21/02/2023
Một trong những vấn đề được quan tâm từ nhiều công ty khởi nghiệp, cá nhân chuẩn bị startup là vốn. Nguồn vốn được coi là một trong những nguồn lực quyết định liệu doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không. Không phải lúc nào các công ty cũng sẵn nguồn vốn hay có thế mạnh về nguồn vốn ngay từ đầu. Lúc này, việc kêu gọi vốn đầu tư là không thể thiếu để giúp phát triển kinh doanh và tạo nguồn lực cho doanh nghiệp xây dựng bộ máy vận hàng. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về gọi vốn đầu tư là gì? Và nên chuẩn bị gì khi cần gọi vốn đầu tư nhé.
Vốn đầu tư là số tiền vốn được huy động tập chung và dùng trong quá trình tái sản xuất và duy trì mục đích phát triển. Đây được xem là số tiền vốn được tích lũy của xã hội, của các tổ chức sản xuất kinh doanh trong nước hoặc do nguồn tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài.
Thực tế, việc gọi vốn đầu tư không hề đơn giản
Hiểu một cách đơn giản thì vốn đầu tư chính là toàn bộ chi phí đã được lên kế hoạch từ trước mà một nhà đầu tư sẽ bỏ góp vốn đầu tư ra để tiến hành thực hiện các hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư được hình thành từ hai nguồn tài chính chủ yếu là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn từ nước ngoài.
Trước khi tiến hành một dự án thì bắt buộc doanh nghiệp phải có nguồn vốn để thực hiện. Vốn đầu tư dự án được xác định là tổng nguồn góp vốn, gồm các khoản góp như: Vốn vay, vốn điều lệ của công ty, nguồn vốn được huy động từ các nơi tổ chức, cá nhân,... sẽ phải được chuẩn bị trước khi tiến hành dự án.
Trong cùng khoảng thời gian, một doanh nghiệp có thể thực hiện đồng thời một hoặc nhiều dự án đầu tư khác nhau. Vì vậy, việc chuẩn bị vốn đầu tư vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo nguồn tài chính có đủ trong suốt quá trình thực hiện các dự án.
Vốn đầu tư là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp. Nó sẽ có một số đặc điểm sau:
Kêu gọi vốn đầu tư là thuật ngữ được biết tới rất nhiều trong đầu tư kinh doanh. Gọi vốn được hiểu là hoạt động mà trong đó công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp sẽ tìm kiếm các nhà đầu tư và đưa ra các bước nhằm thuyết phục để họ rót vốn vào cho công ty hoặc dự án mình.
Một cách đơn giản hơn, đây là hoạt động mà người cần gọi vốn sẽ mang ý tưởng, kế hoạch, số liệu kinh doanh tới trình bày với các nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư cảm thấy ổn, được thuyết phục với kế hoạch đó thì sẽ rót vốn. Qua đó, doanh nghiệp sẽ được cung cấp vốn để giúp dự án hay sản phẩm dịch vụ được đẩy mạnh ra thị trường. Hoặc tiền vốn sẽ được sử dụng cho các mục đích hoạt động tiếp thị, cơ cấu tổ chức, tìm thêm nhân sự, nâng cao công nghệ,...
Để gọi vốn đầu tư, không thể thiếu phần trình bày kế hoạch, ý tưởng
Kêu gọi vốn đầu tư nhằm giúp doanh nghiệp có vốn để tiếp tục hoạt động và phát triển lớn mạnh hơn. Chính vì thế nên việc kêu gọi vốn là vô cùng quan trọng. Tuy vậy, không phải lần gọi vốn nào cũng thành công. Bởi các nhà đầu tư là những người không chỉ có tiềm lực vốn, mà còn là những người dày dặn kinh nghiệm thương trường, đầu óc phán đoán và tư duy nhạy bén. Việc thuyết phục họ không phải là điều dễ dàng. Bạn sẽ cần phải có chiến thuật, xác định được thời điểm đúng để kêu gọi hoặc đưa ra một chiến lược kinh doanh khả thi nếu không thì chắc chắn việc gọi vốn đầu tư của bạn sẽ chẳng mang lại kết quả gì.
Một số lưu ý khi gọi vốn đầu tư như sau:
1/ Kêu gọi vốn đầu tư khi đã có sự chuẩn bị
Bất kể một hoạt động kinh doanh nào cũng cần có sự chuẩn bị, đặc biệt khi đi gọi vốn. Sự chuẩn bị kế hoạch, các bước thực hiện, tiến trình thực hiện của dự án, các con số về lợi nhuận, chi phí, doanh thu hiện tại sẽ là những cơ sở để thuyết phục các nhà đầu tư. Đồng thời, yếu tố về con người là đội ngũ sáng lập cũng không thể thiếu. Và yếu tố nữa là, dù cho dự án hay kế hoạch kinh doanh, sản phẩm của bạn có khả năng thành công cao đến đâu thì tính thực thi và thực tiễn phù hợp với xu thế thời đại và nhóm đối tượng khách hàng cũng được coi là điều vô cùng cần thiết khi gọi vốn.
Bạn hãy cho các nhà đầu tư thấy các yếu tố này, thấy rõ về sự phát triển trong hiện tại và tương lai. Đồng thời, với số vốn nhà đầu tư bỏ vào thì sẽ thu được khoản lợi nhuận tương xứng như thế nào.
2/ Gọi vốn đầu tư khi nguồn vốn đó giúp công ty bạn phát triển
Bạn đã có kế hoạch sử dụng vốn ra sao? Bạn cần chắc chắn rằng nguồn vốn từ các nhà đầu tư sẽ giúp ích cho sự phát triển của công ty mình như thế nào. Nếu dự án hay sản phẩm bạn đưa ra không khả thi, không tạo được điểm nhấn ấn tượng, sự sáng tạo, yếu tố khác biệt thì có lẽ bạn sẽ cần phải hoàn thiện bản kế hoạch chi tiết hơn nữa rồi đi kêu gọi đầu tư cũng chưa muộn.
Với doanh nghiệp ở giai đoạn khởi nghiệp: Kế hoạch gọi vốn đầu tư khi công ty bạn cần đầu tư khoản tiền đó cho việc mua mới máy móc, thiết bị, máy móc, nâng cấp công nghệ hay sửa chữa mở rộng nhà xưởng,….
Với các doanh nghiệp mới thành lập: Các bước kêu gọi vốn đầu tư nên được thực hiện qua các giai đoạn sau:
Làm sao để có vốn đầu tư? Đó là câu hỏi mà bất kỳ công ty, doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc đang cần vốn nào cũng gặp phải. Dưới đây là một vài hình thức gọi vốn, giúp bạn có thể bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình.
1/ Vốn tự có
Hiện nay có khoảng 90% hoạt động khởi nghiệp bắt đầu từ nguồn vốn tự có của chính những người sáng lập. Bạn có thể sẽ mất một khoảng thời gian dài để có một khoản tiền tiết kiệm đủ lớn. Nhưng quan trọng hơn cả, quyền tự chủ kiểm soát công ty bạn đừng dễ dàng đánh mất.
Công ty là của bạn nên những cam kết và bất cứ yêu cầu nào đã được thỏa thuận cũng cần phải thực hiện khi nhận vốn chứ không có gì là miễn phí. Vốn tự có là dễ dàng nhất vì chúng sẽ giúp bạn không bị vướng vào các khoản vay lớn cũng như tránh phải các khoản lãi suất hàng tháng.
2/ Huy động gia đình bạn bè
Tìm đến sự hỗ trợ từ người thân và bạn bè cũng không phải ý tưởng tồi. Tuy vậy, việc mở lời vay mượn từ gia đình hay bạn bè thường không phải là điều dễ nói. Trước khi huy động vốn đầu tư từ đối tượng này, bạn cũng nên có kế hoạch rõ ràng về việc kinh doanh. Đồng thời, giải thích chi tiết, cụ thể về những gì bạn đang chuẩn bị làm, bạn sẽ cần bao nhiêu vốn đầu tư, sử dụng vốn làm gì, cũng như định hướng kinh doanh như thế nào,...
Bạn cũng cần trình bày rõ cho họ biết dự tính trong bao lâu thì công ty/dự án của bạn sẽ có lời và hoàn trả lại vốn đã vay mượn từ họ. Đây là cách thuyết phục để người được vay yên tâm khi biết được rằng tiền của mình đang được mang đi đầu tư vào đâu, liệu có khả thi và thu hồi vốn trong bao lâu. Từ đó mà đưa ra quyết định hỗ trợ vốn cho bạn.
Việc gọi vốn đầu tư chưa bao giờ là dễ dàng, bạn cần có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng
3/ Gọi vốn cộng đồng
Đây được hiểu là hình thức huy động vốn dựa vào sự ủng hộ từ công chúng hay còn gọi là tài trợ từ đám đông.
4/ Vay vốn từ ngân hàng
Hình thức gọi vốn này phù hợp với những công ty hoặc doanh nghiệp đã có tài sản và kiếm được nguồn doanh thu, lợi nhuận từ việc kinh doanh. Lúc này, bạn có thể chọn hình thức vay tín chấp hoặc vay thế chấp tại các ngân hàng. Nhưng lưu ý là đây là một kênh cũng không dễ dàng gì vì bạn sẽ được ngân hàng bắt chứng minh rất nhiều thứ.
5/ Kêu gọi vốn qua các chương trình truyền hình thực tế
Hiện nay tại Việt Nam có nhiều chương trình truyền hình thực tế về việc kêu gọi vốn giúp doanh nghiệp, các nhà khởi nghiệp có thể đem ý tưởng, sản phẩm của mình đến và tìm nhà đầu tư phù hợp.
Một trong số các chương trình thực tế được cộng đồng khởi nghiệp quan tâm đó là chương trình Shark Tank Việt Nam. Chương trình đã trải qua nhiều mùa ghi hình và nhiều người đã kêu gọi vốn thành công cho dự án/công ty mình.
Ưu điểm của chương trình thực tế là quy tụ nhiều cá nhân nổi tiếng trong ngành nghề kinh doanh, các cố vấn đều là những CEO của những doanh nghiệp có tiếng trên thị trường.
Còn một nguồn gọi vốn nữa là bạn có thể tìm tới các công ty tài chính để vay vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích - F88 sẽ là nơi đáng để bạn tin tưởng lựa chọn.
F88 cung cấp các sản phẩm tài chính, trong đó có sản phẩm cho Vay bằng hình thức vay tiền nóng bằng cầm cố tài sản (cầm cố cà vẹt/đăng ký xe máy, cầm cố ô tô, cầm cố cà vẹt/đăng ký ô tô).
=> Bạn có thể tiến hành vay tiền nhanh chóng tại công ty F88 bằng cách click vào nút sau đây:
Trên đây là nội dung về gọi vốn đầu tư và đưa ra những gợi ý giúp bạn biết khi nào nên gọi vốn đầu tư. Tóm lại, bạn nên cân nhắc và chuẩn bị thật kỹ lưỡng kế hoạch trước khi kêu gọi vốn đầu tư để đạt được kết quả tốt nhất nhé.
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện