế nên để tránh việc thua lỗ, ngân hàng thường sẽ phải thắt chặt tín dụng, đồng thời tăng chi phí lãi vay với khách hàng. Điều này có thể phân nào khiến chính sách lãi suất âm không phát huy được tác dụng tiêu cực.
Trên thế giới, Thụy Điển là một trong những nước triển khai chính sách lãi suất âm đầu tiên. Từ tháng 7/2009, ngân hàng trung ương Thụy Điển đã cắt giảm lãi suất tiền gửi qua đêm xuống chỉ còn -0.25%. Tiếp đó ngân hàng trung ương Châu u cũng áp dụng chính sách này, hạ lãi suất tiền gửi xuống -0.1% vào tháng 6/2014. Tương tự, Thụy Sĩ có lúc giảm lãi suất còn -0.75% còn Nhật Bản là -0.1%.
Tuy nhiên, không phải quốc gia hay nền kinh tế nào cũng sẽ áp dụng chính sách lãi suất âm. Cơ chế này còn phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế tại bản thân đất nước đó. Hơn nữa lãi suất âm chỉ phát huy kết quả nếu nền kinh tế chủ yếu đang dựa vào hoạt động xuất khẩu.
Do đó, ở thị trường Việt Nam vẫn chưa phù hợp để áp dụng lãi suất âm vì thị phần nhập khẩu chiếm phần lớn, trong khi xuất khẩu chưa nhiều. Nếu người dân khi gửi tiết kiệm dài hạn sẽ yên tâm về sản phẩm tiền gửi, nhận lãi mà không sợ tốn phí.
Lãi suất âm chưa phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam nên bạn đừng quá lo lắng khi nào áp dụng lãi suất âm
Tại Việt Nam, lãi suất âm được quan tâm như một khái niệm khi phân tích về hoạt động ngân hàng. Thay vì lo lắng về lãi suất âm, nhiều người lại quan tâm tìm hiểu đến các đơn vị vay vốn, các địa chỉ vay tiền để đầu tư. Trong danh sách các đơn vị hiện nay, được đánh giá cao nhất là F88 – chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích hàng đầu Việt Nam, trong đó có dịch vụ vay cầm cố bằng tài sản.
Tại F88 hiện đang có rất nhiều chương trình khuyến mãi, dịch vụ đa dạng và chất lượng phục vụ tốt, với gần 1000 chi nhánh trải dài rộng khắp đất nước. Đến với các gói vay của F88, bạn có thể nhận được số tiền lên đến 2 tỷ đồng trong vòng chỉ từ 15 đến 30 phút. Với hệ thống rộng khắp F88 đã và đang ngày càng trở thành người bạn thân thiết của mỗi gia đình, mang đến cho bạn dịch vụ tốt nhất có thể.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ lãi suất âm là gì cũng như khi nào áp dụng lãi suất âm. Trong trường hợp cần tiền để đầu tư, F88 chắc chắn là lựa chọn bạn không nên bỏ qua.
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện