Hệ số beta là gì? Cách tính hệ số beta trong chứng khoán

19/09/2022

Bất kỳ ai chơi chứng khoán cũng đều nên biết hệ số beta là gì, cũng như cách tính hệ số beta ra sao. Trường hợp bạn là người mới và chưa có kinh nghiệm, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như cách tính hệ số beta trong chứng khoán, để từ đó có nhiều kiến thức bổ ích phục vụ quá trình đầu tư nhé.

Hệ số beta là gì?

Hẳn bạn đã từng nghe nói đến các thuật ngữ như alpha, beta, gramma. Song, khác với những khái niệm trong khoa học thì hệ số beta trong chứng khoán lại có ý nghĩa hoàn toàn khác. Hiểu một cách đơn giản, hệ số này sẽ giúp chúng ta đo lường được mức biến động của một chứng khoán (hoặc một danh mục đầu tư). Cách thức đo lường được tính dựa trên tương quan giữa chứng khoán / danh mục đó đối với toàn bộ thị trường chứng khoán. 

Chính vì lý do đó, hệ số beta trong chứng khoán còn thường hay được gọi là thước đo rủi ro hệ thống. Căn cứ vào chỉ số thực sự của hệ số beta là gì, chúng ta dễ dàng đo lường được mức độ rủi ro của một cổ phiếu trước khi quyết định có nên mua hay đầu tư vào mã cổ phiếu đó hay không. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng có thể xem xét những mã khác trên thị trường, từ đó xác định được đối tượng đầu tư nào thực sự phù hợp với khả năng chịu được rủi ro của mình.

hệ số beta là gì

Nhiều người tham gia thị trường chứng khoán nhưng vẫn chưa biết hệ số beta là gì.

Thông thường, hệ số Beta trong chứng khoán sẽ được sử dụng trong mô hình CAPM (định giá tài sản vốn). Mục đích chính là để tính toán tỷ suất sinh lời được kỳ vọng của một tài sản, dựa vào hệ số beta lẫn tỷ suất sinh lời trên thị trường. 

Đối với những người mới chơi, chưa có nhiều kiến thức chứng khoán thì các bạn chỉ cần quan tâm ý nghĩa của hệ số Beta là gì và cách tính hệ số Beta trong chứng khoán được trình bày ở nội dung phía dưới.

Ý nghĩa của hệ số Beta là gì?

Nắm được cách tính hệ số Beta là điều cần thiết ngay cả với người có kinh nghiệm lẫn những người mới chơi, mới bắt đầu bước chân vào thị trường chứng khoán. Thông thường, đối với riêng thị trường chứng khoán thì hệ số Beta sẽ có một số ý nghĩa như sau:

  • Việc phân tích hệ số Beta một cách cụ thể sẽ giúp các nhà đầu tư xác định đúng đắn hơn, chính xác hơn các đối tượng cổ phiếu phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân.
  • Hệ số Beta còn thể hiện rõ ràng mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của một cổ phiếu (hoặc tài sản riêng lẻ) so với sự biến động chung của thị trường. Do đó, nếu hệ số Beta thay đổi nghĩa là nền kinh tế cũng đang có sự thay đổi.
  • Hệ số Beta trong chứng khoán vốn là yếu tố quan trọng, giúp các nhà đầu tư định giá và phân tích cổ phiếu tốt hơn, nhất là trong mô hình CAPM - định giá tài sản vốn.

Nhìn chung, hệ số beta trong chứng khoán có nhiều ý nghĩa quan trọng, mang tính vĩ mô. Bên cạnh đó, bạn cần xác định tình trạng hệ số Beta trong chứng khoán dựa trên nội dung phía dưới để nắm được ý nghĩa cụ thể.

Hệ số beta trong chứng khoán có ý nghĩa gì

Hệ số beta trong chứng khoán có ý nghĩa quan trọng nhất là với các nhà đầu tư.

Xác định tình trạng hệ số Beta trong chứng khoán

Dựa vào giá trị cụ thể mà chúng ta có thể quy ra ý nghĩa của hệ số beta là gì, cụ thể như sau: 

  • Hệ số Beta < 0: Trường hợp này nghĩa là cổ phiếu có xu hướng biến động xấu, đi ngược chiều với biến động của thị trường. 
  • Hệ số Beta = 0: Trường hợp này nghĩa là mức biến động giá của cổ phiếu hoàn toàn độc lập so với mức biến động của thị trường.
  • Hệ số Beta >0 nhưng Beta < 1: Trường hợp này thì mức biến động giá của chứng khoán hiện đang thấp hơn mức biến động của thị trường.
  • Hệ số Beta = 1: Trường hợp này có nghĩa là mức biến động giá của chứng khoán hiện đang bằng / tương đương với mức biến động của thị trường.
  • Hệ số Beta >1: Trường hợp này thì mức biến động giá của chứng khoán hiện đang cao hơn so với mức biến động của thị trường, đồng nghĩa với việc cổ phiếu bạn đang quan tâm có khả năng sinh lời cao. 

Bạn thấy đấy, Beta chỉ cần nhích lên hoặc nhích xuống một chút thôi là đã thay đổi toàn bộ ý nghĩa. Nếu nhìn qua bạn sẽ nghĩ rằng Beta > 1 là tốt nhất. Tuy nhiên, trường hợp này lại có khả năng gặp rủi ro cũng khá lớn. Chẳng hạn, nếu hệ số Beta của cổ phiếu A = 1,5748, điều này có nghĩa là mức độ rủi ro của cổ phiếu này cao hơn nhiều so với mức độ rủi ro của thị trường (xấp xỉ đến 57,48%). Tương tự, nếu 1 chứng khoán có beta = 2 thì trên lý thuyết, mức biến động của chứng khoán này sẽ cao hơn mức biến động chung của thị trường là 20%.

Như vậy, Beta cho thấy cổ phiếu có lợi nhuận cao nhưng mức độ rủi ro của cổ phiếu cũng tương đối lớn so với thị trường. Do đó, nếu bạn muốn trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, chuyên gia phân tích thị trường chứng khoán thì nhất định phải nắm rõ cách tính hệ số Beta trong chứng khoán nhé.

cách tính hệ số beta trong chứng khoán

Bạn cần hiểu cách tính hệ số beta trong chứng khoán để hiểu rõ tình hình thị trường.

Phân tích cách tính hệ số beta

Một trong những vấn đề quan trọng đó là bạn phải nắm được cách tính hệ số beta, từ đó mới có thể xác định được ý nghĩa nêu trên. Để tính giá trị thực sự của hệ số beta là gì, chúng ta cần dựa vào công thức sau:

Beta = Covar(Ri,Rm)/Var(Rm)

Trong đó:

  • Ri: Đây vốn là tỷ suất sinh lời của một chứng khoán.
  • Rm: Đây là tỷ suất sinh lời của thị trường (chẳng hạn VN-Index).
  • Var(Rm): Giá trị phương sai (đối với Rm - tỷ suất sinh lời thị trường).
  • Covar(Ri,Rm): Hiệp phương sai, sự chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời chứng khoán và tỷ suất sinh lời thị trường.

Riêng tỷ suất sinh lời được tính như sau:

R = (G1-G0)/G0

Trong đó:

  • G1: Giá chứng khoán tại thời điểm đóng cửa điều chỉnh đối với phiên giao dịch bạn đang xem xét.
  • G0: Giá chứng khoán tại thời điểm đóng cửa điều chỉnh đối với phiên giao dịch trước đó.

Bên cạnh đó bạn cần nắm được quy tắc “100 phiên” trong cách tính hệ số beta. Cụ thể là: 

  • Hệ số beta của 1 chứng khoán (ví dụ công ty F88) sẽ được tính dựa trên dữ liệu giao dịch của 100 phiên liên tiếp, trong khoản thời gian gần thời điểm hiện tại nhất của chứng khoán đó.
  • Với các chứng khoán có số phiên giao dịch < 30: Chúng ta sẽ không thể tiến hành tính hệ số beta là gì.
  • Với những chứng khoán có số phiên giao dịch từ 30 đến < 100: Hệ số beta được tính dựa trên các thông số dữ liệu có được, tính từ khi chứng khoán bắt đầu giao dịch đến phiên giao dịch gần nhất (theo thời gian thực).

Cách tính hệ số beta thực tế khá phức tạp

Cách tính hệ số beta thực tế khá phức tạp đối với những người mới chơi chứng khoán.

Bạn thấy đấy, cách tính hệ số beta tương đối phức tạp và hơi rắc rối, đặc biệt là với những người mới tham gia vào thị trường chứng khoán. Bạn hãy thử tưởng tượng, nếu như nhà đầu tư nào cũng có thể tính ra chỉ số Beta là gì thì ai cũng có thể xác định được mã chứng khoán tốt và mua rồi phải không nào?

Hiện nay có một số phần mềm, website hướng dẫn bạn cách tính hệ số beta. Song, thực ra tất cả chỉ là quảng cáo và khó ai có thể tìm ra một con số chính xác về hệ số Beta của một mã chứng khoán nhất định. 

Như vậy, bài viết đã trình bày cho bạn hiểu rõ hơn hệ số beta là gì, cũng như cách tính hệ số beta trong chứng khoán. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có nhiều kiến thức hơn để đầu tư tốt hơn. Trong trường hợp cần vay tiền nhanh để đầu tư, các gói vay của F88 chắc chắn là lựa chọn mà bạn không nên bỏ qua!

Tìm phòng giao dịch gần nhất

Tỉnh/thành

Quận/huyện

cat-img
scroll-top