21/02/2023
Sự phát triển của một nền kinh tế thông thường sẽ phải trải qua nhiều biến động được chia thành các giai đoạn khác nhau. Một nền kinh tế điển hình thường không kéo dài thời gian ổn định quá lâu mà sẽ xảy ra những thăng trầm và đồng thời khiến cho toàn bộ nền kinh tế buộc phải thay đổi. Các biến động lúc lên lúc xuống của nền kinh tế tạo thành các chu kỳ kinh tế. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về chu kỳ kinh tế trong bài viết này nhé.
Chu kỳ kinh tế (tên tiếng anh là Business Cycle) được hiểu là những biến động có tính chu kỳ lên xuống đặc trưng của một nền kinh tế. Theo diễn tiến, kinh tế thị trường sẽ không tăng trưởng mãi, cũng không suy thoái mãi mà sẽ biến động liên tục. Chu kỳ kinh tế được thể hiện qua các chuỗi sự kiện, được lặp lại theo chu kỳ thời gian. Các sự kiện kinh tế ở từng chu kỳ là không giống nhau và khó dự đoán trước, nhưng chúng sẽ có những điểm đặc trưng tương tự nhau.
Chu kỳ kinh tế được hiểu ra sao?
Ví dụ, chu kỳ kinh tế sẽ được đo lường bằng sự biến động của chỉ số GDP thực tế, tạo nên các sự kiện xảy ra luân phiên nhau: Suy thoái, phục hồi, hưng thịnh.
Trong đó, GPD được biết tới là tổng giá trị tiền của các loại dịch vụ/sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra ở một quốc gia, xác định trong thời gian nhất định. Chu kỳ kinh tế sẽ bắt đầu bằng cuộc suy thoái với thực trạng GDP thực tế ở 2 quý liên tiếp có mức tăng trưởng âm.
Theo các chuyên gia, đây là kết quả tự nhiên của yếu tố thị trường. Sản xuất dư thừa, tiêu dùng thấp, xảy ra tình trạng cung lớn hơn cầu. Đây được cho là nguyên nhân chiếm tỷ trọng cao gây ra chu kỳ kinh tế.
Ở giai đoạn hưng thịnh của chu kỳ trước, các doanh nghiệp, công ty phát triển mạnh và từ đó mở rộng quy mô sản xuất, các mặt hàng hóa bỗng tăng lên. Bên cạnh đó, mức thu nhập của người lao động cũng tăng tỷ lệ thuận với khả năng sản xuất của doanh nghiệp, mức chi lương cũng chiếm tỷ trọng cao hơn. Các yếu tố này cộng hưởng lại giúp doanh nghiệp phát triển.
Tuy vậy, tới một mức ngưỡng nhất định, lượng sản phẩm được sản xuất sẽ vượt quá nhu cầu của thị trường. Lúc này, cung nhiều hơn cầu, các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự, giảm sản xuất và các chi phí khác nhằm tối ưu lại chi phí. Thu nhập người lao động giảm sút, mức chi tiêu của người dân dành cho các sản phẩm, dịch vụ theo đó cũng giảm. Đây là nhân tố dẫn tới sự suy thoái của nền kinh tế và mở ra cơ hội của chu kỳ mới.
Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế rất đa dạng, nó là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố như: Chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và bong bóng kinh tế.
Một chu kỳ diễn ra theo trình tự 3 pha đó là: Suy thoái, phục hồi và hưng thịnh.
Một chu kỳ kinh tế sẽ được bắt đầu khi nền kinh tế của quốc gia có mức tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm qua 2 quý liên tiếp. Khi GDP thực tế của thị trường bắt đầu tăng trở lại bằng với giá trị trước khi suy thoái, lúc này pha phục hồi của chu kỳ sẽ bắt đầu. Điểm ngoặt giữa pha suy thoái và pha phục hồi là đáy của chu kỳ.
Nếu GDP thực tế có thể duy trì phong độ bằng cách tiếp tục tăng và đạt giá trị lớn hơn mức trước suy thoái thì đây chính là pha hưng thịnh (hoặc còn gọi là pha bùng nổ) của chu kỳ. Khi pha hưng thịnh của chu kỳ này kết thúc, pha suy thoái của chu kỳ tiếp theo sẽ lại bắt đầu. Điểm ngoặt giữa hai pha này được gọi là đỉnh của chu kỳ.
Phân loại các pha trong chu kỳ kinh tế
NHẬP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ VAY:
* Thông tin bắt buộc
Thời hạn khoản vay tối thiểu 3 tháng và tối đa 12 tháng.
Lãi suất vay trong hạn hàng năm tối đa 19,2%/năm
Ví dụ: Khách hàng vay bằng đăng ký xe máy 10.000.000đ trong 12 tháng với lãi suất vay là 1.6%/ tháng (chưa bao gồm các phí khác)
Khi đầu tư, các nhà đầu tư cần quan tâm và am hiểu về chu kỳ kinh tế thì mới có thể đưa ra nhận định, đánh giá hợp lý. Từ đó có cơ hội gia tăng lợi nhuận trong các giao dịch đầu tư. Chu kỳ kinh tế sẽ bao gồm 4 giai đoạn chính như sau:
1/ Recession - Giai đoạn suy thoái
Đặc trưng của thời kỳ suy thoái là nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm như: Các mặt hàng được sản xuất ít đi, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, lương của người lao động thấp dần, lãi tín dụng bị thắt chặt… Những điều này khiến cho GDP của một quốc gia bị sụt giảm. Tỷ lệ lạm phát ở giai đoạn này có dấu hiệu giảm nhẹ và có độ trễ nhất định.
2/ Trough - Giai đoạn đáy chu kỳ
Một khi đã tới giai đoạn này, cũng có nghĩa là nền kinh tế đang suy thoái ở mức đáng báo động. Đời sống của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Nhà nước bắt đầu phải thực hiện việc bơm tiền vào nền kinh tế bằng những hỗ trợ như: Trợ giá, giảm lãi suất, tăng mức lương tối thiểu vùng,... với mục tiêu ngăn chặn đà suy thoái xuống mức thấp hơn. Ở giai đoạn này, lạm phát tăng lên nhưng không đáng kể.
3/ Recovery - Giai đoạn phục hồi
Giai đoạn Recovery, quốc gia dần bước vào giai đoạn phục hồi của nền kinh tế. Mức GDP liên tục đạt dương và khả năng tăng trưởng vượt bậc nhờ sản xuất được hồi phục, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng dần tăng trở lại… Tại thời điểm này, lạm phát ở mức độ vừa phải và có xu hướng giảm nhẹ.
5/ Peak - Giai đoạn đạt đỉnh của chu kỳ
Khi tiến đến giai đoạn đỉnh của chu kỳ nghĩa là nền kinh tế đang cực hưng thịnh, GDP quốc gia đạt mức cao. Nhưng tăng trưởng cũng từ đó bắt đầu chậm lại do nền kinh tế đã đạt đỉnh. Thời điểm này, lạm phát có dấu hiệu tăng nhanh, đồng tiền có dấu hiệu dần mất giá… Nhiều dấu hiệu xuất hiện cho thấy nền kinh tế lại chuẩn bị bước sang giai đoạn suy thoái ở chu kỳ mới - Dễ nhận biết là khi tăng trưởng GDP 2 quý liên tiếp ở mức âm.
Trường hợp tăng trưởng GDP quý đầu âm, quý 2 dương, quý 3 tiếp tục âm thì sẽ không được tính là suy thoái.
Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế dễ nhận thấy nhất ở pha Recession (suy thoái). Khi xảy ra suy thoái, các hoạt động của kinh tế một quốc gia bị suy giảm rõ rệt, sản lượng sản xuất đình trệ. Kéo theo hàng loạt các sự kiện như: Tỷ lệ thất nghiệp cao hơn mức bình thường, tội phạm xã hội tăng cao. Có thể nói, pha suy thoái mang đến các ảnh hưởng vô cùng tiêu cực cho toàn bộ nền kinh tế. Mà nếu xảy ra ở các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản thì hệ lụy suy thoái sẽ lan ra toàn thế giới.
Nếu tình trạng không được các quốc gia kiểm soát, nó sẽ gây một cuộc khủng hoảng với những tác động tiêu cực như:
Trong chu kỳ kinh tế, pha suy thoái đem lại hậu quả vô cùng tiêu cực
Về mặt lý thuyết, các chu kỳ kinh tế có thể được diễn ra đều đặn và có thể dự báo. Tuy nhiên về mặt thực tế, thời điểm xảy ra, cũng như khoảng thời gian của mỗi giai đoạn thường kéo dài không giống nhau. Việc dự báo các biến động và chu kỳ suy thoái kinh tế là một công việc phức tạp. Tuy vậy, điều chắc chắn là mỗi một chu kỳ kinh tế đều bao gồm các giai đoạn chạm đáy, phục hồi, đạt đỉnh và suy thoái và sẽ diễn ra theo đúng thứ tự như vậy.
Nếu nhìn lại các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã xảy ra như cuộc khủng hoảng vào năm 1930 đã châm ngòi cho Thế chiến thứ 2, hay gần đây là giai đoạn năm 2008 có thể thấy được thời gian mà một cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra ngày càng ngắn, nhiều chuyên gia thậm chí còn cho rằng cứ mỗi 10 năm, kinh tế thế giới sẽ có chiều hướng biến động tiêu cực 01 lần, hay tệ hơn nữa là trở thành một cuộc khủng hoảng. Có thời kỳ hưng thịnh thì chắc chắn sẽ có suy thoái.
Những điều bạn cần chú ý trong năm 2023
Chu kỳ 10 năm được dự đoán xảy ra tiếp theo vào năm 2023. Khủng hoảng kinh tế sẽ bắt đầu bằng các cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ. Mặc dù sự khủng hoảng kinh tế là nỗi ám ảnh với toàn xã hội, tuy vậy không ít người cũng nhờ những sự kiện đó mà trở thành triệu phú, tỷ phú. Một số cách đầu tư dưới đây bạn có thể cân nhắc trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế:
=> Nếu bạn đang cần vay tiền để đầu tư thì có thể tiến hành vay tiền nhanh chóng tại công ty F88 bằng cách click vào nút sau đây:
Nhìn chung, chu kỳ kinh tế là một hiện tượng không thể thiếu trong bất kỳ nền kinh tế nào. Các pha và giai đoạn của một chu kỳ được thể hiện rõ ràng với các biểu hiện khác biệt. Nguyên nhân gây ra việc này có liên quan đến mối quan hệ cung và cầu của thị trường.
Xem thêm
MỤC LỤC
Tỉnh/thành
Quận/huyện