Kinh tế thị trường là gì? Ưu điểm và nhược điểm kinh tế thị trường

15/12/2022

Bạn cần tiền gấp: F88 cho vay tới 30 triệu, lãi suất ưu đãi từ 1,1%, không giữ tài sản

NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:

Vừa có tiền vừa có xe đi. Duyệt vay nhanh chóng trong 15 phút.

Kinh tế thị trường là một mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán có liên hệ qua lại trao đổi với nhau theo quy luật cung cầu. Kinh tế thị trường là gì? Ưu điểm và nhược điểm nền kinh tế thị trường như thế nào? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu cùng nhau qua bài viết này nha.

Kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường là thuật ngữ rất quen thuộc đối với dân kinh tế. Có thể nói, nền kinh tế thị trường phản ánh phần nào nền văn minh tiến bộ của nhân loại.

Đây được coi là môi trường đầu tư kinh doanh công bằng và tự do giữa các chủ thể trong xã hội. Từ đó làm thỏa mãn được các đam mê trong kinh doanh, sản xuất của nhà đầu tư.

Kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống

Các hoạt động sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và trong hoạt động đó có sự cạnh tranh một cách bình đẳng giữa các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội. Ở nền kinh tế thị trường, xuất hiện nhiều hình thái đầu tư sở hữu khác nhau sẽ cùng tồn tại như: sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước,…

=> Nếu bạn đang cần tiền thì có thể vay tiền nhanh chóng tại công ty F88 bằng cách click vào nút sau đây:

Bên cạnh đó, Nhà nước tạo môi trường cho các chủ sở hữu đều bình đẳng và cạnh tranh với nhau, hoạt động theo quy định pháp luật. Đây cũng là nơi để các chủ thể tự do sản xuất kinh doanh.

Kinh tế thị trường có một số mô hình kinh tế điển hình:

  • Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
  • Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
  • Kinh tế thị trường tự do.

Sự ra đời của kinh tế thị trường

Lịch sự phát triển của nền sản xuất xã hội đã cho thấy rằng: Sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ là những tiền đề quan trọng cho sự ra đời và quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Trong quá trình này, các yếu tố cơ bản của thị trường như giá cả, cầu, cung, vật liệu, nhân công,… sẽ tác động theo cách điều tiết nền kinh tế. 

Sau đó hướng tới quá trình sản xuất hàng hóa giúp cho việc luân chuyển, phân bổ các nguồn lực về tài nguyên, sản xuất để phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. 

Nền kinh tế thị trường là gì?

Nền kinh tế thị trường được hiểu là nền kinh tế gồm nhiều những thành phần kinh tế (tư nhân, tập thể, nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), nhiều loại sở hữu cùng tham gia và phát triển theo cơ chế bình đẳng và ổn định,…

Đặc điểm nền kinh tế thị trường hiện nay

Kinh tế thị trường luôn được coi là thành quả lao động tất yếu của nhân loại và có giá trị rất rõ ràng. Sự ra đời của nền kinh tế thị trường giúp các hoạt động sản xuất kinh doanh được đẩy nhanh, từ đó đáp ứng mọi nhu cầu của con người. 

  • Nền kinh tế này có đầy đủ các loại thị trường như: Thị trường dịch vụ, hàng hóa, thị trường nhân tố sản xuất,…. đều rất phát triển và được xây dựng trên nền tảng cạnh tranh công bằng và lành mạnh. 
  • Nền kinh tế thị trường sở hữu tài sản và có quyền sở hữu tài sản rõ ràng.
  • Các chủ thể độc lập tự do về pháp lý, tự do kinh doanh. 
  • Tất cả các loại hình kinh doanh trong nền kinh tế này đều được phải hoạt động một cách có trật tự và cạnh tranh công bằng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp cạnh tranh không công bằng, gian dối. Những trường hợp này nếu phát hiện sẽ bị loại trừ. 
  • Những loại sản phẩm, hàng hóa dịch vụ cũng như yếu tố sản xuất khác như vốn, đất đai,… đều được quyết định theo cung - cầu trên thị trường, sự cạnh tranh giữa các đơn vị, dựa trên sự khan hiếm của xã hội. 
  • Nền kinh tế thị trường cũng có sự đào thải rất nhanh chóng, người thắng cuộc sẽ ở lại cuối cùng và chiếm lĩnh được thị trường trong lĩnh vực đó.

Nền kinh tế thị trường là sân chơi công bằng cho tất cả mọi người tham gia

Nền kinh tế thị trường là sân chơi công bằng cho tất cả mọi người tham gia

Ưu điểm và nhược điểm kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường có khả năng tạo ra những ưu thế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Tuy nhiên, mặt trái là sẽ để lại những thách thức đòi hỏi con người phải có giải pháp khắc phục. Chúng ta cùng đi phân tích tiếp về ưu điểm và nhược điểm kinh tế thị trường để hiểu hơn nhé. 

Ưu điểm kinh tế thị trường 

1/ Tạo điều kiện giúp các công ty, doanh nghiệp có thể đổi mới sáng tạo

Trong nền kinh tế thị trường, khi cầu hàng hóa cao hơn cung, lúc này hiện tượng giá cả và lợi nhuận tăng lên, từ đó mà khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung lên cao hơn. Khi ấy, bên đơn vị sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả thì sẽ thu được tỷ suất lợi nhuận cao hơn, giúp họ tăng khả năng nâng cao quy mô sản xuất.

Khi ấy, các nguồn lực sản xuất sẽ nghiêng về phía những đơn vị sản xuất hiệu quả. Những đơn vị sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có lợi nhuận thấp đi, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, giảm sức cạnh tranh trên thị trường và sớm tự đào thải mình.

Nền kinh tế thị trường có khả năng thúc đẩy các công ty đổi mới và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhất là trong xã hội mà công nghệ đang lên ngôi như hiện nay. Việc doanh nghiệp biết lấy đó làm lợi thế đón đầu xu hướng thị trường, đổi mới về công nghệ, quy trình sản xuất, ứng dụng vào việc tạo ra những sản phẩm công nghệ mới thì khả năng được thị trường chấp nhận cũng cao hơn. 

2/ Tạo ra một lực lượng sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội

Dưới sự tác động của các quy luật thị trường (quy luật cung và cầu, quy luật khan hiếm, quy luật cạnh tranh,…), nền kinh tế thị trường sẽ từ đó mà tạo ra được một lực lượng sản xuất lớn nhằm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

3/ Tạo động lực để người lao động tích cực làm việc

Trong điều kiện các doanh nghiệp không ngừng đổi mới. Việc tìm kiếm nhân lực tài năng để phát triển công ty thì đòi hỏi mức lương và chế độ đãi ngộ dành cho người lao động cũng phải tăng lên đáng kể. Đồng thời, có sự cạnh tranh giữa các công ty về việc thu hút nhân tài. Từ đó, tạo động lực cho nhân viên làm việc và cống hiến hết mình với năng suất cao, tạo ra nhiều giá trị và lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.

4/ Cung cấp nhiều việc làm hơn, ngăn chặn tình trạng thất nghiệp

Cùng với động lực thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nền kinh tế thị trường còn gián tiếp tạo ra thêm nhiều việc làm hơn cho thị trường lao động. Đáp ứng việc giảm thiểu tình trạng thất nghiệp hiện nay. Không chỉ vậy, việc đòi hỏi đổi mới sáng tạo không ngừng còn là tiền đề để nâng cao tay nghề, kiến thức chuyên môn của bộ phận lao động.

Nhược điểm kinh tế thị trường

Bên cạnh những ưu điểm, thì nền kinh tế thị trường cũng có những nhược điểm nhất định. Mặt tốt và mặt trái của kinh tế thị trường luôn luôn xảy ra song song, đòi hỏi phải có sự cân bằng. 

1/ Có khả năng dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội

Với cách vận hành của nền kinh tế thị trường, người nào chiếm lĩnh được thị trường sẽ thắng cuộc. Chính vì vậy mà người giàu sẽ càng giàu, còn người nghèo sẽ càng nghèo. Việc kinh doanh có thể tạo ra nguồn lợi nhuận rất lớn, càng làm cho khoảng cách giữa ông kinh doanh và ông làm nông ngày càng gia tăng. Cuối cùng sẽ dẫn tới tình trạng phân chia giai cấp, gây bất bình đẳng xã hội và dẫn tới nhiều các tệ nạn xã hội khác.

2/ Gây mất cân bằng cung cầu, dẫn đến khủng hoảng kinh tế

Cơ chế của nền kinh tế thị trường không phải lúc nào cũng tạo ra sự cân đối về giá cả và hàng hóa. Thị trường vốn dĩ có sự biến động liên tục và việc xảy ra các vấn đề chẳng hạn như dịch bệnh, bão lũ, thiên tai, chiến tranh, hoặc sự cấm vận giữa các quốc gia,… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

=> Nếu bạn đang cần tiền thì có thể vay tiền nhanh chóng tại công ty F88 bằng cách click vào nút sau đây:

Không chỉ vậy, bởi vì chạy theo lợi nhuận nên nhiều doanh nghiệp sẽ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến dư thừa cung. Tình trạng này kéo dài trong nhiều năm sẽ kéo theo hiện tượng khủng hoảng thừa và gây ra tác động mạnh vào kinh tế.

3/ Có thể dẫn đến việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả

Rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này. Bởi vì giá cả có thể không linh hoạt trong các khoảng thời gian ngắn hạn dẫn đến việc điều chỉnh cung cầu không được thuận lợi., Từ đó, khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu ngày càng lớn. Điều này sẽ gây ra tình trạng lạm phát và thất nghiệp tăng cao.

Nền kinh tế thị trường luôn có mặt tốt và mặt trái

Nền kinh tế thị trường luôn có mặt tốt và mặt trái 

Tất cả những nội dung được chia sẻ trên đây hy vọng đã cung cấp cho bạn cái nhìn rõ nét về kinh tế thị trường là gì? Ưu điểm và nhược điểm kinh tế thị trường. Trong thực tế, kinh tế thị trường được cơ cấu phù hợp với sự phát triển của một quốc gia. Không có nền kinh tế thị trường nào hoàn toàn tự do và tự phát. Chính phủ, các cơ quan ban ngành luôn có sự can thiệp dù ít, dù nhiều. Sự can thiệp này đảm bảo nền kinh tế phát triển vững chắc tránh rơi suy thoái khủng hoảng. 

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top